Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Địa lí 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Địa lý 10 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Địa lý 10 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học cả học kì 1, kì 2 theo chương trình sách giáo khoa. Giáo án Địa 10 Kết nối tri thức giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án dạy môn Địa lý lớp 10 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình.

Giáo án Địa lý 10 Kết nối tri thức giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu nhanh chóng xây dựng hoàn thiện giáo án dạy học cho riêng mình. Vậy sau đây là trọn bộ giáo án Địa lý 10 Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục giáo án lớp 10.

Giáo án Địa lí 10 sách Kết nối tri thức

Ngày soạn: ………….

Ngày kí: …………………

A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

Bài mở đầu. MÔN ĐỊA LÍ VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức, kĩ năng:

– Khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.

– Xác định được vai trò của môn Địa lí với đời sống.

– Liên hệ kiến thức môn Địa lí đã học, mối quan hệ giữa kiến thức môn Địa lí và kiến thức các môn học có liên quan.

– Xác định được các ngành nghề có liên quan đến kiến thức Địa lí, giải thích được tại sao kiến thức môn Địa lí có lợi thế và phát huy tốt trong nhiều lĩnh vực nghwf nghiệp khác nhau trong cuộc sống.

2. Về năng lực:

– Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực đặc thù:

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí.

+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet phục vụ môn học.

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.

3. Về phẩm chất

– Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.

– Yêu thích và gắn bó với nghề nghiệp liên quan đến môn Địa lí.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video về môn Địa lí, các ngành nghề liên quan đến môn Địa lí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu

– Tạo kết nối kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về kiến thức, vai trò của môn Địa lí đã học ở cấp dưới với bài học.

– Tạo hứng thú, kích thích tò mò của học sinh.

b. Nội dung

HS thực hiện 1 vở kịch ngắn để trả lời được câu hỏi: Theo em, những ngành nghề nào có liên quan đến môn Địa lí?

c. Sản phẩm

Vở kịch hoàn thiện với sự diễn xuất của HS; sau đó HS sẽ đưa ra các ý kiến khác nhau dựa trên hiểu biết của bản thân. Các ý kiến có thể đúng hoặc chưa đúng, trên cơ sở đó GV hướng HS tới bài học.

Câu chuyện diễn ra trong chuyến du lịch hè của đại gia đình hai anh em An đến thành phố Hạ Long (Quảng Ninh). Chuyến xe gồm 16 người gồm ông bà nôi, gia đình bác cả, gia đình chú ba, gia đình cô út và gia đình An. Đặc biệt trên xe có 1 bác tài vui tính và 1 cô hướng dẫn viên xinh đẹp của công ty du lịch. Xe xuất phát từ quê An ở thị trấn A, đi khoảng 1h thì qua Hà Nôi, cô hướng dẫn viên sau khi làm quen hết các thành viên của gia đình thì bắt đầu giới thiệu một số nét nổi bật về Hà Nội, thủ đô của cả nước. Qua Hà Nội, xe tiến vào Hải Dương, cô HDV lại tiếp tục giới thiệu về mảnh đất Hải Dương với các danh thắng nổi tiếng như Côn Sơn – Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An,… đặc sản Hải Dương như bánh đậu xanh, bánh gai, bánh dày gàu, vải thiều,.. nhà máy nhiệt điện lớn hang đầu miền Bắc – Phả Lại. Trong suốt 3 ngày ở Hạ Long, anh em An không chỉ thích thú khi được tham quan các cảnh đẹp, tham gia các trò chơi hấp dẫn mà điều ngạc nhiên nhất là đi đến đâu cô hướng dẫn viên cũng giới thiệu rất chi tiết về nguồn gốc tên gọi, vị trí, đặc điểm của điểm du lịch, về sự phát triển trong đời sống kinh tế – xã hội của người dân địa phương. Về nhà, An mang quà cho bạn than là Trang, cả hai bạn rất thích thú và hỏi nhau: không biết cô hướng dẫn viên đó học cái gì mà siêu thế nhỉ?

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ 6 năm 2022 - 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 4 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Công nghệ 6 (Có đáp án + Ma trận)

d. Tổ chức thực hiện

– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS thực hiện dẫn dắt và diễn xuất, đặt ra câu hỏi để các bạn trong lớp cùng đưa ra ý kiến.

– Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ: Các HS khác trong lớp cùng suy nghĩ, viết ý kiến ra giấy.

– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 1 số HS nêu ý kiến, các HS khác bổ sung.

– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV kết luận, dẫn dắt vào bài.

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu đặc điểm, vai trò của môn Địa lí ở trường phổ thông

a. Mục tiêu

– Khái quát được đặc điểm môn Địa lí.

– Xác định được vai trò của môn Địa lí với đời sống.

b. Nội dung

HS đọc thông tin mục 1 sách giáo khoa, hoạt động theo nhóm:

– Nêu đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.

– Cho biết vai trò của môn Địa lí với đời sống.

c. Sản phẩm

– Đặc điểm môn Địa lí:

+ Là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội.

+ Môn Địa lí mang tính tổng hợp vì nó bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

+ Môn địa lí có tính liên quan với các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật,…

– Vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống:

+ Giúp các em có hiểu biết về khoa học địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí vào đời sống.

+ Củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông.

+ Giáo giục lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, trách nhiệm đối với môi trường.

+ Làm cho kho tàng kiến thức, vốn hiểu biết về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất ở các nơi ngày càng thêm phong phú.

+ Giải thích được các hiện tượng địa lí trong cuộc sống.

+ Sử dụng kiến thức địa lí trong các ngành, lĩnh vực của đời sống.

d. Tổ chức thực hiện.

– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, Sử dụng kĩ thuật “Khăn trải bàn”

+ Nhóm 1,3: Tìm hiểu về đặc điểm của môn Địa lí.

+ Nhóm 2,4: Tìm hiểu vai trò của môn Địa lí.

Dụng cụ: Giấy A0, bút dạ.

– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao, mỗi cá nhân đưa ra ý kiến riêng, Nhóm trưởng và thư kí tổng hợp đưa ra ý kiến chung

– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Các nhóm treo sản phẩm đã hoàn thiện lên bảng, GV gọi ngẫu nhiên các nhóm trình bày theo thứ tự nội dung, nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chuẩn kiến thức, nhận xét đánh giá tinh thần làm việc của các nhóm.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp

a. Mục tiêu

– Xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí.

b. Nội dung

HS tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” để làm rõ mối quan hệ giữa kiến thức địa lí với các ngành nghề.

c. Sản phẩm

– Kiến thức địa lí phù hợp với nhiều ngành nghề, lĩnh vực:

+ Địa lí tự nhiên: nông nghiệp, quản lí tài nguyên, môi trường, kĩ sư trắc địa, các ngành bộ phận (khí tượng, thủy văn, thổ nhưỡng,…)

Tham khảo thêm:   Địa lí 6 Bài 23: Sự sống trên Trái Đất Soạn Địa 6 trang 171 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

+ Địa lí kinh tế – xã hội: kinh tế, du lịch, tài chính ngân hang, ngành liên quan đến dân số, xã hội,…

+ Địa lí tổng hợp: nhà giáo, quy hoạch phát triển, kĩ sư bản đồ, quân sự, ngoại giao, …

– Môn Địa lí phù hợp với nhiều lĩnh vực nghề nghiệp do đặc điểm của môn học mang tính tổng hợp, kiến thức phong phú.

d. Tổ chức thực hiện.

– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chọn 3 học sinh tham gia chơi (gọi số ngẫu nhiên hoặc xung phong), các học sinh còn lại đóng vai trò giám khảo, giám sát và phổ biến luật chơi: Mỗi HS được cung cấp một bộ mảnh ghép có ghi các lĩnh vực, ngành nghề có liên quan đến môn Địa lí. Trên bảng đã kẻ sẵn 3 ô theo mẫu sau

BỘ MÔN

HS1

HS2

HS3

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

ĐỊA LÍ KINH TÊ – XÃ HỘI

ĐỊA LÍ TỔNG HỢP

Trong khoảng thời gian 7 phút, 3 HS lựa chọn các ngành nghề, lĩnh vực phù hợp ghép vào ô theo từng bộ môn.

Các mảnh ghép – có cả mảnh ghép nhiễu (minh họa) (GV chuẩn bị khoảng 15 đến 20 mảnh.

1. Nông nghiệp.

2. Du lịch.

3. Khí tượng.

4. Tài chính.

5. Khí tượng.

6. Kĩ sư mỏ.

7. Ca sĩ.

8. Bác sĩ.

9. Giáo viên.

10. Kĩ sư bản đồ.

……

– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện trò chơi, các HS khác đóng vai trò giám sát.

– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Các HS nhận xét, chấm điểm 3 HS tham giam chơi.

– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét việc tham gia trò chơi, chuẩn kiến thức

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu

– Hình thành cho HS một số năng lực: khai thác internet, liên hệ thực tế, vận dụng,…

b. Nội dung

HS tập làm hướng dẫn viên du lịch

c. Sản phẩm: HS làm hướng dẫn viên du lịch hướng dẫn du khách tham quan 1 địa điểm du lịch của địa phương.

d. Tổ chức thực hiện.

– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tập làm hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về 1 điểm du lịch nổi tiếng của địa phương.

– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, chuẩn bị ra giấy.

– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 1-2 học sinh trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.

– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV kết luận vấn đề: khẳng định để HS thấy được để trở thành 1 hướng dẫn viên du lịch thì cần được tran bị đầy đủ các kiến thức về địa lí, lịch sử,…

3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu

– Hình thành cho học sinh các năng lực đặc thù của môn học như: cập nhật thông tin, liên hệ thực tế, vận dụng tri thức,…

b. Nội dung: HS làm việc cá nhân (ở nhà)

c. Sản phẩm: mỗi HS chuẩn bị 1 bài thuyết trình ngắn về nghề nghiệp mà mình yêu thích và vai trò của môn Địa lí với nghề nghiệp đó.

d. Tổ chức thực hiện.

– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS viết 1 bài thuyết trình ngắn về 1 nghề nghiệp mà mình yêu thích và sẽ lựa chọn trong tương lai; nêu rõ vai trò của môn Địa lí với nghề nghiệp đó.

– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân ở nhà

– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Trong tiết học sau, GV gọi 1 vài HS trình bày bài viết đã chuẩn bị, các HS khác nghe, nhận xét và bổ sung.

– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV kết luận vấn đề

4. 4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

5. Hướng dẫn về nhà:

– Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

– Chuẩn bị bài mới: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

6. Rút kinh nghiệm:

…………………………..

Ngày soạn: ……………..

Ngày kí: ………………..

Chương 1. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ

Bài 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức, kĩ năng

– Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp bản đồ – biểu đồ, phương pháp chấm điểm, phương pháp khoanh vùng,…

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Nói với người đến sau

– Nhận biết các phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên các bản đồ bất kì.

2. Về năng lực

– Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực đặc thù:

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí.

+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học (atlat địa lí, bản đồ,…), khai thác internet trong học tập.

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí đã học: phát hiện phương pháp biểu hiện ở từng bản đồ cụ thể, có thể tự xây dụng và xác định từng phương pháp biểu hiện các đối tượng trên bản đồ theo yêu cầu.

3. Về phẩm chất

– Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.

– Trân trọng các sản phẩm bản đồ trong quá trình sử dụng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: Bản đồ treo tường: Một số nhà máy điện ở Việt Nam năm 2020; Hoạt động của gió và bão ở Việt Nam; Diện tích và sản lượng lúa cả năm của các tỉnh và thành phố ở Việt Nam, năm 2020; Phân bố dân cư châu Á, năm 2020.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài thuyết trình về lựa chọn nghề nghiệp và mối quan hệ với môn Địa lí.

3. Bài mới

3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu

– Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về kiến thức bản đồ đã học ở các lớp dưới với bài học.

– Tạo hứng thú, kích thích tò mò của học sinh.

b. Nội dung

Khi xây dựng bản đồ, để thể hiện các đối tượng trong thực tế lên bản đồ, người ta dùng các phương pháp khác nhau. Vậy có những phương pháp nào biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ? Các phương pháp đó có gì khác biệt?

c. Sản phẩm

HS đưa ra các ý kiến khác nhau, có thể chưa chính xác.

d. Tổ chức thực hiện

– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi “Khám phá thế giới” với 6 bức tranh tương ứng với lược đồ 6 quốc gia có hình dạng đặc biệt

+ Đất nước có hình chiếc ủng → Italia.

+ Đất nước hình quả ớt → Chi lê.

+ Đất nước hình con kền kền → Latvia

+ Đất nước hình lá cọ → Lào

+ Đất nước hình người đàn ông với chiếc mũi dài nhọn → Argentina

+ Đât nước hình chữ S → Việt Nam

– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:GV trình chiếu và đặt câu hỏi thứ tự từ 1 đến 6 và gọi HS trả lời.

– Bước 3: Báo cáo, thảo luận:HS trao đổi, thảo luận, đưa ra câu trả lời.

– Bước 4: Kết luận, nhận định:GV kết luận, dẫn dắt vào bài học.

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Tìm hiểu về một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

a. Mục tiêu

– Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ thông dụng như: phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đượng chuyển động, phương pháp bản đồ – biểu đồ, phương pháp chấm điểm, phương pháp khoanh vùng.

b. Nội dung

HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật “Công đoạn” để tìm hiểu về 5 phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ

…………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm giáo án Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Địa lí 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Địa lý 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *