Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Giáo dục công dân 8 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy lớp 8 môn GDCD ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Giáo dục công dân 8 Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Giáo án GDCD 8 Cánh diều được biên soạn gồm 10 bài học rất kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 8 của mình. Kế hoạch bài dạy GDCD 8 Cánh diều giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 8.

Kế hoạch bài dạy GDCD 8 Bài 1

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  • Nhận biết được giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  • Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
  • Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
  • Thực hiện được nhữngv làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: thực hiện và đánh giá được những hành vị, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Nhận biết được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam, các giá trị của truyền thống dân tộc và kể tên được những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

3. Phẩm chất

  • Có phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, thể hiện qua niềm tự hào về truyền thống và những giá trị quý báu của truyền thống dân tộc Việt Nam, sống có trách nhiệm, phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Giáo dục công dân 8.
  • Tranh, ảnh, truyện, thơ ca, thành ngữ, tục ngữ, bài hát, những ví dụ thực tế gắn với chủ đề bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SHS Giáo dục công dân 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú của HS đối với bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về nội dung bài học.

b. Nội dung:

– GV giới thiệu bài học, đưa ra định nghĩa về truyền thống dân tộc.

– GV cho HS đọc lời bài hát “Hào khí Việt Nam của nhạc sĩ Vũ Quốc Thắng và yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

– GV dẫn dắt HS vào bài học.

c. Sản phẩm:

– HS lắng nghe và hiểu định nghĩa về truyền thống dân tộc.

– Câu trả lời của HS về truyền thống dân tộc Việt Nam qua bài hát “Hào khí Việt Namvà chuẩn kiến thức của GV.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV giới thiệu bài học, đưa ra định nghĩa về truyền thống dân tộc: Truyền thống dân tộc là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc tự hào, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó là nền tảng và động lực phát triển cho mỗi người.

– GV cho HS nghe bài hát “Hào khí Việt Nam(nhạc sĩ Vũ Quốc Thắng), kết hợp đọc lời bài hát (SHS tr.5) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy tìm trong đoạn trích trên những ca từ thể hiện niềm tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

“Việt Nam ơi, giống hùng thiêng, ngàn năm lưu danh sử sách

Mẹ Âu Cơ, bố Lạc Long Quân, cùng trăm con, xây cơ đồ.

Nhà Nam ta, đất với trời bao la, tuyệt nhiên thiên thư còn đó

Giặc bao phen, khiếp vía chùn tâm can, đất nước ngoan cường, một dải gấm hoa.

Sông Hát, hồn thiêng ơi, ngàn sau cháu con ghi lòng.

Sóng lớn Bạch Đằng giang ơi, vùi thây bao quân xâm lấn.

Lớp lớp người chung tay, dựng xây gấm son san hà.

Cho nước Việt Nam ta, ngàn đời ngút cao hùng thiêng.”

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe GV nêu định nghĩa về truyền thống dân tộc.

– HS lắng nghe bài hát “Hào khí Việt Namvà trả lời câu hỏi.

– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời: Những ca từ thể hiện niềm tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam: giống hùng thiêng, nhà Nam ta, đất nước ngoan cường, một dải gấm hoa, hồn thiêng ơi, dựng xây gấm son sơn hà, ngàn đời ngút cao hùng thiêng.

– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá và mời 1 – 2 HS chia sẻ thêm hiểu biết của mình về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc qua những bài hát, tấm gương anh hùng chống giặc ngoại xâm.

– GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về truyền thống củadân tộc Việt Nam.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số truyền thống của dân tộc và hiểu biết được giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam.

b. Nội dung:

– GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, đọc các thông tin SHS tr.6 và trả lời câu hỏi.

– GV hướng dẫn HS kể về những truyền thống khác của dân tộc Việt Nam và nêu giá trị của những truyền thống đó.

– GV cùng HS rút ra kết luận về truyền thống dân tộc.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về truyền thống dân tộc Việt Nam, giá trị của truyền thống dân tộc Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV mời 2 HS đọc lần lượt thông tin 1, 2 SHS tr.6.

– GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

· Nhóm 1, 2: Đọc thông tin 1.

· Nhóm 3, 4: Đọc thông tin 2.

a.Em hãy cho biết những truyền thống nào của dân tộc Việt Nam được nói đến trong các thông tin trên?

b. Hãy chia sẻ về những truyền thống khác của dân tộc Việt Nam mà em biết.

c. Theo em, truyền thống của dân tộc Việt Nam có giá trị như thế nào đối với cá nhân, gia đình, quê hương, đất nước?

– GV tổng hợp các ý kiến trên bảng lớp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin SHS, thảo luận và trả lời câu hỏi.

– HS dựa vào hiểu biết của bản thân, thông tin tìm hiểu trên sách, báo, internet,… kể thêm những truyền thống dân tộc và trị của những truyền thống đó.

– HS rút ra kết luận về truyền thống dân tộc theo hướng dẫn của GV.

– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi về 2 thông tin:

+ Thông tin 1: Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Giá trị của truyền thống:

· Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta được hình thành và phát triển trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Truyền thống đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch, đưa dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được nhiều thắng lợi, lập nên những kì tích vẻ vang.

· Nhờ đó mà chúng ta có được độc lập, tự do, được sống trong đất nước hoà bình và phát triển như ngày nay.

+ Thông tin 2: Truyền thống hiếu học. Giá trị:

· Truyền thống hiếu học là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Truyền thống hiếu học tạo nên sức mạnh về trí tuệ, giáo dục và văn minh, đưa đất nước ngày càng tiến bộ và hiện đại.

· Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi tôn vinh những bậc hiền tài từ xưa đến nay.

– GV mời đại diện 2 – 3 HS kể về những truyền thống khác của dân tộc Việt Nam và nêu giá trị của những truyền thống đó: truyền thống cần cù lao động, yêu nước, nhân nghĩa, tôn sư trọng đạo,…

– GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết qủa thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

– GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về truyền thống dân tộc.

– GV chuyển sang nội dung mới.

1. Truyền thống củadân tộc Việt Nam.

– Dân tộc Việt Nam có rất nhiều truyền thống tốt đẹp: yêu nước, kiên cường; nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình; cần cù, sáng tạo, vượt khó vươn lên; tôn sư trọng đạo, hiếu học,…

– Giá trị của các truyền thống:

+ Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc.

+ Là nguồn sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Là tiền đề quan trọng để mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng, xã hội.

Hoạt động 2. Tìm hiểu biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam và đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân, những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

B. Nội dung:

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

– GV nêu nhiệm vụ cho các nhóm:

· Nhóm 1: Hình ảnh 1 SHS tr.7.

· Nhóm 2: Hình ảnh 2 SHS tr.7.

· Nhóm 3: Hình ảnh 3 SHS tr.7.

· Nhóm 4: Hình ảnh 4 SHS tr.7.

Em hãy mô tả những hành động, việc làm của các nhân vật trong mỗi hình ảnh trên. Những hành động, việc làm đó đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam như thế nào?

– GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập.

– HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin 1, 2 và trả lời câu hỏi.

– HS làm việc nhóm đôi, nêu những việc làm thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận về hình ảnh trong SHS tr.7:

+ Hình ảnh 1: Lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện ở hoạt động tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương.

+ Hình ảnh 2: Lòng tự hào về truyền thốngcủa dân tộc Việt Namthể hiện ở việc các thanh niên sẵn sàng tham gia vào các hoạt động bảo vệ Tổ quốc như tham gia nghĩa vụ quân sự,…

+ Hình ảnh 3: Lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện ở hoạt động cứu hộ những người gặp khó khăn, bị mắc kẹt ở những nơi bị ngập lụt.

+ Hình ảnh 4: Lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện ở hành động tham gia phòng, chống thiên tai của các thanh niên tình nguyện.

– GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trình bày những việc làm thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

+ Tìm hiểu về các truyền thống và giá trị truyền thống dân tộc qua những câu chuyện lịch sử, tác phẩm văn học, hội hoa, qua việc trò chuyện, lắng nghe ông bà, cha mẹ, các nghệ nhân, người làm nghề truyền thống, các cựu chiến binh,…

+ Tham quan các bảo tàng nghệ thuật, lịch sử, các triển lãm văn hoá về truyền thốngdân tộc.

+ Tham gia và hỗ trợ hoạt động quảng bá văn hoá, truyền thống dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế.

+ Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của dân tộc bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với độ tuổi như chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ tìm hiểu về lịch sử, văn hoá truyền thống dân tộc.

+ Kính trọng người lớn tuổi, trân trọng những người lính, cựu chiến binh, thanh niên xung phong, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

+ Tham gia, tìm hiểu và trân trọng các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các ngày lễ kỉ niệm truyền thống của đất nước như ngày Thương binh liệt sĩ, ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày Gia đình Việt Nam.

+ …..

– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

– GV kết luận về biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

2. Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

– Người Việt Nam luôn tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

– Lòng tự hào đó được thể hiện qua lời nói, hành động, thái độ, cảm xúc,… và được biểu hiện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội:

+ Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

+ Tích cực, sáng tạo trong học tập, lao động và sản xuất.

+ Chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng.

+ Yêu quý, trân trọng, bảo vệ các di sản, các giá trị văn hóa của dân tộc.

+ Hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Tham khảo thêm:   Đề thi vào 10 môn Toán năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Hải Phòng Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán 2023

Hoạt động 3. Tìm hiểu việc giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có thể đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân, những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

b. Nội dung:

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

– GV nêu nhiệm vụ cho các nhóm:

· Nhóm 1, 2 – Trường hợp 1 SHS tr.8: Cô giáo Đoàn Thị Liệp đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc như thế nào?

· Nhóm 3, 4 – Trường hợp 2 SHS tr.8: Em hãy nhận xét suy nghĩ và hành động của Minh.

– GV yêu cầu 4 nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: Em học được điều gì việc làm của cô giáo Liệp và bạn Minh?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập.

– HS thảo luận theo nhóm, đọc trường hợp 1, 2 và trả lời câu hỏi.

– HS làm việc nhóm, nêu bài học rút ra từ việc làm của cô giáo Liệp và bạn Minh.

– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận về trường hợp trong SHS tr.8:

+ Trường hợp 1: Cô giáo Đoàn Thị Liệp đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc qua việc đưa những tác phẩm văn học nghệ thuật của đất nước in lên bộ trang phục truyền thống áo dài thướt tha để giúp cho các em học sinh có cái nhìn trực quan hơn về tác phẩm văn học; đồng thời cũng khiến các em càng thêm yêu những giá trị của truyền thống dân tộc.

+ Trường hợp 2: Bạn Minh đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc cụ thể là truyền thống tôn sư trọng đạo qua việc tích cực tham gia cuộc thi viết về “Truyền thống dân tộc trong đời sống thế hệ trẻ”. Việc làm của bạn Minh có thể sẽ quảng bá, nhân rộng giá trị của truyền thống tôn sư trọng đạo trong bộ phận thế hệ trẻ ngày nay.

– GV mời đại diện các nhóm trình bày bài học rút ra từ việc làm của cô giáo Liệp và bạn Minh.

Từ việc làm của cô giáo Liệp và bạn Minh trong hai trường hợp trên, mỗi người chúng ta đều cần tìm hiểu, có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc Việt Nam bằng những việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi và năng lực của mình.

– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

– GV kết luận về biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

3. Giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam

Mỗi người cần tìm hiểu, tôn trọng, giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc bằng những việc làm cụ thể và phù hợp:

– Tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động.

– Đoàn kết với mọi người và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

– Tích cực vận động bạn bè, người thân tham gia hoạt động cộng đồng, hoạt động tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.

– Phê phán, đấu tranh với những hành vi làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể.

b.Nội dung:

– GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.

– GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.

c. Sản phẩm: HS chọn được đáp án đúng cho các câu hỏi trắc nghiệm, hoàn thành câu hỏi bài tập phần Luyện tập và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV lần lượt đọc các câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS xung phong trả lời nhanh:

Câu 1: Nội dung nào sau đây nói lên ý nghĩa của những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

A. Không có những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cá nhân vẫn phát triển bình thường.

B. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc không ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của dân tộc.

C. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

D. Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống tốt đẹp của dân tộc không còn quan trọng nữa.

Câu 2: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc Việt Nam?

A. Ăn mặc theo phong cách người nước ngoài.

B. Ra sức trau dồi tri thức, rèn luyện đạo đức.

C. Cho rằng truyền thống của dân tộc là cổ hủ, lạc hậu.

D. Không quan tâm đến những truyền thống của dân tộc.

Câu 3: Câu tục ngữ “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” nói đến truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống nhân nghĩa.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống đoàn kết.

Câu 4: Ý kiến nào dưới đây là chính xác?

A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng.

B. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội.

C. Mặc áo dài rất vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay.

D. Áo dài là nét đẹp tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.

Câu 5: Vào ngày 27/7 – ngày Thương binh Liệt sĩ, các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện đến thăm hỏi gia đình các thương binh liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Điều này thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?

A. Truyền thống đoàn kết.

B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống nhân ái.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của bản thân về truyền thống dân tộc Việt Nam để trả lời câu hỏi.

– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

– GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

B

A

D

B

– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

– GV chuyển sang hoạt động mới.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập (SHS tr.9)

Nhiệm vụ 1: Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào sau đây? Vì sao?

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi bài tập 1 theo mẫu Phiếu học tập sau:

Quan điểm

Đồng ý

Không đồng ý

Giải thích

A. Giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy là truyền thống của dân tộc Việt Nam.

B. Những hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội truyền thống của quê hương là một phần của truyền thống dân tộc Việt Nam.

C. Tự hào về tổ tiên, dòng họ, gia đình của mình chính là tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

D. Truyền thống của dân tộc Việt Nam là vô cùng quý giá nên cần phải giữ gìn cẩn thận và hạn chế việc tuyên truyền, quảng bá.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS vận dụng kiến thức đã học về truyền thống dân tộc Việt Nam để hoàn thành Phiếu học tập.

– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

– GV thu Phiếu học tập của một số HS và mời đại diện 1 – 2 HS trả lời theo Phiếu học tập.

Quan điểm

Đồng ý

Không đồng ý

Giải thích

A. Giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy là truyền thống của dân tộc Việt Nam.

x

Từ xưa đến nay, khi nước chưa nguy – trong thời kì hòa bình, dân tộc ta luôn chung tay xây dựng, sản xuất, phát triển mọi mặt, luôn chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ đất nước khi lâm nguy.

B. Những hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội truyền thống của quê hương là một phần của truyền thống dân tộc Việt Nam.

x

Vì những hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội truyền thống của quê hương góp phần làm phong phú, đa dạng cho truyền thống của dân tộc Việt Nam.

C. Tự hào về tổ tiên, dòng họ, gia đình của mình chính là tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

x

Vì tổ tiên, dòng họ, gia đình là nơi sinh ra, nuôi dưỡng mình, là gốc rễ của mình. Nên tự hào về tổ tiên, dòng họ, gia đình cũng chính là tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

D. Truyền thống của dân tộc Việt Nam là vô cùng quý giá nên cần phải giữ gìn cẩn thận và hạn chế việc tuyên truyền, quảng bá.

x

Vì chúng ta cần phải tích cực tuyên truyền, quảng bá những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Có như vậy, đất nước chúng ta mới được quốc tế biết đến nhiều hơn và sẽ ngày càng phát triển, tiến bộ.

– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

– GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Tham khảo thêm:   Thông báo 4702/TB-KBNN Tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 10 năm 2017

Nhiệm vụ 2: Nêu những việc em đã làm được, những việc chưa làm được và cách khắc phục để giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi bài tập 2: Nêu những việc em đã làm được, những việc chưa làm được và cách khắc phục để giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm, vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế về tự hào về truyền thống dân tộc để trình bày câu trả lời ra giấy A0 dưới dạng hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu,…

– GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

– GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có) cho nhóm bạn.

Tên truyền thống

Việc đã làm được

Việc chưa làm được và cách khắc phục

Truyền thống yêu nước

Tích cực, chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức, thân thể.

Theo dõi những thông tin tràn lan trên mạng xã hội về Chính phủ… à Sáng suốt, cẩn thận, chọn lọc thông tin trên mạng xã hội.

Truyền thống nhân ái

Tham gia hoạt động quyên góp ủng hộ cho đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi thiên tai do nhà trường tổ chức

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

– GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 3: Xử lí tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ) và giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

– Nhóm 1, 2: Tình huống a.

– Nhóm 3, 4: Tình huống b.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế về tự hào về truyền thống dân tộc để sắm vai và xử lí tình huống.

– GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

– GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt sắm vai và xử lí tình huống:

+ Tình huống a:

  • Quan điểm của bạn Q như vậy là không đúng.
  • : Đờn ca là loại hình nghệ thuật của một địa phương và đồng thời cũng là giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.

+ Tình huống b:

  • Ý kiến của các bạn trong lớp của Giang là không đúng.
  • : việc Giang đạt giải cao trong các cuộc thi quốc tế là một việc làm giúp tuyên truyền, quảng bá đất nước Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Đồng thời, việc đó cũng khẳng định sự phát triển, tiến bộ của Việt Nam.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

– GV chuyển sang nội dung mới.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.

c. Sản phẩm:

– Tranh, thơ, truyện, kịch,… giới thiệu về chủ đề: Việt Nam trong trái tim em.

– Ghi lại cảm xúc, bài học rút ra cho bản thân từ một hoạt động giới thiệu về truyền thống dân tộc Việt Nam do nhà trường, địa phương tổ chức.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Vẽ tranh, sáng tác thơ, viết truyện, viết kịch,… về chủ đề “Việt Nam trong trái tim em”.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia HS thành 8 nhóm.

– GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Em hãy cùng các bạn trong nhóm vẽ tranh, sáng tác thơ, viết truyện, viết kịch,… về chủ đề “Việt Nam trong trái tim em”.

– GV cho trình chiếu cho HS tham khảo một số mẫu tranh, bài thơ,… về chủ đề Việt Nam trong trái tim em.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc nhóm, lên ý tưởng, thảo luận và thực hiện.

– GV theo dõi quá trình HS thực hiện, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS nộp sản phẩm vào bài học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Hoạt động 2: Viết bài ghi lại cảm xúc, bài học rút ra cho bản thân sau khi tham gia một hoạt động giới thiệu về truyền thống dân tộc Việt Nam do nhà trường, địa phương tổ chức.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy viết bài ghi lại cảm xúc, bài học rút ra cho bản thân sau khi tham gia một hoạt động giới thiệu về truyền thống dân tộc Việt Nam do nhà trường, địa phương tổ chức.

– GV hướng dẫn HS: Để viết bài, có thể dựa vào một số gợi ý sau:

+ Hoạt động đó tổ chức ở đâu?

+ Hoạt động đó giới thiệu những truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?

+ Em có suy nghĩ, cảm nhận gì về những truyền thống đó?

+ Em sẽ hành động như thế nào để giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp đó của dân tộc Việt Nam?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc cá nhân, tham gia hoạt động và viết bài.

– GV theo dõi quá trình HS thực hiện, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS nộp sản phẩm vào bài học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, củng cố, dặn dò và kết thúc bài học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

– Ôn lại kiến thức đã học:

+ Một số truyền thống của dân tộc Việt Nam.

+ Tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

+ Giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam.

– Trả lời câu hỏi bài tập 2 phần Luyện tập và hoàn thành nhiệm vụ phần Vận dụng.

– Làm bài tập Bài 1 – Sách bài tập Giáo dục công dân 8.

– Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 2 – Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc.

Kế hoạch bài dạy GDCD 8 Bài 2

TÊN BÀI DẠY- BÀI 2: TÔN TRỌNG SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC DÂN TỘC

Môn học: GDCD; lớp 8

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU:

1. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

– Giao tiếp và hợp tác : Biết quan sát hình ảnh, video và sử dụng ngôn ngữ đề trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận nhằm nêu được một số biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

– Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội:

+ Nhận biết được sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

+ Biết thu thập, tìm hiểu các biểu hiện đúng và các biểu hiện sai về tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc.

+ Hình thành, duy trì được mối quan hệ hoà hợp với những người xung quanh và thích ứng được với sự khác biệt của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

– Điều chỉnh hành vi:

+ Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

+ Khích lệ, động viên bạn bè tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới. Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.

+ Đánh giá được hành vi đúng sai của bản thân và của mọi người trong việc về tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

– Phát triển bản thân: Xác định được lí tưởng sống của bản thân; lập được mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện thể hiện sự tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

2. Về phẩm chất:

– Nhân ái: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

– Trách nhiệm: Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh, video

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 8, tư liệu báo chí, thông tin, clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu:

Giúp học sinh tiếp cận nội dung bài học, tạo hứng thú học tập cho HS; huy động những kinh nghiệm thực tế của HS về sự đa dạng của các dân tộc.

b. Nội dung:

HS đoán tên các quốc gia dựa trên những biểu tượng văn hóa- lịch sử của các quốc gia đó qua các hình ảnh.

c. Sản phẩm:

– Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển gia nhiệm vụ học tập

Trò chơi “Ai nhanh, ai giỏi”

– GV giới thiệu hình ảnh

– GV đưa câu hỏi:

? Em hãy đoán tên các quốc gia dựa trên những trang phục truyền thống, biểu tượng văn hóa của các quốc gia đó qua các hình ảnh cho sẵn và điền vào bảng theo đúng thứ tự.

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi:

“Ai nhanh, ai giỏi”

Luật chơi:

– Thời gian 3 phút

– Cả lớp chia thành 4 nhóm. Các nhóm cử nhóm trưởng đại diện.

– Câu hỏi: Em hãy đoán tên các quốc gia dựa trên những trang phục truyền thống, biểu tượng văn hóa của các quốc gia đó qua các hình ảnh cho sẵn và điền vào bảng theo đúng thứ tự.

Lưu ý: Các hình ảnh sẽ được lặp lại lần 2

– HS làm việc trao đổi, suy nghĩ, ghi trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– Học sinh trình bày câu trả lời.

– Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

– Học sinh chỉ cần ghi đúng tên nước.

1. Sari (Ấn Độ)

2. Tháp Eiffel (Pháp)

3. Hanbok (Hàn Quốc)

4. Đồng hồ Big Ben (Anh)

5. Kimono (Nhật Bản)

6. Búp bê Matrioska (Nga)

7. Vạn lí trường thành (Trung Quốc)

8. Nhà hát Oprea Sydney (Úc)

9. Hoa tulip (Hà Lan)

10. Kim tự tháp (Ai Cập)

11. Sabai (Thái Lan)

12. Tháp Pisa (Ý)

13. Kilt (Scotland)

14. Lễ hội đấu bò (Tây Ban Nha)

15. Áo dài ( Việt Nam)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học

– Mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều có những điểm khác biệt, được thể hiện ở điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành, phương thức sinh hoạt, chủng tộc, sắc tộc, văn hóa,… Điều đó đã tạo nên sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới. Đó cũng chính là nội dung bài học hôm nay. Chúng ta cùng vào Bài 2 – Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc.

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới

a. Mục tiêu:

– Hs biết quan sát hình ảnh và sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận và nêu được biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

b. Nội dung:

– GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin kết hợp theo dõi Video

– GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh nêu được một số biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

c. Sản phẩm:Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi của phiếu bài tập và trò chơi “Tiếp sức đồng đội

GV yêu cầu học sinh đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Phiếu học tập số 1:

Câu 1: Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới được biểu hiện như thế nàotrong các thông tin 1?

Phiếu học tập số 2:

Câu 2: Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới được biểu hiện như thế nàotrong các thông tin 2?

Sampot

Campuchia

Ba-ju Ke-ba-ya

Singapo

Sinh (nữ), Sa-long (nam)

Lào

*Video trang phục của 54 dân tộc Việt Nam

* Trò chơi “Tiếp sức đồng đội”

Câu 3.Hãy kể thêm những biểu hiện khác về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới?

Luật chơi:

+ Giáo viên chia lớp thành bốn đội tham gia trả lời câu hỏi 3. Gợi ý ở các lĩnh vực phương thức sinh hoạt, ngôn ngữ, chữ viết, màu da, truyền thống, phong tục, tập quán, ẩm thực, trang phục, nghệ thuật, kiến trúc,… Các nhóm trưởng lên bốc thẻ nhóm để nhận nhiệm vụ. Bốn thẻ nhóm phân theo khu vực Châu Á, Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi

+Mỗi đội cử ra 5 đại diện xuất sắc nhất.

+ Đại diện 4 đội lên bảng viết các thông tin.

+ Thời gian: Trò chơi diễn ra trong vòng 5 phút.

+ Cách thức: Các thành viên trong đội thay phiên nhau viết các đáp án lên bảng, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS:

+ Nghe hướng dẫn.

+ Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.

+Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật.

– Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

GV:

– Yêu cầu HS lên trình bày.

– Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

– Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.

1)– Trong thông tin 1: Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới được biểu hiện ở chi tiết: Các quốc gia cũng công nhận một thực tế là con người khác nhau về hình dáng bên ngoài, địa vị, lời nói, cách ứng xử và các giá trị, song đều có quyền được sống trong hòa bình và duy trì cá tính của riêng mình.

2)– Trong thông tin 2: Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới được biểu hiện ở chi tiết:

+ Trang phục truyền thống của các quốc gia trong cộng động ASEAN có sự khác nhau. Ví dụ: ở Campuchia, trang phục dân tộc được gọi là Sam-pót; ở Sin-ga-po, trang phục dân tộc được gọi là Ba-ju Ke-ba-ya,…

+ Thậm chí, trong cùng một quốc gia, trang phục dân tộc cũng có những nét khác biệt giữa các vùng, miền hoặc giữa trang phục dành cho nữ giới với nam giới.

* Trò chơi “Tiếp sức đồng đội”

3)Gợi ý :Một số biểu hiện về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới:

Châu Á-Ở Nhật Bản:

+ Người Nhật nổi tiếng với tính kỉ luật, chăm chỉ lao động, trung thành và thượng võ, đúng giờ. Võ sĩ Sa-mu-rai chính là biểu tượng của những đức tính này.

+ Món ăn truyền thống của Nhật Bản là xư-si.

+ Trang phục truyền thống của Nhật Bản là ki-mô-nô.

+ Lễ hội hoa anh đào là một trong những lễ hội truyền thống của Nhật Bản.

Châu Âu- Ở Pháp :

+ Tháp Eiffel là một công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới và đồng thời cũng là niềm tự hào của người Pháp.

+ Đứng đầu trong danh sách ẩm thực của Pháp đó chính là bánh mỳ Pháp.

+ Nước Pháp nổi tiếng bởi những chai nước hoa.

+ Trong những thứ nổi tiếng ở Pháp thì có lẽ đồ hiệu là được yêu thích hơn cả bởi những tín đồ thời trang.

+ Gan ngỗng béo – Món ăn đắt giá đến từ nước Pháp

+ Nhà thờ Đức Bà – Thêm một địa điểm nổi tiếng của nước Pháp

Châu Phi- Ở Ai Cập:

+ Đất nước Ai Cập – Cưỡi lạc đà trên sa mạc nóng bỏng.

+ Nền văn minh Ai Cập cổ đại hay nền văn minh sông Nile là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại.

+Khoảng 90% dân số Ai Cập là người Hồi giáo Sunni.

+ Ai Cập là quốc gia tiến bộ nhất ở Trung Đông là lĩnh vực truyền thông.

+ Thuật ướp xác của người Ai Cập cổ xuất hiện từ năm 2700 TCN.

+ Đặc điểm của kiến trúc Ai Cập là công trình có quy mô lớn, kích thước đồ sộ, nặng nề và thần bí.

Châu Mĩ-Ở Brazil:

+Brazil là quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất ở châu Mỹ Tiếng Anh không được sử dụng rộng rãi.

+ Nói tới Brazil là nhắc tới hai lễ hội lớn nhất thế giới gồm Carnival và lễ Reveillon chào đón Năm mới

+ Người Braᴢil ai cũng biết nhảу ѕamba ᴠà nghe nhạc ѕamba.

+ Người Braᴢil đều theo đạo thiên chúa giáo

+ Một trong những thành phố lớn nhất của Brazil nằm giữa con sông Amazon

+ Caipirinha là thức uống nổi tiếng ở Brazil.

3) Kết luận:

– Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn

-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.

I. Khám phá

1. Biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới

*Đọc thông tin

*Kết luận

– Xuất phát từ yếu tố địa lí, chủng tộc, lịch sử hình thành, phát triển, các dân tộc có sự đa dạng về phương thức sinh hoạt, ngôn ngữ, chữ viết, màu da, truyền thống, phong tục, tập quán, ẩm thực, trang phục, nghệ thuật, kiến trúc,…

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới

a. Mục tiêu:

– HS hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

b. Nội dung:

– GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin.

– GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, và xem video/tranh ảnh để hướng dẫn học sinh: Ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm .

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua kĩ thật thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu bài tập.

GV yêu cầu học sinh đọc thông tin 1&2 SGK/12và trả lời câu hỏi:

1)Từ thông tin 1, em hãy phân tích ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới.

* Video Chợ 0 đồng dành cho người nước ngoài mùa dịch

2)Từ thông tin 2 và Video, theo em, việc tôn trọng

sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới

mang lại những lợi ích gì cho Việt Nam.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Học sinh làm việc cá nhân, trao đổi nhóm đôi, suy nghĩ, trả lời.

– Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV:

– Yêu cầu HS lên trình bày.

– Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

– Trình bày suy nghĩ cá nhân, thống nhất ý kiến nhóm đôi.

– Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Qua thông tin :

1)Từ thông tin 1: Ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới:

Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới sẽ làm cho văn hóa nhân loại thêm phong phú, đặc sắc;

– Tạo nền tảng để các dân tộc trên thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau;

– Giúp cho các nước có cơ hội vươn lên phát triển, góp phần thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ nền hòa bình trên thế giới.

2) Từ thông tin 2 và Video: Tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới giúp Việt Nam:

– Tạo động lực phát triển kinh tế, nhằm hỗ trợ việc cải thiện trình độ sức khỏe và tiêu thụ của dân cư, cũng như tăng cường độ sôi nổi của các công việc nghiên cứu khoa học và công nghệ.

– Tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và nền văn hoá cũng thúc đẩy sự phát triển của kinh doanh, cộng tác văn hoá và giao lưu quốc tế.

– Những lợi ích này cũng giúp gia tăng sự tôn trọng và quan tâm đến các địa phương, các dân tộc, các nền văn hoá khác nhau trên toàn thế giới.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Yc hs nhận xét câu trả lời.

-Gv đánh giá, chốt kiến thức.

2. Ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới

*Đọc thông tin

*Kết luận

Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hóa trên thế giới sẽ làm cho văn hóa nhân loại thêm phong phú, đặc sắc; tạo nền tảng để các dân tộc trên thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau; giúp cho các nước có cơ hội vươn lên phát triển, gớp phần thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ nền hòa bình trên thế giới.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung: Thực hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới

a. Mục tiêu:

– HS thể hiện được bằng lời nói và việc làm, thái độ tôn trọng, sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

– Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.

b. Nội dung:

– GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua nhiệm vụ học tập để hướng dẫn học sinh: Cách thể hiện được bằng lời nói và việc làm, thái độ tôn trọng, sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

c. Sản phẩm: Câu trả lời/ sản phẩm của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cá nhân

GV yêu cầu học sinh đọc tình huống 1&2SGK/13

1) Em nhận xét như thế nào về ý kiến của các nhân vật trong mỗi tình huống trên?

2) Hãy kể về một việc em đã làm thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên

thế giới.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghe hướng dẫn, làm việc cá nhân suy nghĩ, trả lời.

– GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV:

– Yêu cầu HS lên trình bày.

– Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

– Trình bày kết quả.

– Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

1)Tình huống 1: Ý kiến của H và L đúng, của B không đúng vì học hỏi các nền văn hóa trên thế giới phải có sự chọn lọc và tiếp thu, cùng với đó phải giữ gìn được bản sắc dân tộc.

· Tình huống 2: Ý kiến của T là không đúng. Vì mỗi quốc gia đều có bản sắc và giá trị văn hóa riêng, đều có ưu điểm và hạn chế. Do vậy, không nên chê bai, phân biệt bất kì nền văn hóa của một quốc gia nào.

2) Một việc em đã làm thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới: học hỏi và tiếp thu sự du nhập văn hóa nước ngoài vào Việt Nam như ăn mặc, giao tiếp.

* Video Đa dạng văn hóa Việt Nam

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.

Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

3. Thực hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới

* Đọc tình huống

* Kết luận:

– Chúng ta cần tôn trọng các dân tộc khác, cũng như bản sắc và giá trị văn hóa riêng có của họ, không chê bai, công kích, không phân biệt, kì thị, luôn học hỏi lẫn nhau và đối xử với nhau một cách chân thành.

………….

Tham khảo thêm:   Nghị định 23/2013/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 45/2011/NĐ-CP về lệ phí trước bạ

Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án GDCD 8 Cánh diều

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Giáo dục công dân 8 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy lớp 8 môn GDCD của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *