Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh 11 sách Cánh diều Kế hoạch bài dạy GDQP 11 năm 2023 – 2024 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh 11 sách Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH.

Kế hoạch bài dạy Giáo dục Quốc phòng và An ninh 11 Cánh diều được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 11. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Vậy sau đây là giáo án môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh 11 Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh 11 Cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5: KIẾN THỨC PHỔ THÔNG VỀ PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu những kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân, phường thức tấn công, sự phá hoại của kẻ thù bằng đường không.
  • Biết cách phòng, tránh khi bị kẻ thù tiến công bằng đường không.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Phân tích, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
  • Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Trình bày được lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang phòng không nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
  1. Phẩm chất
  • Xây dựng ý thức trách nhiệm đối với công tác phòng không nhân dân.
  • Tham gia tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện công tác phòng không nhân dân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11.
  • Hình ảnh/ video/ tư liệu về phòng không nhân dân.
  • Hình ảnh liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh

Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG

  • Tiết 1: Một số vấn đề chung về phòng không nhân dân.
  • Tiết 2: Hoạt động phòng không nhân dân.
  • Tiết 3: Trách nhiệm thực hiện phòng không nhân dân.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo được hứng thú và tâm thế sẵn sàng cho HS tìm hiểu, khám phá nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về phần Khởi động.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV trình chiếu hình ảnh trong SGK tr.31 và yêu cầu HS trình bày hiểu biết của mình về phòng không nhân dân.

– GV giới thiệu một số tư liệu/ video về chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” ở HN cho HS.

– GV trình chiếu video và đặt câu hỏi gợi mở về công tác phòng không nhân dân:

+ Em có cảm nhận như thế nào sau khi xem xong video clip trên?

+ Công tác phòng không nhân dân đối với kháng chiến có quan trọng hay không? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS quan sát Hình 5.1 SGK tr.31 và trả lời câu hỏi.

– HS quan sát video clip và trả lời câu hỏi gợi mở về công tác phòng không nhân dân.

– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện 2-3 HS trả lời:

+ Hình 1: Những căn hầm trú ẩn cá nhân trên đường phố khi có còi báo động ở thủ đô Hà Nội khoảng những năm 1970 – 1975.

+ Hình 2: Nữ dân quân Hà Thị Nhiên kéo xác máy bay Mỹ bên bờ biển Hải Thịnh, Hải Hậu, Nam Định ngày 25/5/1996.

+ Hình 3: Hình ảnh trẻ em Việt Nam thời chiến dưới vành mũ rơm chống đạn boom trong ngày khai trường với chiếc khăn quàng đỏ thắm.

+ Hình 4: Tự vệ Nhà in báo Nhân Dân sẵn sàng chiến đấu, giai đoạn Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.

+ Hình 5: Tự vệ Nhà máy in Tiến bộ luyện tập sẵn sàng chiến đấu năm 1972.

+ Hình 6: Nhân dân Việt Nam áp giải lính Mỹ.

– GV mời 1 – 2 bạn trả lời câu hỏi gợi mở về công tác phòng không nhân dân.

Tham khảo thêm:   Lịch sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) Soạn Sử 7 trang 83 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

+ HS nêu cảm nhận cá nhân.

+ Đối với kháng chiến, công tác phòng không nhân dân rất quan trọng vì:

  • Bảo vệ các mục tiêu quan trọng của đất nước.
  • Đảm bảo an toàn cho người dân.
  • Giảm thiệt hại về người và của.
  • Giữ vừng sản xuất đời sống, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

– GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

– GV biểu dương tinh thần xung phong phát biểu ý kiến của HS.

– GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Phòng không nhân dân là một trong những nội dung quan trọng của kháng chiến vì nhằm đối phó với các cuộc tiến công hỏa lực bằng đường không của địch. Để hiểu sâu hơn về phòng không nhân dân, chúng ta cùng nhau đi vào tìm hiểuBài 5 – Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN.

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về phòng không nhân dân

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được một số khái niệm chung về phòng không nhân dân.

b. Nội dung: HS tìm hiểu thông tin trong SGK tr.31, 32 và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các khái niệm phòng không nhân dân.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.31, 32 và gợi ý để HS hiểu được các ý cơ bản.

– GV nêu câu hỏi khám phá: Em hiểu thế nào là phòng không nhân dân; thế trận và địa bản phòng không nhân dân?

– GV giới thiệu một số hình ảnh cho HS quan sát:

+ Bộ đội pháo cao xạ cơ động chiếm lĩnh trận địa để bắn máy bay địch.

+ Khẩu đội phá phòng không tự vệ Công ty Tuyển than Hòn Gia Vinacomin (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh) luyện tập phương án chiến đấu.

+ Khẩu đội Súng máy Phòng không 12.7mm Trung đoàn 692 tham gia diễn tập thực binh

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin trong SGK tr.31, 32 và trả lời câu hỏi khám phá.

– GV hướng dẫn, theo dỗi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về khái niệm phòng không nhân dân, thế trận và địa bàn phòng không nhân dân.

– GV mời các bạn khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

– GV chuyển sang nội dung mới.

1. Khái niệm chung.

a. Phòng không nhân dân

– Là tổng hợp các hoạt động và biện pháp phòng không của nhân dân.

– Mục đích:

+ Bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.

+ Giảm bớt thiệt hại cho nền kinh tế quốc phòng.

+ Góp phần bảo tồn tiềm lực chiến tranh.

b. Thế trận trong phòng không nhân dân

– Là tổng thể các yếu tố, các lợi thế về địa hình, lực lượng, bố trí trang thiết bị phòng không.

– Mục đích: Tiến hành các hoạt động tác chiến phòng không, phù hợp với kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ.

c. Địa bàn phòng không nhân dân

– Các huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh.

– Các vị trí trọng yếu nằm trong hệ thống phòng thủ cấp tỉnh và quân khu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu vị trí, chức năng và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của phòng không nhân dân

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được vị trí, chức năng và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của phòng không nhân dân.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK tr.32 và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.32 và gợi ý để HS hiểu được các ý cơ bản.

– GV chia lớp thành 2 nhóm và nêu câu hỏi khám phá cho mỗi nhóm:

+ Nhóm 1: Em hãy nêu vị trí, chức năng của phòng không nhân dân.

+ Nhóm 2: Em hãy nêu nguyên tắc tổ chức, hoạt động của phòng không nhân dân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin trong SGK tr.32 và trả lời câu hỏi khám phá.

– GV hướng dẫn, theo dỗi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm HS trình bày về vị trí, chức năng và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của phòng không nhân dân.

– GV mời các bạn khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

– GV chuyển sang nội dung mới.

2. Vị trí, chức năng và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của phòng không nhân dân

a. Vị trí, chức năng

– Vị trí:

+ Là nội dung quan trọng của quốc phòng, quân sự; được xây dựng, hoạt động trong khu vực phòng thủ.

+ Là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân trên mặt trận đối không.

– Chức năng:

+ Thực hiện phòng, tránh, đánh đích.

+ Khắc phục hậu quả các hoạt động xâm nhập, tiến công đường không của địch.

+ Bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân.

+ Góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh.

+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẽn lãnh thổ của Tổ quốc.

b. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động

– Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tổ chức điều dành tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo sự chỉ huy và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

– Đối tượng thực hiện:

+ Hệ thống chính trị.

+ Toàn dân.

+ Lực lượng vũ trang.

– Lực lượng nòng cốt:

+ Bộ đội địa phương.

+ Dân quân tự vệ.

– Công tác được chuẩn bị từ thời bình và triển khi khi có biểu hiện, hoạt động xâm nhập, tấn công đường không của địch.

Tham khảo thêm:   Quyết định 1849/QĐ-BTTTT Tập trung hoàn thiện khung pháp lý hướng dẫn Luật Báo chí 2016

Hoạt động 3: Tìm hiểu tổ chức lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK tr.32 và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.32 và gợi ý để HS hiểu được các ý cơ bản.

– GV nêu câu hỏi khám phá cho mỗi nhóm: Phòng không nhân dân gồm các lực lượng chuyên môn nào?

– GV chia lớp thành 5 nhóm, tổ chức cho HS hoạt động nhóm trong 10p: Tìm hiểu các lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân:

+ Nhóm 1: Lực lượng trinh thám, quan sát phát hiện, thông báo, báo động phòng không.

+ Nhóm 2: Lực lượng ngụy trang, sơ tán, phòng tránh.

+ Nhóm 3: Lực lượng đánh địch xâm nhập, tiến công đường không.

+ Nhóm 4: Lực lượng phục vụ chiến đấu, bảo đảm phòng không nhân dân.

+ Nhóm 5: Lực lượng khắc phục hậu quả, cứu hỏa, cứu thương, cứu sập.Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin trong SGK tr.32 và trả lời câu hỏi khám phá.

– HS hoạt động nhóm: Tìm hiểu các lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân

– GV hướng dẫn, theo dỗi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện HS trình bày hiểu biết về các lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân.

– GV mời các bạn khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

– GV chuyển sang nội dung mới.

3. Tổ chức lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân

– Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân gồm:

+ Lực lượng trinh thám, quan sát phát hiện, thông báo, báo động phòng không.

+ Lực lượng ngụy trang, sơ tán, phòng tránh.

+ Lực lượng đánh địch xâm nhập, tiến công đường không.

+ Lực lượng phục vụ chiến đấu, bảo đảm phòng không nhân dân.

+ Lực lượng khắc phục hậu quả, cứu hỏa, cứu thương, cứu sập.

– Lực lượng chuyên môn được tổ chức thành các tổ (đội) từ lực lượng của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang địa phương và toàn dân tham gia.

Hoạt động 4: Tìm hiểu mục tiêu, thủ đoạn tiến công đường không của địch

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được mục tiêu và các thủ đoạn tiến công đường không của địch.

Tham khảo thêm:   Nghị quyết 18/NQ-CP Sửa đổi Nghị quyết 97/NQ-CP thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK tr.33 và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.33 và gợi ý để HS hiểu được các ý cơ bản.

– GV nêu câu hỏi khám phá cho mỗi nhóm: Khi tiến công đường không, địch tập trung vào các mục tiêu chính nào? Thủ đoạn của địch là gì?

– GV trình chiếu và giới thiệu cho HS một số hình ảnh về sự tấn công ác liệt của máy bay Mỹ

+ Phố Khâm Thiên – Hà Nội sau đêm 26/12 chỉ còn một đống đổ nát.

+ Một khu dân cư tại Thương Lý (Hải Phòng) bị máy bay B52 của Mỹ ném boom hủy diệt ngày 16/4.

+ Những hố boom dày đặc do máy bay B52 của Mỹ rải thảm.

– GV trình chiếu video về sự tấn công khốc liệt, tàn ác của Mỹ:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin trong SGK tr.33 và trả lời câu hỏi khám phá.

– GV hướng dẫn, theo dỗi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện HS trình bày hiểu biết về mục tiêu, thủ đoạn tiến công đường không của địch.

– GV mời các bạn khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

– GV chuyển sang nội dung mới.

4. Mục tiêu, thủ đoạn tiến công đường không của địch

a. Mục tiêu:

– Địch tập trung phá hủy:

+ Trụ sở các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ.

+ Các sở chỉ huy tác chiến chiến lược, chiến dịch.

+ Các đài phát thanh, truyền hình.

+ Các khu công nghiệp quốc phòng, công nghiệp lớn, các nhà máy…

+ Các đầu mối giao thông: sân bay, bến cảng…

b. Thủ đoạn:

– Tăng cường các hoạt động tình báo, trinh sát

– Tấn công từ nhiều hướng, từ xa, đánh đồng loạt, liên tục…

– Giành và giữ quyền làm chủ trên không, trên biển…

– Tiêu diệt, phá hủy tiềm lực quốc phòng của ta…

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các vấn đề chung về phòng không nhân dân.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho phần Luyện tập SGK tr.10.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV nêu nhiệm vụ cho HS và trả lời câu hỏi trong phần Luyện tập:

Câu 1. Em hãy nhận xét các ý kiến sau và nêu ý kiến của mình:

+ Bạn A: Hoạt động phòng không nhân dân được tổ chức điều hành tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

+ Bạn B: Công tác phòng không nhân dân được triển khai thực hiện khi có biểu hiện, hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch.

+ Bạn C: Lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân là Không quân và Dân quân tự vệ.

– GV gọi một số HS trả lời, một số HS nhận xét

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận:

Câu 1.

+ Ý kiến của bạn A là đúng.

+ Ý kiến của bạn B chưa đúng vì công tác phòng không nhân dân được chuẩn bị từ thời bình và triển khai thực hiện khi có biểu hiện, hành động xâm nhập và tiến công đường không của địch.

+ Ý kiến của bạn C chưa đúng vì lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân là Bộ đội địa phương và Dân quân tự vệ.

– GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh 11 sách Cánh diều Kế hoạch bài dạy GDQP 11 năm 2023 – 2024 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *