Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn 7 Cánh diều (Cả năm) Giáo án dạy thêm Văn 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu vô cùng hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng tham khảo.

Giáo án dạy thêm Văn 7 Cánh diều được biên soạn đầy đủ từng chi tiết, từng mục tiêu đặt ra để đạt được trong buổi học. Thông qua tài liệu này giúp thầy cô hướng dẫn các em ôn lại toàn bộ kiến thức trọng tâm môn Ngữ văn lớp 7 cả năm và nhanh chóng xây dựng giáo án dạy thêm cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải tại đây.

Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn 7 Cánh diều

Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết

A. MỤC TIÊU

– Củng cố kiến thức : yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền,…), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của truyện ngắn và tiểu thuyết.

– Vận dụng nhận biết từ ngữ địa phương, đặc sắc ngôn ngữ vùng miền

– Vận dụng viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

– Thực hành trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống.

– Phát triển năng lực viết, nói và nghe

– Biết sống nhân ái, yêu nước và ý thức về trách nhiệm của công dân đối với đất nước

B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU

Kế hoạch bài học Phiếu bài tập

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.Kiến thức ngữ văn

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

B2.Tổ chức cho HS thảo luận. Quan sát, khích lệ HS.

B3.Tổ chức cho HS báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm.

+ HS đại diện nhóm xung phong trả lời.

+ Các nhóm khác trao đổi, phản biện.

B4. GV tổng hợp ý kiến, kết luận:

1.Phân biệt truyện ngắn và tiểu thuyết

Tiểu thuyết

Truyện ngắn

Là tác phẩm tự sự cỡ lớn, có nội dung phong phú, cốt truyện phức tạp; phản ánh nhiều sự kiện, cảnh ngộ; miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng.

Là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự việc phức tạp,… Chỉ tiết và lời văn trong truyện ngắn rất cô đọng. Đặc điểm nhân vật là những nét riêng của nhân vật trong truyện, thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ,..

2. Tính cách nhân vật, bối cảnh

– Tính cách nhân vật trong truyện (truyện ngắn và tiểu thuyết) thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật: qua nhận xét của người kể chuyện và các nhân vật khác;…

– Bối cảnh trong truyện thường chỉ hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung (bối cảnh lịch sử); thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện (bối cảnh riêng)

3. Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể

Trong truyện có thể sử dụng linh hoạt ngôi kể thứ nhất và thứ ba sẽ khiến cho nội dung phong phú hơn và cách kể linh hoạt hơn

4. Ngôn ngữ các vùng miền

– Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, vừa có tính thống nhất cao, vừa có tính đa dạng. Tính đa dạng của tiếng Việt thể hiện ở các mặt ngữ âm và từ vựng:

+ Về mặt ngữ âm: Một từ ngữ có thể được phát âm không giống nhau ở các vùng miền:

+ Về mặt từ vựng: Các vùng miền khác nhau đều có những từ ngữ mang tính địa phương.

– Trong tác phẩm văn học, việc sử dụng một số từ ngữ địa phương phản ánh cách nói của nhân vật, của người dân ở địa phương nhất định; đồng thời, tạo sắc thái thân mật, gần gũi, phù hợp với bối cảnh mà tác phẩm miêu tả. Tuy nhiên, việc sử dụng từ ngữ địa phương cũng cần có chừng mực để tránh gây khó khăn cho người đọc và hạn chế sự phổ biến của tác phẩm.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 38/2011/TT-BCT quy định chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với các Tập đoàn, Tổng công ty, công ty thuộc Bộ Công Thương

2. Khái quát các văn bản đã học theo đặc trưng thể loại

THẢO LUẬN NHÓM 4 HS

B1. GV chuyển giao nhiệm vụ qua phiếu học tập:

B2.Tổ chức cho HS thảo luận. Quan sát, khích lệ HS có thể trình bày qua bảng, sơ đồ tư duy, vẽ tranh, … theo văn bản được phân công.

B3.Tổ chức cho HS báo cáo thuyết trình sản phẩm.

+ HS đại diện nhóm xung phong trả lời.

+ Các nhóm khác trao đổi, phản biện.

B4. GV tổng hợp ý kiến, kết luận:

Người đàn ông cô độc giữa rừng

Buổi học cuối cùng

Dọc đường xứ Nghệ

Tác giả

Đoàn Giỏi

An-phông-xơ Đô-đê

Sơn Tùng

Thể loại

Tiểu thuyết

Truyện ngắn

Tiểu thuyết

Ngôi kể

Thay đổi linh hoạt

Thứ nhất

Thứ ba

PTBĐ

Tự sự+miêu tả+biểu cảm

Nhân vật

bé An- nhân vật tôi, ông Hai , chú Võ Tòng (nhân vật chính)

Thầy Ha-men, Phrang

Cụ Phó bảng, Hai anh em cậu bé Côn,

Hoàn cảnh

Ban đêm, ở lều của chú Võ Tòng trong rừng U Minh – nơi diễn ra cuộc nói chuyện, bàn bạc của ông Hai và chú Võ Tòng về chuyện đánh giặc.

Quang cảnh và diễn biến của buổi học tiếng Pháp cuối cùng của các em vùng An –dát..

Người cha Nguyễn Sinh Sắc sau khi về quê đi thăm bạn bè ở hai tỉnh và cho hai con theo cùng.

Nghệ thuật

– Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị, đậm chất Nam Bộ

– Miêu tả tính cách nhân vật qua ngoại hình, hành động

– Qua sự quan sát tinh tế, lời văn mộc mạc, bình dị, các từ địa phương sinh động.

– Miêu tả nhân vật qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng

– Ngôi kể thứ nhất, ngôn ngữ tự nhiên, giọng kể chân thành, xúc động

Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị. Qua câu chuyện, gửi gắm những bài học sâu sắc.

– Kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm.

Nội dung

Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của tía con An với chú Võ Tòng – người đàn ông cô độc giữa rừng. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó cho người đọc thấy vẻ đẹp hoang dã, trù phú của thiên nhiên Nam Bộ. Ta được vẻ đẹp mộc mạc, chất phác, giàu tình người, và tinh thần kiên cường dũng cảm của những con người nơi đây trong kháng chiến chống Pháp.

– Câu chuyện kể buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng.Tình cảm xúc động, nuối tiếc của thầy và trò trong buổi học cuối cùng bằng tiếng dân tộc.

– Tình yêu tiếng mẹ đẻ – lòng yêu nước.

Câu chuyện kể về hành trình đi qua các địa danh của ba cha con cụ Phó Bảng. Mỗi địa danh gắn với một câu chuyện. Và qua các câu chuyện đó, cụ Phó Bảng đã giáo dục các con những phẩm chất, tu dưỡng làm người.

II. LUYỆN TẬP CÁC NGỮ LIỆU SÁCH GIÁO KHOA – TỰ ĐÁNH GIÁ

-Học sinh đọc ngữ liệu SGK.

-Làm các bài tập vào vở.

-Chia sẻ kết quả và thảo luận.

ĐỀ LUYỆN TẬP

Câu 1. Truyện “Bố của Xi-mông” có sự kết hợp tự sự với phương thức nào?

A. Biểu cảm
B. Nghị luận
C. Thuyết minh
D. Miêu tả

Câu 2.Người kể trong văn bản “Bố của Xi-mông” là ai?

A. Bác công nhân Phi-líp
B. Chị Blăng-sốt
C. Xi-mông
D. Người kể vắng mặt

Câu 3. Xi-mông ở trong trạng thái nào khi đuổi bắt con nhái?

A. Đau khổ đến muốn chết
B. Rất buồn ngủ và mệt mỏi
C. Vừa đau buồn lại chợt vui
D. Rất vui thích đuổi bắt con nhái

Câu 4. Phương án nào dưới đây thể hiện đầy đủ nhất tâm trạng của Xi-mông khi em thổ lộ với bác công nhân Phi-líp voiwsmong muốn có một ông bố?

Tham khảo thêm:   Mẫu phiếu nhập kho Mẫu số 01-VT theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

A. Vừa đau khổ, vừa khát khao, hi vọng
B. Tuyệt vọng vì không có bố
C. Đau khổ vì bị chế giễu, bắt nạt
D. Hi vọng bác Phi-líp nhận lời

Câu 5. Phương án nào nêu nhận xét đúng về sự xuất hiện của “ông bố” Phi-líp trong cuộc đời Xi-mông?

A. Là kết quả của phép mầu kì diệu
B. Bất ngờ nhưng hợp lí và cảm động
C. Đã được dự báo từ trước
D. Là bác Phi-líp có ý từ lâu

Câu 6. Theo em, nguyên nhân chính dẫn đến lũ trẻ trêu chọc, hành hạ bé Xi-mông là gì?

A. Vì muốn tạo trò vui
B. Vì thói vô cảm, độc ác
C. Vì định kiến của người lớn
D. Vì thiếu sự hiểu biết, cảm thông

Câu 7. Vì sao bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông?

A. Vì lời đề nghị của Xi-mông quá bất ngờ
B. Vì hoàn cảnh gia đình của thiếu phụ Blăng-sốt
C. Vì cảm thông và muốn giúp đỡ mẹ con Xi-mông
D. Vì bác khỏe mạnh và thường hay giúp đỡ người khác

Câu 8. Lời nhắn gửi chung nhất của câu chuyện này là gì?

A. Không nên trêu chọc, giễu cợt Xi-mông
B. Hãy cảm thông, chia sẻ với mẹ con Xi-mông
C. Hãy đối xử nhân hậu với những người thiệt thòi, đau khổ
D. Mong Xi-mông được hạnh phúc và có một ông bố

Câu 9. Ý nghĩa của yếu tố “nhân” trong hai từ in đậm ở câu sau có giống nhau không? Em hãy giải thích vì sao?

Câu 10. Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) trình bày suy nghĩ của em trước sự việc Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình.

ĐÁP ÁN

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
D D B A B D C C

Câu 9. Ý nghĩa của yếu tố “nhân” trong hai từ in đậm ở câu trên không giống nhau. Vì:

+ “Nhân” trong “công nhân” có nghĩa là người.

+ “Nhân” trong “nhân hậu” có nghĩa là khoan dung, yêu thương, lương thiện.

Câu 10. Truyện “ Bố của Xi-mông” là một tác phẩm có giá trị nhân văn sâu sắc. Xi-mông vốn không biết bố mình là ai, em tự nhận là không có bố. Chính vì điều này mà Xi-mông bị các bạn trêu chọc, khiến cậu cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng và có những ý nghĩ tiêu cực định tự tử. Cậu bé đáng thương ấy luôn khao khát có một người bố để bằng bạn bằng bè. Vào lúc tưởng chừng như bế tắc nhất thì bác thợ rèn xuất hiện như một vị cứu tinh. Chính bác Phi-líp đã khích lệ Xi-mông. Điều này hẳn đã làm cho Xi-mông cảm nhận được sự ấm áp mà trước nay em hằng ao ước. Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình cho thấy khao khát hết sức chính đáng của thơ là có được một gia đình trọn vẹn. Và việc bác thợ rèn đồng ý làm bố Xi-mông đã cho thấy tình cảm nhân ái, cảm thông sẽ vượt qua mọi định kiến hẹp hòi của người đời. Chắc chắn học sẽ có cuộc sống hạnh phúc viên mãn.

BÀI TẬP VỀ NHÀ

Tìm đọc một số truyện ngắn hiện đạicó chủ đề về lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lòng nhân ái như: Làng, Vợ nhặt (Kim Lân), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Lặng lẽ Sa Pa ( Nguyễn Thành Long), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)…

Ghi chép lại nhưng điều tâm đắc vào sổ tay văn học.

VẬN DỤNG ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT

A. MỤC TIÊU

– Củng cố, hệ thống kiến thức về thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết.

– Phát triển năng lực đọc hiểu theo đặc trưng thể loại.

– Bồi dưỡng, phát triển năng lực đọc hiểu.

– Vận dụng đọc hiểu ngữ liệu mới.

B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU

– Kế hoạch bài học

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

B1. GV giao nhiệm vụ cho HS qua đề luyện tập 1 – Phiếu bài tập

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Vị vua và những bông hoa

Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.

Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng được bông hoa đẹp nhất. Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm.

Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp.

Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tới cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng. Nhà vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena. Ngài hỏi “tại sao chậu hoa của cô không có gì?” “Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại” – cô gái trả lời.

“Không, cô không thất bại. Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm. Ta không biết tất cả những bông hoa đẹp này ở đâu ra. Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được vương miện. Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này”

(Dẫn theo Quà tặng cuộc sống)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản?

Tham khảo thêm:   5 cách sút phạt hiệu quả nhất trong FIFA Online 3

A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận

Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ……………………………………….

Câu 3. Vì sao cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng ?

A. Vì cô đã rất trung thực khi trồng đúng hạt giống hoa mà nhà vua ban.
B. Vì cô đã trồng được chậu hoa đẹp nhất.
C. Vì cô đã gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng.
D. Cả ba phương án trên.

Câu 4. Câu “Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp.” được mở rộng thành phần vào?

A. Chủ ngữ
B. Vị ngữ
C. Trạng ngữ
D. Cả A.B.C

Câu 5. Truyện kể về việc một vị vua muốn lựa chọn người kế vị bằng cách thử lòng trung thực của mọi người từ những hạt giống hoa đã được nướng chín. Đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 6. Điền tiếp thông tin để hoàn thiện ý kiến sau: “Nếu tôi được đặt vào chậu hoa của Serena một “bông hoa cuộc đời”, em sẽ đặt chữ ………………………….”.

Câu 7. Câu sau là câu đơn hay câu ghép “Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình”

A. Câu đơn
B. Câu ghép

Câu 8. Em có đồng ý với quyết định của vị vua trong câu chuyện trên không? Vì sao?

………………………………………………………………………………………………………

Câu 9. Bài học cho bản thân khi đọc xong câu chuyện trên.?

………………………………………………………………………………………………………

B2.HS suy nghĩ, thực hiện từng yêu cầu đề bài vào vở,

B3.HS báo cáo kết quả sản phẩm – nhận xét, đánh giá bài làm của bạn:

+ Câu 1-7: Viết đáp án lên bảng+ lí giải vì sao chọn phương án đó?

+Câu 8-9: Viết câu trả lời lên bảng.

B4.Giáo viên tổng hợp, kết luận kiến thức

ĐÁP ÁN:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án đúng

B

Thứ ba

A

B

A

Trung thực

B

Câu 8. HS trình bày theo ý kiến cá nhân và lí giải.

+ Đồng ý – Vì…

+ Không đồng ý – Vì…

Câu 9. Con người cần phải sống trung thực, có lòng tin vào sự trung thực của bản thân. Khi có lòng trung thực con người sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống

………………

Tải file tài liệu để xem thêm giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 Cánh diều

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn 7 Cánh diều (Cả năm) Giáo án dạy thêm Văn 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *