Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy Giáo dục Quốc phòng An ninh 10 (Cả năm) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh 10 Kết nối tri thức được xây dựng rất cẩn thận, giúp giáo viên có thêm nhiều gợi ý tham khảo, tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy.

Kế hoạch bài dạy Giáo dục Quốc phòng lớp 10 Kết nối tri thức còn giúp giáo viên tổ chức, lập kế hoạch và triển khai quá trình giảng dạy một cách có hệ thống và mục tiêu. Qua giáo án Hóa học 10 tạo ra sự nhất quán trong việc truyền đạt kiến thức và đảm bảo rằng các mục tiêu học tập được đạt được. Vậy sau đây là trọn bộ giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh 10 Chân trời sáng tạo mời các bạn tải tại đây. Ngoài ra quý thầy cô tham khảo thêm nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 10.

Giáo án Giáo dục Quốc phòng An ninh 10 Kết nối tri thức

Ngày soạn: …/…./…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 1 : LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VIỆT NAM.

TIẾT 1 : LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

– Nêu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam và dân quân tự vệ.

– Từ những truyền thống anh hùng của lực lượng vũ trang rút ra được nét cơ bản của nghệ thuật quân sự Việt Nam qua mỗi giai đoạn..

2. Năng lực

Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp

Năng lực chuyên biệt:

– Hình thành ý thức trân trọng với truyền thống dân tộc Việt Nam

– Xác định trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang dân tộc.

3. Phẩm chất

– Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Các bức ảnh về đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, chiến thắng Điện Biên Phủ, giải phóng Sài Gòn

– Sách giáo khoa GDQP – An ninh 10.

2. Chuẩn bị của học sinh

– Sách giáo khoa GDQP – An ninh 10, xem trước bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài học

b. Nội dung: GV trình bày, HS lắng nghe

c. Sản phẩm: Biết được một số thông tin về lịch sử quân đội Việt Nam

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1 và trả lời câu hỏi: Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm những thành phần nào?

– GV lấy tinh thần xung phong trả lời của HS, nhận xét các ý kiến trả lời.

– GV tiếp tục nêu câu hỏi: Hãy kể về những người thân hoặc người xung quanh hoạt động trong lực lượng vũ trang nhân dân mà em biết.

– Sau khi HS đưa ra câu trả lời, GV tiếp tục hỏi bổ sung: Những người đó thuộc lực lượng nào? Công tác ở đâu? Có cấp bậc, chức vụ gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS quan sát Hình 1.1 và trả lời câu hỏi.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện 2-3 HS trả lời:

1. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm:

+ Quân đội nhân dân Việt Nam

+ Công an nhân dân Việt Nam

+ Dân quân tự vệ.

2. Một số tấm gương tiêu biểu hoạt động trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam: Đại tướng Phùng Quang Thanh, Thiếu tá Nguyễn Thị Giang Hà, dân quân Nguyễn Nguyên Phương Huyền,…

– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

– GV biểu dương tinh thần xung phong phát biểu ý kiến của HS.

– Giới thiệu bài: Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước. Trải qua trên 60 năm xây dung, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội nhân dân đã lập bao chiến công hiển hách, xây dựng truyền thống vẻ vang, xứng đáng là công cụ bạo lực của Đảng, nhà nước và niềm tin tưởng của nhân dân.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: 1. Lịch sử quân đội nhân dân việt nam. (10 phút)

a. Mục tiêu: Nắm được sự ra đời của Quân đội nhân dân Việt Nam

b. Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức để trả lời câu hỏi GV, thực hiện thảo luận

c. Sản phẩm: Hiểu về Quân đội nhân dân Việt Nam

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi:

Câu 1. Quan sát hình 1.1 và cho biết: lực lượng vũ trang nhân dân Viêt Nam gồm những thành phần nào?

Câu 2. Em hãy nêu sự cần thiết thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.

Câu 3. Em hãy nêu cơ sở thực tiễn và sự hình thành quân đôi nhân dân Việt Nam?

Câu 4. Trong giai đoạn hình thành quân đội ta trãi qua những tên gọi nào.

Câu 5. Tìm những hình ảnh phù hợp với từng giai đoạn của lịch sử?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– Nhóm HS tiếp nhận nhiệm vụ, đọc sgk và tìm câu trả lời ghi ra giấy A3

– GV quan sát, hướng dẫn khi HS cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mỗi nhóm.

Bướ 4: Kết luận, nhận định

– GV chuẩn kiến thức

– HS ghi nội dung vào vở

I. LỊCH SỬ, BẢN CHẤT, TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

1. Lịch sử quân đội nhân dân việt nam (10 phút)

a. những năm đầu cách mạng giai đoạn 1930 – 1945

– Quân đội là công cụ bạo lực sắc bén của đảng, và bạo lực cách mạng là phương tiện để lật đổ chế độ thực dân dành chính quyền về tay nhân dân vàTrong chính cương vắn tắt của Đảng tháng 2/1930, đã đề cập tới việc “Tổ chức ra quân đội công nông” và Trong Luận Cương Chính Trị tháng 10/1930, xá định nhiệm vụ: “Vũ trang cho công nông”, “Lập quân đội công nông”, “Tổ chức đội tự vệ công nông”.

– Cơ sở thực tiễn và sự hình thành QĐND Việt Nam:

+ Trong cao trào Xô Viết – Nghệ tĩnh, tự vệ đỏ ra đời. Đó là nền móng đầu tiên của LLVT cáCH mạng, của quân đội cách mạng nước ta.

+ Từ cuối năm 1939, C/M Việt Nam chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, đặt nhiêm vụ trọng tâm vào giải phóng dân tộc, tích cực chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

+ Ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại Cao Bằng. Đội gồm 34 người (3 nữ), có 34 khẩu súng đủ các loại, do đồng chí Võ Nguyên Giáp tổ chức lãnh đạo, chỉ huy.

+ Tháng 4 năm 1945, Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang cả nước thành lập Việt Nam Giải Phóng Quân.

+ Trong cách mạng tháng 8/1945, Việt Nam giải phóng quân mới có 5000 người, vũ khí gậy tày, súng kíp, đã hăng hái cùng toàn dân chiến đấu giành chính quyền.

Tham khảo thêm:   Đoạn văn tiếng Anh kể về chuyến đi Nha Trang (4 Mẫu) Kể về chuyến đi Nha Trang bằng tiếng Anh ngắn

Hoạt động 2: 1. Lịch sử quân đội nhân dân việt nam. (15 phút)

a. Mục tiêu:Hiểu được quá trình chiến thắng, trưởng thành của ta trong cuộc khánh chiến chống Pháp và Mỹ.

b. Nội dung:Vận dụng sgk, kiến thức để trả lời câu hỏi GV, thực hiện thảo luận

c. Sản phẩm:Nắm được quá trình phát triển trong các cuộc kháng chiến

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1. Nêu quá trình phát triển của quân đội nhân dân Việt Nam?

Câu 2. Từ 1946 cho tới nay quân đội ta đã trãi qua những tên gọi nào?

Câu 3. Tìm những hình ảnh phù hợp với từng giai đoạn của lịch sử?

Câu 4. Em hãy nêu tên các anh hùng trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, đọc sgk và tìm câu trả lời

– GV quan sát, hướng dẫn khi HS cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– HS đứng dậy trình bày câu trả lời

– HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

Bướ 4: Kết luận, nhận định

– GV chuẩn kiến thức, tổng kết:

– Với chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất, QĐND Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, xứng đáng là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Hiện nay, Quân đội ta xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại làm nòng cốt cho nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, Quân đội ta đang cùng với các lực lượng khác tiếp tục tăng cường sức chiến đấu và nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong mọi tình huống; đồng thời tích cực tham gia các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch hoạ, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.

I. LỊCH SỬ, BẢN CHẤT, TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

1. Lịch sử quân đội nhân dân việt nam (15ph)

b. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954):

– Quá trình phát triển: Quân đội phát triển nhanh, từ các đơn vị du kích, đơn vị nhỏ, phát triển thành các đơn vị chính quy.

+ Cách mạng tháng 8 thành công, Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc Đoàn.

+ Ngày 22/5/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 72/SL về quân đội quốc gia Việt Nam.Năm 1950, quân đội quốc gia đổi tên thành QĐND Việt Nam.

+ Ngày 28/8/1949 thành lập đại đoàn bộ binh 308, là đại đoàn chủ lực đầu tiên của QĐND Việt Nam.

– Quân đội chiến đấu, chiến thắng:

+ chiến thắng Việt băc thu đông 1947.

+ Từ thu đông 1947 đến đầu năm 1950, quân ta mở 30 chiến dịch lớn nhỏ trên khắp các chiến trường cả nước. Qua 2 năm chiến đấu “Ta đã tiến bộ nhiều về phương tiện tác chiến cũng như về phương diện xây dựng lực lượng”.

+ Sau chiến dịch biên giới (1950), quân dân ta mở liên tiếp các chiến dịch và phối hợp với quân giải phóng Pa Thét Lào mở chiến dịch thượng Lào.

+ Đông xuân 1953 – 1954, quân và dân ta thực hiện tiến công trên chiến lược trên chiến trường toàn quốc, mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 55 ngày chiến đáu, quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

c. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.

– QĐND phát triển mạnh:

+ Các quân chủng, binh chủng ra đời.

+ Hệ thống nhà trường quân đội được xây dựng.

+ Có lực lượng hậu bị hùng hậu, một lớp thanh niên có sức khoẻ, có văn hoá vào quân đội theo chế độ NVQS.

– QĐND chiến đấu, chiến thắng vẻ vang.QĐND thực sự làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.

+ Cùng nhân dân đánh bại các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mĩ.

+ Đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mĩ, bảo vệ miền bắc XHCN.

+ Mùa xuân năm 1975, quân dân ta mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh. Thực hiện trọn vẹn di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Nguỵ nhào”.

d. Sau khi đất nước thống nhất.

– Đất nước thống nhất, cả nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

– QĐND Việt Nam tiếp tục xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; trong đó có một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại; làm nòng cốt bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần quan trọng vào giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.

– Ngày 17/10/1989, Đảng ta quyết định lấy ngày 22/12/1944 là ngày thành lập QĐND Việt Nam, đồng thời là ngày hội QPTD.

Hoạt động 3: 2. Bản chất của quân đội nhân dân Việt Nam; 3. truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam (10 phút).

a. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về bản chất, truyền thống quân đội Việt Nam

b. Nội dung:Vận dụng sgk, kiến thức để trả lời câu hỏi GV, thực hiện thảo luận

c. Sản phẩm:Tiếp thu thông tin và nắm vững kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1. Theo em, bản chất của quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

Câu 2. Qua quá trình chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành quân đội ta đã đúc rút được những truyền thống tót đẹp nào?

Câu 3. Sự trung thành của QĐND Việt Nam thể hiện ở đâu? Và nó khái quát ở câu nói nào của Bác Hồ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS trả lời câu hỏi dựa vào SGK.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trả lời câu hỏi

+ HS khác nhận xét, bổ sung

Bướ 4: Kết luận, nhận định

+ GV chuẩn kiến thức

+ HS chú ý lắng nghe tiếp thu ý kiến và ghi chọn lọc vào vở.

I. LỊCH SỬ, BẢN CHẤT, TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

2. Bản chất và của quân đội nhân dân Việt Nam. (5 phút)

– Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; Luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân và chế độ xhcn.

– Sự trung thành của QĐND Việt nam, trước hết thể hiện trong chiến đấu vì mục tiêu, lí tưởng của Đảng là độc lập dân tộc và CNXH. Mục tiêu lí tưởng của Đảng trở thành niềm tin, lẽ sống của QĐND.

– Đảng lãnh đạo QĐND theo nguyên tắc “tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt”. Tổ chức Đảng trong quân đội được thực hiện theo hệ thống dọc từ trung ương đến cơ sở.

– Khái quát và ngợi khen quân đội ta, Bác Hồ nói: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độ lập tự do của tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

3. truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam (5 phút)

– Truyền thống: Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam XHCN, với Đảng với nhà nước và nhân dân; Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng; Gắn bó máu thịt với nhân dân; Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỉ luật tự giác, nghiêm minh; Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công; lối sống trong sạch, lành mạnh có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan; luôn nêu cao tinh thần ham học, cầu tiến, nhạy cảm, tinh tế trong cuộc sống, đoàn kết quốc tế, trong sáng, thủy chung, chí nghĩa chí tình.

Tham khảo thêm:   Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010 - môn Địa lí Đề thi THPT

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút)

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học

b. Nội dung: GV giao câu hỏi, yêu cầu HS vận dụng sgk và kiến thức đã học để trả lời

Câu 1. Nêu những nét cơ bản Nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các giai đoạn.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS

d. Tổ chức thực hiện:

GV đặt câu hỏi: Câu 1. Em hãy nêu các quá trình cơ bản của lịch sử Quân đội nhân dân?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi

– Sản phẩm dự kiến: (Thời kì hình thành, thời kì xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 – 1975), thời kì dất nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH từ 1975 đến nay)

Câu 2. Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân như thế nào? tổ chức Đảng trong lực lượng được phân bố ra sao?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi

– Sản phẩm dự kiến: Kiến thức sgk

D. HOẠT ĐỘNG CẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực

b. Nội dung: Biết ơn các anh hùng, liệt sĩ đã không tiếc máu xương vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

c. Sản phẩm: em hãy viết một đoạn văn (khoảng 300 từ) để nói lên tình cảm và lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha anh đi trước.

d. Tổ chức thực hiện: giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẽ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/ hoạt động giáo dục của giáo viên

* Hướng dẫn về nhà

– Dặn dò HS đọc trước bài:

………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………

– Nhận xét buổi học

………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn: …/…./…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 2: NỘI DUNG CƠ BẢN MỘT SỐ LUẬT VỀ QUỐC PHÒNG AN NINH CỦA VIỆT NAM

TIẾT 1: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH VÀ LUẬT QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

– Phân tích trình bày được những nội dung cơ bản của Luận giáo dục quốc phòng và an ninh, luật Sĩ quan, Quân đội nhân dân Việt Nam và luật Công an nhân dân.

– Tích cực, chủ động thực hiện trách nhiệm công dân trong việc thực hiện quy ddingj của pháp luật về Quốc phòng và an ninh.

– Qua nghiên cứu nội dung luật, có định hướng nghề nghiệp sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; phấn đấu được ở lại phục vụ quân đội, công an lâu dài cũng như đăng kí thi vào các học viện, nhà trường quân đội, công an.

2. Năng lực

Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp

Năng lực chuyên biệt:

– Hình thành ý thức trong học tập bộ môn mới trong nhà trường THPT.

– Xác định trách nhiệm trong việc học tập và rèn luyện.

3. Phẩm chất

– Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Sách giáo khoa GDQP – An ninh 10.

2. Chuẩn bị của học sinh

– Sách giáo khoa GDQP – An ninh 10

– Xem trước bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài học; HS có hiểu biết, nhận diện ban đầu về lực lượng vũ trang nhân dân Việt

b. Nội dung: GV trình bày, HS lắng nghe

c. Sản phẩm: Biết được một số thông tin về lịch sử môn học.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về nhiệm vụ của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam.

– GV lấy tinh thần xung phong trả lời của HS, nhận xét các ý kiến trả lời.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện 2-3 HS trả lời: Hiểu biết của em về nhiệm vụ Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam:

+ Nhiệm vụ của quân đội: sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

+ Nhiệm vụ của công an nhân dân Việt Nam: thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

– GV biểu dương tinh thần xung phong phát biểu ý kiến của HS.

– Giới thiệu bài: Trong chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự Việt Nam, chiến lược An ninh Việt Nam, Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Việt Nam đã được luật hóa. Trải qua hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành, Việt Nam đã nhận rõ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh sinh viên trong giáo dục quốc gia, là nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng nòng cốt cho đất nước trong tương lai

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: 1. Luật giáo dục quốc phòng và an ninh (20 phút)

a. Mục tiêu: Nắm được sự hình thành của môn học giáo dục quốc phòng an ninh

b. Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức để trả lời câu hỏi GV, thực hiện thảo luận

c. Sản phẩm: Hiểu về môn học

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi:

– Em biết gì về bộ môn này và đã tìm hiểu về nó như thế nào?

– Em biết những hoạt động nào về giáo dục quốc phòng và an ninh?

Theo em biết, môn học GDQP VÀ AN được thực hiện chính khóa ở những cấp học nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, đọc sgk và tìm câu trả lời

– GV quan sát, hướng dẫn khi HS cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– HS đứng dậy trình bày câu trả lời

– HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

Bướ 4: Kết luận, nhận định

– GV chuẩn kiến thức

– HS ghi nội dung vào vở

I. NỘI DUNG CƠ BẢN MỘT SỐ LUẬT QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

1. Luật giáo dục quốc phòng và an ninh(20 phút)

Luật giáo dục quốc phòng an ninh năm 2013 gồm 8 chương, 47 điều quy định nguyên tắc chính sách, nội dung cơ bản, hình thức GDQPAN; Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, quyền và trách nhiệm của công dân về giáo dục quốc phòng và an ninh.

– Mục tiêu GDQP VÀ AN (điều 4): Giáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

– Quyền và trách nhiệm của công dân về GDQP VÀ AN (điều 7): Công dân có quyền và trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nắm vững kiến thức quốc phòng và an ninh. Người tham gia giáo dục quốc phòng và an ninh được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

– Các hành vi bị nghiêm cấm (điều 9):

+ Lợi dụng hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tiết lộ bí mật nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

+ Cản trở việc thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh.

+ Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

– Giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường (điều 10.11.12.13.):

+ Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề là môn học chính khóa.

+ Bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

+ Tổ chức dạy và học theo phân phối chương trình. Trong năm học, căn cứ vào điều kiện cụ thể, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức cho học sinh học tập ngoại khoá với nội dung và hình thức thích hợp.

Tham khảo thêm:   Khoa học lớp 5 Bài 70: Ôn tập và kiểm tra cuối năm Giải bài tập Khoa học lớp 5 trang 144

Hoạt động 2: 2. Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam (15 phút).

Mục tiêu:Hiểu được mục đích, yêu cầu và đặc thù của môn học

Nội dung:Vận dụng sgk, kiến thức để trả lời câu hỏi GV, thực hiện thảo luận

Sản phẩm:Nắm được mục đích, yêu cầu và đặc thù của môn học

Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1. Em cho biết những những hoạt động của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam ngoài những hoạt động em đã quan sát trên hình ở sgk?

Câu 2. Theo em vị trí, chức năng, nghĩa vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

Câu 3. Là công dân thì cần phải có những điều kiện gì để được tuyển chọn đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, đọc sgk và tìm câu trả lời

– GV quan sát, hướng dẫn khi HS cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– HS đứng dậy trình bày câu trả lời

– HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

Bướ 4: Kết luận, nhận định

– GV chuẩn kiến thức, tổng kết:

+ Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học đặc thù cả về nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện trong mỗi chủ đề, mỗi bài học cần có những phương pháp riêng thể hiện tính đặc thù của môn học.

I. NỘI DUNG CƠ BẢN MỘT SỐ LUẬT QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

2. Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam.

Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi, bổ sung 2008 và năm 2014 bao gồm 7 chương, 51 điều.

– Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam (điều 1): Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.

– Vị trí, chức năng sĩ quan (điều 2): Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

– Nghĩa vụ của sĩ quan (điều 26):

+ Sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

+ Thường xuyên giữ gìn và trau rồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức năng lực chính trị, quân sự, văn hóa, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.

+ Tuyệt đối phục tùng chỉ huy, nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia.

+ Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thân cho bộ đội.

+ Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, tôn trọng gắn bó mật thiết với nhân dân.

Trách nhiệm của sĩ quan (điều 27).

+ Sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

+ Thường xuyên giữ gìn và trau rồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức năng lực chính trị, quân sự, văn hóa, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.

+ Tuyệt đối phục tùng chỉ huy, nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia.

+ Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thân cho bộ đội.

+ Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, tôn trọng gắn bó mật thiết với nhân dân.

……………………

Tải File tài liệu để xem thêm giáo án Giáo dục Quốc phòng An ninh 10 Kết nối tri thức

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy Giáo dục Quốc phòng An ninh 10 (Cả năm) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *