Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 sách Cùng học để phát triển năng lực (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn HĐTN lớp 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 sách Cùng học để phát triển năng lực trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn HĐTN 1 Cùng học của mình.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 1. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 Cùng học.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 sách Cùng học để phát triển năng lực

Tuần 1: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

TRƯỜNG CỦA EM, LỚP CỦA EM

I. Mục tiêu: Sau các hoạt động, HS có khả năng:

  • Để tâm quan sát khung cảnh của trường, lớp mình.
  • Nhớ được một số nơi quan trọng trong trường như phòng đa năng, phòng y tế, thư viện, nhà bếp, nhà vệ sinh,…;
  • Nhớ được tên lớp, tên cô giáo và vị trí lớp mình.

II. Đồ dùng dạy học:

  • Giáo viên: thẻ từ ghi tên lớp, trường, bóng gai, vòng tay nhắc việc, tờ bìa thu hoạch, túi to bằng vải (màu đen).
  • Học sinh: SGK

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Thời gian Hoạt động của học sinh

I. Ổn định tổ chức:

– GV cho HS hát tập thể

2′

Hát , múa

II. Kiểm tra bài cũ:

3′

III. Bài mới:

1. Khởi động: Làm quen với các “Trợ lí” của HĐTN

– GV đưa túi vải (bên trong có bóng gai, thẻ từ, vòng tay, tờ bìa thu hoạch) , giới thiệu: Đây là túi trải nghiệm, Thử xem chúng ta có những “trợ lí” đắc lực nào trong HĐTN lớp 1 nhé.

30′

– Hs lắng nghe và quan sát.

– Gv hướng dẫn cách sử dụng của các đồ vật:

+ Bóng gai: khi bắt được bóng, nói từ khóa thật ngắn gọn và thật nhanh rồi tung lại cho GV.

+ Thẻ từ là trợ lí lưu giữ những từ khóa quan trọng.

+ Tờ bìa thu hoạch giúp hs thực hiện nhiệm vụ được giao về nhà, khi cần vẽ hoặc ghi lại điều gì.

+ Vòng tay nhắc việc: khi đeo vòng tay vào sẽ phải nhớ những việc đã tự hứa với bản thân sẽ làm ở nhà.

+ Quả chuông: dùng để nhắc rằng thời gian sắp hết.

– Hs quan sát các đồ vật và ghi nhớ.

2. Khám phá chủ đề:

a. Hoạt động 1: “Kể về lễ khai giảng của trường em”

Mục tiêu: HS hiểu việc tham gia một hoạt động, một sự việc cần sử dụng tất cả các giác quan, từ đó có nhiều cảm xúc, suy nghĩ mới.

Cách tổ chức: Thảo luận nhóm tổ.

– Gv lưu ý hs: chỉ nói lên sự vật bằng từ khóa ngắn gọn, mỗi người nói một sự vật, hiện tượng

– Gv tung bóng gai và nêu lần lượt nêu các câu hỏi:

? Con nhìn thấy những gì ở lễ khai giảng?

? Con nghe thấy những âm thanh gì ở lễ khai giảng?

? Cảm xúc của con khi dự lễ khai giảng? (Vui, buồn, dễ chịu, sợ hãi)

Kết luận: Khi dự lễ khai giảng, con cần quan sát, lắng nghe để có những cảm xúc của riêng mình.

– Hs lắng nghe.

– Hs nhận được bóng gai trả lời.

b, Hoạt động 2: Tham quan ngôi trường của em.

Mục tiêu: ghi nhớ được vị trí các nơi quan trọng trong trường.

Cách tổ chức: dắt hs đi tham quan.

– Gv đưa hs đi theo tổ xuống sân trường, dùng quả chuông để tập hợp cả lớp.

– Gv giao nhiệm vụ cho hs: quan sát kĩ mọi sự vật, ghi nhớ kĩ vị trí các địa điểm GV giới thiệu.

– GV cho hs nhìn xung quanh sân trường sau đó các tổ tập hợp thành nhóm. GV tung bóng ai cho thành viên trong tổ (mỗi tổ 2 lượt) , hỏi:

? Con nhìn thấy những gì?

– GV đề nghị HS quan sát để xác định vị trí của lớp mình

? Lớp mình nằm ở tầng mấy, góc nào, có kí hiệu biển lớp là gì?

Kết luận: Gv cùng HS nhắc lại các địa điểm đã được giới thiệu.

– HS xếp hàng đi theo sự hướng dẫn của GV

– Hs quan sát

– Hs quan sát.

– 6-8 hs trả lời.

– 3-4 hs trả lời.

– HS nhắc lại

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề

Hoạt động: Nhận biết về lớp em

Mục tiêu: Nhớ được vị trí lớp và các địa điểm quan trọng trong trường. Có cảm xúc tự hào về không gian học tập mới của mình.

Cách tổ chức: GV đặt câu hỏi để Hs trả lời, sau đó kết nối các câu hỏi, câu trả lời thành một bài hát vui nhộn.

– GV hỏi: Lớp mình là lớp…

Lớp mình ở trên tầng…

Lớp mình có….

Lớp mình vui….

Kết luận: Gv cùng Hs hô khẩu hiệu của lớp, bày tỏ sự tự hào về tập thể lớp, về trường mình.

– GV đưa thẻ từ tên trường, tên lớp và đọc to để học sinh đọc theo:

+ Trường của mình tên là…

+ Lớp mình là lớp…

– HS trả lời : 1…

tầng …

… bạn

thật là vui!

– HS quan sát

– HS đọc tên trường, tên lớp mình

4. Cam kết hành động

– GV yêu cầu HS về nhà kể cho người thân và bố mẹ về trường mình, lớp mình.

– HS lắng nghe

IV. Hoạt động nối tiếp:

– Nhận xét giờ học.

– Dặn dò: HS ghi nhớ vị trí quan trọng trong nhà trường và vị trí lớp học của mình.

2’

– HS lắng nghe

Tham khảo thêm:   Quyết định 15/2006/QĐ-BTC Về việc ban hành chế độ Kế toán doanh nghiệp

Tuần 1: SINH HOẠT LỚP

I. Mục tiêu:

* Sơ kết tuần:

  • HS thấy được ưu, khuyết điểm của tuần 1. Từ đó đề ra hướng phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ của tuần 2.
  • Rèn thói quen nề nếp theo quy định
  • GD HS yêu trường, yêu lớp

* Hoạt động trải nghiệm: HS có thêm hiểu biết mới về ngôi trường của mình.

II. Đồ dùng dạy học:

  • Giáo viên: màu vẽ, giấy A4
  • Học sinh: SGK

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Thời gian Hoạt động của học sinh

1. HĐ1: Sơ kết tuần

a. Sơ kết tuần 1

Từng tổ báo cáo

– Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 19.

– GV nhận xét chung các HĐ trong tuần

* Ưu điểm:

+ Nề nếp: ………………………………..

+ Học tập:………………………………….

+ Các hoạt động khác: ………………..

* Tồn tại: ………………………

5-7′

– Tổ trưởng báo cáo tình hình tổ mình theo các nội dung sau: Rèn luyện đạo đức; học tập; nề nếp ; TD, HĐTN.

– HS lắng nghe

b. Phương hướng tuần 20

– Tiếp tục ổn định, duy trì nề nếp quy định.

– Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

– Tích cực học tập để nâng cao chất

lượng.

Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ….

– HS nghe, bổ sung ý kiến

– HS nghe để thực hiện KH tuần 2

2. HĐ2: HĐ nhóm: Ngắm lại và vẽ sân trường em.

a. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước. (nhóm đôi)

– Gv yêu cầu: Con hãy chia sẻ với các bạn: con đã kể cho bố mẹ, người thân về trường, lớp mình như thế nào?

– Yêu cầu Hs chia sẻ trước lớp.

– GV nhận xét, tuyên dương

25’

– Hs chia sẻ với bạn bên cạnh.

– Chia sẻ trước lớp.

– HS lắng nghe

b, Hoạt động nhóm:

“Ngắm lại và vẽ sân trường em”

– Gv mời hs ra sân trường, chạy một vòng và quan sát kĩ sân trường mình.

– GV hỏi 2-3 HS:

? Con nhìn thấy những sự vật gì ở sân trường? Con có cảm nhận được những âm thanh, mùi thơm gì ?

– Gv đưa hs trở lại lớp, phát mỗi hs một tờ giấy A4, bút màu. Yêu cầu hs vẽ bất kì điều gì mình nhớ được về trường mình.

(Hình thức: sơ đồ hoặc một chi tiết trên sân trường, không cần phải là một bức tranh trọn vẹn)

Kết luận: Ngắm, quan sát, lắng nghe… không gian sân trường, con sẽ có được nhiều cảm xúc, yêu quý trường hơn. Như vậy chính là con đang trải nghiệm cuộc sống.

– 4-6 hs nêu ý kiến.

– Hs nhận giấy, bút màu và bắt đầu vẽ.

– HS lắng nghe

3. Tổng kết và vĩ thanh:

– Dặn dò: về nhà hoàn thiện và tô màu bức tranh vừa vẽ.

3-5’

– Hs lắng nghe

CHỦ ĐỀ 2: Kết bạn không khó (tiết 2)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp hs:

  • HS hiểu rằng: Mỗi người có đặc điểm khác nhau nhưng hoàn toàn có thể có điểm chung và đều có thể trở thành bạn bè.

2. Kĩ năng:

  • HS đóng vai tốt các tiểu phẩm trong bài.

3. Thái độ:

  • HS mạnh dạn làm quen và tỏ ra thân thiện với các bạn mới, phát triển kĩ năng giao tiếp.
  • HS yêu thích môn học.
Tham khảo thêm:   Lời bài hát Không Nhất Thiết Phải Cùng Nhau

II. Nhiệm vụ thực hiện mục tiêu

1. Không gian sư phạm:

  • Trong lớp học, bàn ghế kê theo dãy.

2. Phương tiện hoạt động:

  • GV: bài hát Chào người bạn mới đến,hình các con vật, thẻ từ THÂN THIỆN.

III. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

– Gv giới thiệu: Các con ạ, chúng mình vừa trải qua hơn 1 tuần học tập, những ngày đầu nhiều bạn còn bỡ ngỡ, lạ lẫm, có bạn còn ngại trò chuyện với những bạn khác. Vậy các con muốn làm quen với các bạn trong lớp thì phải làm thế nào? Cô và các con cùng tham gia bài học hôm nay, đó là bài kết bạn không khó.

– Gv ghi đầu bảng lên bảng.

– Gv hỏi: Các con đã thuộc hết tên của nhau chưa?

– Gv tổ chức trò chơi: cô chỉ tay vào bất kì bạn nào, bạn đó phải quay đầu sang phải, chào và gọi tên bạn ngồi bên phải và bạn ngồi bên trái mình. Yêu cầu phản ứng nhanh.

– Gv khen hs đã nhớ được tên các bạn.

2. Khám phá chủ đề

– Gv dẫn dắt : các con ạ, ai cũng muốn có thật nhiều bạn, nhưng ai cũng có những ngại ngần của mình, vì thế mà cả 2 bên đều phải mở lòng với nhau. Để mở lòng với bạn như thế nào, cô và các con cùng tìm hiểu câu chuyện * Câu chuyện về ngôi nhà trong khu rừng* nhé.

– Gv treo tranh và hỏi:

+ Tranh 1 vẽ những con vật gì?

+ Tranh 2 vẽ các con vật đang làm gì?

+ Tranh 3 vẽ các con vật đang ở đâu?

+ Tranh 4 có thêm nhân vật nào? Nhà của gấu có còn nữa không?

Bây giờ chúng mình cùng hóa thân vào những con vật trong câu chuyện* Câu chuyện về ngôi nhà trong khu rừng*.

– Gv cho hs phân vai câu chuyện:

– Gv mời 7 bạn lên thể hiện hình ảnh ngôi nhà và 1 hs làm nhân vật gấu xám ngồi trong nhà. 1hs là thỏ, 1 hs là nhím, 1 hs là gà trống, 1 hs là chuột, 1 hs là mèo, 1hs là voi.

– Gv kể câu chuyện tương tác với hs, gv kể đến đâu, hs thực hiện đến đấy.

+ Ngày xưa, có 1 bác gấu xám sống trong 1 ngôi nhà gỗ rất xinh xắn trong rừng (các hs được chỉ định đóng vai ngôi nhà đứng nắm tay nhau bao quanh gấu, gương mặt vui vẻ, phấn khởi). Một hôm, bác gấu đang uống trà với mật ong thì nghe tiếng gõ cửa (gv kể đến đâu, hs diễn đến đó bằng động tác cơ thể).

– Gv ra hiệu, cả lớp cùng nói: cốc, cốc, cốc.

+ Gấu: Ai gọi đó?

+ Hs đội mũ thỏ: Tôi là thỏ.

+ Gấu: Nếu là thỏ, cho xem tai.

+ Thỏ: Vẫy vẫy tai.

+ Gấu: vui vẻ, xin mời vào.

+ Thỏ chui vào nhà, đứng trong vòng tay các bạn.

– Hs thực hiện tương tự với các con vật tiếp theo: VD: nếu là nhím, cho xem kim, nếu là chuột cho xem đuôi, nếu là gà trống cho xem mào,… cho đến khi nếu là voi, cho xem vòi.

– Khi voi bước vào, thân hình khổng lồ của voi làm mái nhà, hàng rào bật tung… Ngôi nhà gỗ bị sụp đổ.

* Câu hỏi thảo luận : Các bạn nhỏ trong ngôi nhà ấy sẽ nói gì?

– Gv dẫn chuyện: và thế là các bạn nhỏ trong rừng tỏa đi tìm vật liệu để xây dựng lại ngôi nhà to hơn. Voi thì kéo gỗ, nhím đi nhặt lá và khâu lá bằng kim của mình để làm rèm, thỏ nhặt đá sỏi, mỗi người 1 việc. cuối cùng ngôi nhà lớn đã thành.

– Gv đề nghị cả lớp đứng dậy nắm tay nhau thành 1 ngôi nhà lớn, các bạn ở bên trong nhảy múa theo 1 bài hát vui nhộn * Chào người bạn mới đến*.

– Gv kết luận: mỗi loài vật hay mỗi con người đều có nét độc đáo, đáng yêu. Khi chúng ta mạnh dạn thể hiện nét đáng yêu của mình, chia sẻ những gì mình biết, cởi mở, vui vẻ với mọi người, đó chính là sự thân thiện với mọi người.

– Gv đưa ra thẻ tư THÂN THIỆN.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề.

+ HĐ: làm thế nào để kết bạn?

– Bản chất: HS biết cách thể hiện sự thân thiện và tìm thấy sự thân thiện ở người bạn mới.

– Gv yêu cầu làm việc theo cặp đôi 2 phút cùng chào nhau, giới thiệu và trò chuyện để tìm ra những điều giống và khác nhau.

– VD: sở thích, món ăn yêu thích, màu sắc yêu thích…

– GV gọi 1 số cặp lên hỏi đáp.

– Vậy, để tạo sự thân thiện với bạn khác thì chúng ta cần làm gì?

– Gv kết luận: Khi trò chuyện với bạn mới hãy chủ động chào và tự giới thiệu mình. Ngoài ra việc quan sát, tìm hiểu những gì giống và khác nhau cùng tạo ra sự thân thiện.

4. Cam kết hành động.

– Qua bài học hôm nay các con thấy kết bạn có khó không?

– GV đọc 1 bài thơ

Bạn mới

Bạn mới đến trường

Hãy còn nhút nhát

Em dạy bạn hát

Rủ bạn cùng chơi

Cô thấy cô cười

Cô khen đoàn kết.

– Gv cho hs thi đọc thơ theo tổ. Gv đọc 1 câu, hs đọc câu tiếp theo.

– Muốn kết bạn với bạn mới chúng ta phải làm gì?

– Gv yêu cầu HS về nhà kể cho bố mẹ, ông bà nghe về người bạn ngồi cạnh mình.

– Từ mai, các con hãy kết bạn với những bạn trong lớp mình để tìm những điểm giống và khác nhau về bạn mình nhé.

– HS nghe

– Hs trả lời

– Hs chơi trò chơi.

VD: HS1: chào bạn lan, chào bạn hà.

– Hs nghe

– Hs nghe.

– Vẽ gấu, gà trống, thỏ, nhím, chuột.

+vẽ các con vật đang trò chuyện cùng nhau.

+ Vẽ các con vật đang ở trong nhà gấu.

+ Thêm voi, nhà gấu không còn nữa.

– Hs nhận vai

– Hs nghe và thực hiện

– HS 1: mắng voi, khó chịu với voi.

– HS2: cùng nhau xây lại ngôi nhà gỗ to hơn để đủ cho tất cả.

– Hs thực hiện.

– HS nghe.

– VD: hs1: chào bạn, mình là An

Hs2 : chào bạn, mình là Vân.

Hs 1: Sở thích của bạn là gì?

Hs 2: mình thích múa hát.

– hs thực hiện theo cặp.

– chủ động chào và tự giới thiệu mình.

– hs nghe.

– Hs trả lời : không

– HS thi đọc theo tổ

– Phải chủ động chào và giới thiệu mình, tạo sự thân thiện.

– HS thực hiện.

– Hs thực hiện.

Tham khảo thêm:   Mẫu Hợp đồng mua bán một phần ngôi nhà

Tuần 2 : Sinh hoạt lớp

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp hs:

+ Học sinh chia sẻ về người bạn của mình sau khi đã quan sát bạn một thời gian.

2. Kĩ năng:

+ HS chơi tốt các trò chơi.

3. Thái độ:

+ Tạo cảm xúc tích cực, vui vẻ giữa các thành viên trong lớp.

+ HS yêu thích môn học.

II. Nhiệm vụ thực hiện mục tiêu

1. Không gian sư phạm:

+ Trong lớp học, bàn ghế kê theo dãy.

2. Phương tiện hoạt động:

+ GV: Các tấm bìa màu sắc.

III. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động tổng kết tuần.

– GV thực hiện công tác tổng kết tuần và phổ biến những hoạt động của tuần sau.

2. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước.

– GV cho HS ngồi theo tổ thành vòng tròn và kể cho nhau nghe những gì mình quan sát được về bạn ngồi cạnh, những gì mình thấy thú vị, bạn giống và khác mình ở điểm gì.

3. Hoạt động nhóm : Vòng tròn kết bạn

– GV mời cả lớp ra ngoài sân trường xếp thành vòng tròn với từng cặp đôi đối mặt với nhau. Khi GV hô : Bước một bước, gặp bạn mới. HS bước sang phải để gặp một người bạn mới của mình.

+ Bạn tên là gì?

+ Em biết tên gì về bạn?

– GV kết luận: Chỉ cần thân thiện thì kết bạn sẽ không khó.

4. Tổng kết và vĩ thanh.

– GV đề nghị HS trong thời gian học, chơi, tiếp tục quan sát bạn mình để thấy nhiều điều thú vị nữa ở bạn.

– VD : Bạn thích màu gì? Bạn thích làm gì vào giờ ra chơi? Bạn yêu thích đồ dùng học tập nào? Bạn làm gì giỏi? Bạn hay lặp lại động tác gì, có thói quen gì,mình và bạn có gì giống và khác nhau….

– Gv lưu ý nhắc HS dung con mắt tích cực để nhìn bạn, tìm điểm thú vị, hay đẹp chứ không phải quan sát để tìm điểm xấu.

– Dùng vòng tay nhắc việc: HS vẽ biểu tượng con mắt lên vòng tay để nhớ nhiệm vụ quan sát bạn.

– HS nghe

– HS cùng phát hiện ra những thói quen chung, sở thích chung của những thành viên trong tổ. Những bạn có chung sở thích có thể đổi chỗ ngồi cạnh nhau để trò chuyện.

– Hs thực hiện.

– HS nghe.

– HS thực hiện.

– HS thực hiện.

– HS thực hiện.

…..

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 sách Cùng học để phát triển năng lực (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn HĐTN lớp 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *