Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy GDQP 11 (Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh 11 Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu vô cùng hữu ích bao gồm kế hoạch, những nội dung của giờ lên lớp dạy học, mục đích mà giáo viên cần hướng đến, nội dung, phương hướng, cách thức hay những hoạt động cụ thể của thầy và học sinh.

Giáo án Quốc phòng và An ninh 11 Kết nối tri thức được biên soạn gồm các bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 bám sát nội dung SGK, được trình bày theo thứ tự thực tế diễn ra trong buổi học. Giáo án này được thầy cô giáo biên soạn trong giai đoạn trước buổi học trên lớp thường được các thầy cô chuẩn bị vào buổi tối hôm trước. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm giáo án Hóa 11 Kết nối tri thức và nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 11.

Lưu ý: Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh 11 Kết nối tri thức còn thiếu bài 7, 8, 9, 10. Chúng tôi sẽ cập nhật trong thời gian tới.

Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh 11 Kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 1. BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được những nội dung cơ bản của Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
  • Nêu và phân tích được những nội dung cơ bản về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia; những nội dung cơ bản của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; Luật Biển Việt Nam; những khái niệm về biên giới và đường biên giới đất liền, trên biển, thềm lục địa, trên không, trong lòng đất, đặc biệt là chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
  • Xác định và thực hiện được ý thức trách nhiệm của công dân trong quản lí, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: thực hiện và đánh giá được những hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về chủ quyền lãnh thổ và biên giới Việt Nam.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Nhận biết được một số nội dung cơ bản của Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới và thực hiện được ý thức trách nhiệm của công dân trong quản lí, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia.

3. Phẩm chất:

  • Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

THIII. ẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11, Giáo án;
  • Tài liệu: Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; Luật Biển Việt Nam năm 2012; Luật Biên giới quốc gia năm 2003 và một số tài liệu liên quan khác.
  • Một số hình ảnh minh họa cho bài học, sơ đồ mô tả cách xác định đường cơ sở và các vùng biển Việt Nam.
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,…(nếu có)

2. Đối với học sinh

  • SHS, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11.
  • Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS nhớ lại sự kiện lịch sử, hiểu được ý nghĩa lời căn dặn của Bác Hồ về công lao to lớn của các thế hệ cha ông trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước; trách nhiệm của mỗi người dân trong việc giữ gìn giang sơn gấm vóc. Từ đó, xây dựng ý thức, trách nhiệm học tập cho HS khi bước vào bài học.

b. Nội dung:

GV yêu cầu HS đọc thông tin phần Mở đầu trong SHS tr.5 và nêu ý nghĩa của câu nói đó.

– GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV mời 1 HS đọc to trường hợp phần Mở đầu trong SHS tr.5:

Ngày 19/9/1954, trong buổi nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong, Bác Hồ đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của câu nói đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

– GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: Lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ khẳng định công lao to lớn của các thế hệ cha ông trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước; mà còn nhắc nhở toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải nêu cao ý thức trong việc phát huy truyền thống yêu nước, có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

– Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

– GV dẫn dắt vào nội dung bài.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 1. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nội dung cơ bản của chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

a. Mục tiêu: HS nêu được mục tiêu và quan điểm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Suy nghĩ về kết thúc của truyện Vợ nhặt (Dàn ý + 5 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 12

b. Nội dung:

– GV hướng dẫn HS đọc thông tin SHS tr.5-6 và tóm tắt nội dung.

– GV rút ra kết luận về nội dung cơ bản của chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Mục tiêu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SHS tr.5 và tóm tắt nội dung.

– GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới là gì?

– GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin SHS tr.5, trả lời câu hỏi.

– HS nghe giảng và ghi chép tóm tắt nội dung.

– HS rút ra kết luận về mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới theo hướng dẫn của GV.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

– GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

– HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, tổng kết.

– GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Quan điểm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SHS tr.5-6 và tóm tắt nội dung.

– GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Quan điểm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới là gì?

– GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về quan điểm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin SHS tr.5 – 6, trả lời câu hỏi.

– HS nghe giảng và ghi chép tóm tắt nội dung.

– HS rút ra kết luận về quan điểm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới theo hướng dẫn của GV.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện 1-2 nhóm trả lời câu hỏi.

– GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về quan điểm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

– HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, tổng kết.

– GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Nội dung cơ bản của chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

a. Mục tiêu

– Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới:

+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

+ Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá và lợi ích quốc gia – dân tộc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người, xây dựng xã hội trật tự, kì cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

b. Quan điểm

– Quan điểmbảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới:

+ Giữ vững sự lãnh đạo trực tiếp, tuyết đối về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

+ Giữ vững hòa bình, ổn định kinh tế-xã hội.

+ Kết hợp chặt chẽ 2 nhiệm vụ: chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Quán triệt đường lối độc lập, tự chủ; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng, đa phương hóa.

+ Đối tác: những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, hợp tác bình đẳng với Việt Nam.

+ Đối tượng: thế lực có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hoạt động 2: Một số nội dung về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a. Mục tiêu: HS nêu được những nội dung cơ bản về chủ quyền lãnh thổ quốc gia, biên giới quốc gia, khái niệm khu vực biên giới và phân tích được những hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003.

b. Nội dung:

– GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SHS tr.6-7, tóm tắt nội dung và trả lời câu hỏi.

– GV rút ra kết luận về những nội dung cơ bản về chủ quyền lãnh thổ quốc gia, biên giới quốc gia, khái niệm khu vực biên giới và phân tích được những hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những nội dung cơ bản về chủ quyền lãnh thổ quốc gia, biên giới quốc gia, khái niệm khu vực biên giới và phân tích được những hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chủ quyền lãnh thổ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc thông tin SHS tr.6 và tóm tắt nội dung.

– GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm chủ quyền lãnh thổ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin SHS tr.6, ghi chép tóm tắt nội dung.

– HS rút ra kết luận về khái niệm chủ quyền lãnh thổ theo hướng dẫn của GV.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về chủ quyền lãnh thổ.

– HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét và kết luận.

– GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Biên giới quốc gia

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc thông tin SHS tr.6.

– GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện yêu cầu:

+ Nhóm 1: Dựa vào Luật Biên giới quốc gia năm 2003, em hãy nêu cách xác định Biên giới quốc gia trên đất liền?

+ Nhóm 2: Dựa vào Luật Biên giới quốc gia năm 2003, em hãy nêu cách xác định Biên giới quốc gia trên biển?

+ Nhóm 3: Dựa vào Luật Biên giới quốc gia năm 2003, em hãy nêu cách xác định Biên giới quốc gia trong lòng đất?

+ Nhóm 4: Dựa vào Luật Biên giới quốc gia năm 2003, em hãy nêu cách xác định Biên giới quốc gia trên không?

– GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin SHS tr.6, thảo luận và trả lời câu hỏi.

– HS rút ra kết luận về biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo hướng dẫn của GV.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày câu trả lời.

– GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét và kết luận.

– GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

Nhiệm vụ 3: Khu vực biên giới

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc thông tin SHS tr.7 và tóm tắt nội dung.

– GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ.

+ Nhóm 1, 2: Trả lời câu hỏi: Khu vực biên giới trên đất liền là gì?

+ Nhóm 3, 4: Trả lời câu hỏi: Khu vực biên giới trên biển là gì?

+ Nhóm 5, 6: Trả lời câu hỏi: Khu vực biên giới trên không là gì?

– GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm khu vực biên giới.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin SHS tr.7, thảo luận và trả lời câu hỏi.

– HS nghe giảng, ghi chép tóm tắt nội dung.

– HS rút ra kết luận về khái niệm khu vực biên giới theo hướng dẫn của GV.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.

– GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về khái niệm khu vực biên giới.

– HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét và kết luận.

– GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 4: Các hành vi bị nghiêm cấm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc thông tin SHS tr.7 và tóm tắt nội dung.

– GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết có những hành vi bị nghiêm cấm nào trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin SHS tr.7, ghi chép tóm tắt nội dung.

– HS rút ra kết luận về các hành vi bị nghiêm cấm theo hướng dẫn của GV.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về các hành vi bị nghiêm cấm.

– HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét và kết luận.

– GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Một số nội dung về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a. Chủ quyền lãnh thổ

– Khái niệm về chủ quyền lãnh thổ:

+ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một đất nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gốm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

+ Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

b. Biên giới quốc gia

– Biên giới quốc gia trên đất liền:được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.

– Biên giới quốc gia trên biển: được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam (được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các Điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan).

– Biên giới quốc gia trong lòng đất: là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.

– Biên giới quốc gia trên không: là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.

c. Khu vực biên giới

– Khu vực biên giới trên đất liền: gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền.

– Khu vực biên giới trên biển: tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo.

– Khu vực biên giới trên không:gồm phần không gian dọc biên giới quốc gia, có chiều rộng 10 km tính từ biên giới quốc gia trở vào.

d. Các hành vi bị nghiêm cấm

– Các hành vi bị nghiêm cấm:

+ Xê dịch, phá hoại mốc quốc gia; làm sai lệch hướng của đường biên giới quốc gia; làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới.

+ Phá hoại an ninh, trật tự xã hội khu vực biên giới; xâm cạnh, xâm cư ở khu vực biên giới.

+ Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, ô nhiễm môi trường.

+ Tham gia các đường dây, mua bán, vận chuyển hàng hóa, tiền tệ, vũ khí, chất cấm trái phép xuyên biên giới.

+ Tự do bay vào khu vực cấm; bắn, phóng, thả những phương tiện, vật thể gây ảnh hưởng, nguy cơ cho quốc phòng, an ninh khu vực biên giới.

Tham khảo thêm:   Công nghệ 9 Bài 4: Quy trình lựa chọn nghề nghiệp Giải Công nghệ Định hướng nghề nghiệp 9 Kết nối tri thức trang 24 → 30

Hoạt động 3: Một số nội dung Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam

a. Mục tiêu: HS nêu được nhận thức chung về Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1892, những nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam năm 2012.

b. Nội dung:

– GV yêu cầu HS đọc thông tin SHS tr.7-8-9, tóm tắt nội dung và trả lời câu hỏi.

– GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1892, những nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam năm 2012.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1892, những nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam năm 2012.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc thông tin SHS tr.7-8 và tóm tắt nội dung.

– GV yêu cầu HS quan sát hình 1.4 (Bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc tại đảo Song Tử Tây) và trả lời câu hỏi: Đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo nào của nước ta?

– GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin SHS tr.7-8, trả lời câu hỏi, sau đó ghi chép tóm tắt nội dung.

– HS rút ra kết luận về Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 theo hướng dẫn của GV.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi:

Đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa (còn được gọi là huyện đảo Trường Sa) của nước ta.

– GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

– HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét và kết luận.

– GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Luật Biển Việt Nam năm 2012

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc thông tin SHS tr.8-9, quan sát hình 1.5 (Sơ đồ vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia Việt Nam) và tóm tắt nội dung.

– GV chia lớp thành 4 nhóm và thực hiện yêu cầu:

+ Nhóm1: Thảo luận và trả lời câu hỏi: Vùng biển Việt Nam và vùng biển quốc tế là gì?

+ Nhóm 2: Thảo luận và trả lời câu hỏi: Đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải là gì?

+ Nhóm 3: Thảo luận và trả lời câu hỏi: Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa là gì?

+ Nhóm 4: Thảo luận và trả lời câu hỏi: Đảo và quần đảo là gì?

– GV tiếp tục yêu cầu HS dựa vào nội dung và sơ đồ 1.5 để thực hiện nhiệm vụ:

Em hãy vẽ sơ đồ vùng biển Việt Nam.

– GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về Luật Biển Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin SHS tr.8-9, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ, sau đó ghi chép tóm tắt nội dung.

– HS rút ra kết luận về Luật Biển Việt Nam theo hướng dẫn của GV.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời.

– GV mời 2-3 HS chia sẻ sản phẩm sơ đồ vùng biển Việt Nam trước lớp (sơ đồ gợi ý đính kèm phía dưới hoạt động).

– GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về Luật Biển Việt Nam.

– HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét và kết luận.

– GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Một số nội dung Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam

a. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982

– Tổng quan về Công ước:

+ Thời gian công bố: 10/12/1982.

+ Thời gian có hiệu lực: 16/11/1994.

+ Tổng quan về Công ước: gồm 17 phần, 320 điều và 9 phụ lục.

– Giá trị pháp lí: Văn kiện pháp lí quan trọng, điều chỉnh quyền và nghĩa vụ cơ bản của các quốc gia trong sử dụng biển; quản lí và bảo tồn các tài nguyên biển.

Thời gian Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và phê chuẩn Công ước: 23/6/1994 tại kì họp thứ năm. Nội dung:

+ Khẳng định chủ quyền Việt Nam với nội thủy, lãnh hải, quyền chủ quyền, tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước ta trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế.

+ Khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ trương nhất quán giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên biển bằng biện pháp hòa bình, bình đẳng, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng luật quốc tế.

b. Luật Biển Việt Nam năm 2012

– Thời gian Quốc hội thông qua: 21/6/2012.

– Thời gian có hiệu lực: 01/01/2013.

– Tổng quan về Luật: bao gồm 7 chương, 55 điều.

– Một số nội dung:

+ Vùng biển Việt Nam: gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

+ Vùng biển quốc tế: tất cả vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác (không gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển).

+ Đường cơ sở: dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.

+ Nội thủy: vùng nước tiếp giáp bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

+ Lãnh hải: cùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển.

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

+ Vùng đặc quyền kinh tế: vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tình từ đường cơ sở.

+ Thềm lục địa: vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Ranh giới ngoài thềm lục địa cách đường cơ sở không quá 350 hải lí.

+ Đảo:vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.

+ Quần đảo: tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.

Tham khảo thêm:   10 đề ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2022 - 2023 Đề thi giữa kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt (Có đáp án)

………….

Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh 11 Kết nối tri thức

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy GDQP 11 (Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *