Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Giáo án môn HĐTN lớp 3 năm 2023 – 2024 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 sách Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong năm học 2023 – 2024. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn HĐTN CTST của mình.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 CTST cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo tuần. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán, Tiếng Việt, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 3. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 Chân trời sáng tạo.

Kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm 3 sách Chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU

Tuần: 1 Ngày soạn:…………….

Tiết: 1 Ngày dạy:………………..

– Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia Lễ khai giảng

– Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

  • Nghe và hát bài hát về lớp học
  • Tìm hiểu những hoạt động thường diễn ra trong ngày.
  • Lập thời gian biểu hằng ngày của em

– Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Bầu chọn ban cán sự lớp

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

  • Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân; Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra; Giữ gìn vệ sinh lớp học.
  • Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học; Hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực:

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học.
  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp; Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK Hoạt động trải nghiệm 3;
  • Các bài hát về lớp học; tranh hoạt động 2; bảng phụ 3 bước lập thời gian biểu hằng ngày; hòm phiếu, phiếu bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng; bảng phụ ghi các tình huống ở hoạt động 5; tranh hoạt động 7;
  • Giấy A0, màu vẽ, bút vẽ,…; Phiếu đề xuất trang trí lớp học; Phiếu lập kế hoạch trang trí lớp học; Phiếu đánh giá.
Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 trường THPT An Mỹ, Bình Dương Đề minh họa thi thử môn Sử THPT Quốc gia 2018

2. Đối với học sinh

  • SGK Hoạt động trải nghiệm 3;
  • Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán và các loại vật liệu tự chọn để chuẩn bị cho việc trang trí lớp học,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẨN 1 – TIẾT 1: THAM GIA LỄ KHAI GIẢNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

–GV tổ chức cho HS tham gia Lễ khai giảng theo kế hoạch của nhà trường.

– GV yêu cầu HS tham gia và cổ vũ các tiết mục văn nghệ trong Lễ khai giảng. GV yêu cầu HS tập trung chú ý và chia sẻ điều em ấn tượng nhất về các hoạt động trong chương trình. GV có thể tổ chức cho HS khối 3 phối hợp cùng nhau thực hiện một số hoạt động như: biểu diễn văn nghệ, đóng tiểu phẩm hoặc chơi trò chơi chào mừng các em HS lớp 1.

– GV hỗ trợ HS trong quá trình các em di chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong.

–GV tổ chức cho HS chia sẻ nhóm đôi về điều em nhớ nhất trong Lễ khai giảng.

– HS tham gia lễ khai giảng của nhà trường.

– HS tham gia diễn văn nghệ.

– HS chia sẻ.

IV. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU
Tiết: 2 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

  • Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân; Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra; Giữ gìn vệ sinh lớp học.
  • Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học; Hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực:

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học.
  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp; Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

SGK Hoạt động trải nghiệm 3;

  • Các bài hát về lớp học; tranh hoạt động 2; bảng phụ 3 bước lập thời gian biểu hằng ngày; hòm phiếu, phiếu bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng; bảng phụ ghi các tình huống ở hoạt động 5; tranh hoạt động 7;
  • Giấy A0, màu vẽ, bút vẽ,…; Phiếu đề xuất trang trí lớp học; Phiếu lập kế hoạch trang trí lớp học; Phiếu đánh giá.
Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì II lớp 6 môn tiếng Anh phòng GD&ĐT Bảo Lộc - Lâm Đồng Đề kiểm tra tiếng Anh

2. Đối với học sinh

  • SGK Hoạt động trải nghiệm 3;
  • Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán và các loại vật liệu tự chọn để chuẩn bị cho việc trang trí lớp học,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

TUẦN 1 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

  • Nghe và hát bài hát về lớp học.
  • Tìm hiểu những hoạt động thường diễn ra trong ngày.
  • Lập thời gian biểu hàng ngày của em.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Nghe và hát bài hát về lớp học

Mục tiêu: HS nghe và thực hiện hát được các bài hát về lớp học.

Cách tiến hành:

– GV tổ chức cho HS đứng tại chỗ, cùng nhau hát và vận động theo nhạc bài hát về lớp học mà GV đã chuẩn bị (ví dụ: Lớp học của em; Lớp em sao mà vui ghê, sáng tác: Phạm Trọng Cầu;…).

– Sau khi kết thúc bài hát, GV cho HS trao đổi nhóm đôi theo gợi ý:

– Nội dung của bài hát là gì?

– Điều em thích nhất trong bài hát này là gì?

– GV gọi 3 – 4 HS chia sẻ trước.

– GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 2.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những hoạt động thường diễn ra trong ngày.

Mục tiêu: Sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân.

Cách tiến hành:

– GV yêu cầu một HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 2 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 3 trang 6 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

– GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4, quan sát 9 tranh trong SGK trang 6 – 7, lựa chọn những hoạt động thường diễn ra trong ngày và những hoạt động thỉnh thoảng/đôi khi mới diễn ra.

– GV gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

– GV gọi các nhóm khác nhận xét, góp ý.

– Tại sao hoạt động trong các tranh còn lại không thường xuyên diễn ra trong ngày

– GV tổng hợp câu trả lời của HS và nhận xét hoạt động.

– Ngoài những hoạt động trên em thấy còn có những hoạt động nào diễn ra trong ngày nữa mà em biết? – HĐ theo N4

– Gọi 2,3 nhóm chia sẻ trước lớp.

– GV tổng kết – Nhận xét hoạt động.

Hoạt động 3: Lập thời gian biểu hàng ngày của em:

Mục tiêu: HS lập được thời gian biểu cụ thể cho mình một cách phù hợpnhất.

HS đọc yêu cầu HĐ 3 tr. 7 SHS.

– Để lập được một thời gian biểu các em phải thực hiện qua mấy bước? Đó là những bước nào?

– HS thực hiện N2

– Yêu cầu HS trang trí TGB

– Yêu cầu HS trưng bày SP TGB đã trang trí.

– Em học hỏi được gì từ thời gian biểu của bạn?

– HDHS đánh giá bài làm của bạn. – GV đánh giá bài làm của HS

– HS thực hiện hát.

– HS hoạt động nhóm đôi.

-HS chia sẻ.

– HS đọc yêu cầu.

-HS thảo luận nhóm

– HS trình bày

Các hoạt động thường diễn ra trong ngày là:

+ Tranh 1: Đánh răng.

+ Tranh 2: Ngủ

+ Tranh 5: Học bài

+ Tranh 6: Chuẩn bị sách vở, đồ dùng.

+ Tranh 8: Ăn cơm

+ HS trả lời theo ý của mình ( Không phải ngày nào cũng làm công việc đó, mà công việc đó làm tư 1 đến 2 hoặc 3 lần trong tuần.)

– HS chia sẻ trong nhóm theo ý của mình: ( đi lễ, học giáo ly, đi chùa, thăm ông bà, bạn bè người thân…Tham gia các lớp học năng khiếu, các câu lạc bộ TDTT)

– Đại diện trao đổi trước lớp.

– HS lắng nghe.

– Làm việc theo yêu cầu.

– 3 bước

+ Bước 1: Liệt kê các hoạt động em thường làm trong ngày.

+ Bước 2: Sắp xếp các hoạt động theo trình tự thời gian từ sáng đến tối.

+ Bước 3:Xác định thời gian thực hiện tương ứng với mỗi hoạt động trong ngày.

– HS thực hiện theo yêu cầu.

– Chia sẻ trong nhóm – nhóm nhận xét.

– Thực hiện trang trí theo sở thích của mình.

– 3, 4 HS chia sẻ trước lớp?

– Trưng bày sản phẩm trước lớp.

– HS lắng nghe.

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

Nêu tác dụng của việc thực hiện theo TGB?

Yêu cầu HS về nhà thực hiện đúng theo TGB

– Có thói quen làm việc có kế hoạch , khoa học.

– Biết được trong ngày mình đã làm được những gì? Còn việc gì mình chưa làm được?

– HS lắng nghe.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 11 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 8 học kì 1 (Có ma trận, đáp án)

IV. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án môn Hoạt động trải nghiệm 3 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Giáo án môn HĐTN lớp 3 năm 2023 – 2024 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *