Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Đạo đức lớp 2 (Sách mới) Kế hoạch bài dạy Đạo đức 2 KNTT, CTST, Cánh diều (Cả năm) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Đạo đức lớp 2 mang tới Kế hoạch bài dạy sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều trọn bộ cả năm, giúp thầy cô soạn giáo án môn Đạo đức lớp 2 theo chương trình mới.

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 2 của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Giáo án Toán, Tiếng Việt 2 trọn bộ. Chi tiết mời thầy cô tải miễn phí giáo án Đạo đức lớp 2 sách mới trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

CHỦ ĐỀ 1: QUÊ HƯƠNG EM

BÀI 1: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức, kĩ năng:

  • HS nêu được địa chỉ quê hương của mình
  • Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình.

* Phát triển năng lực và phẩm chất:

  • Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
  • Hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, bài hát Quê hương tươi đẹp(nhạc: dân ca Nùng, lời Anh Hoàng)
  • HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra

GV kiểm tra sách vở, chuẩn bị của HS cho tiết học

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

– Cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Quê hương tươi đẹp

GV: Bài hát nói về điều gì?

– Nhận xét, dẫn dắt vào bài.

2.2. Khám phá:

*Hoạt động 1: Giới thiệu địa chỉ quê hương

– GV cho HS quan sát tranh sgk tr.5, tổ chức thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi:

– Các bạn trong tranh đang làm gì?

– Địa chỉ quê hương của các bạn ở đâu?

– Mời một số HS trả lời trước lớp

– GV yêu cầu HS giới thiệu về địa chỉ quê hương của em

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vòng tròn bạn bè”. GV chia HS thành các nhóm, đứng thành vòng tròn, nắm tay nhau và giới thiệu về địa chỉ quê hương của mình.

– GV kết luận: Ai cũng có quê hương, đó là nơi em được sinh ra và lớn lên. Các em cần biết và nhớ địa chỉ quê hương mình.

GV mở rộng thêm cho HS biết về quê nội và quê ngoại

*Hoạt động 2: Khám phá vẻ đẹp thiên nhiên quê hương em

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân quan sát tranh trong sgk trang 6,7, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Các bức tranh vẽ cảnh gì?

+ Nêu nhận xét của em khi quan sát bức tranh đó.

– Tổ chức cho HS chia sẻ.

– GV yêu cầu HS giới thiệu về cảnh đẹp quê hương em

– GV cho HS hoạt động nhóm: Chia sẻ với các bạn trong nhóm những tranh ảnh đã sưu tầm được về cảnh đẹp quê hương

GV theo dõi, hỗ trợ HS

– GV gọi HS đại diện trả lời.

– Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận

– GV nhận xét, kết luận: Mỗi người được sinh ra ở những vùng quê khác nhau, mỗi vùng quê đều có những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Các em cần tìm hiểu, yêu mến, tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương mình.

*Hoạt động 3: Khám phá vẻ đẹp con người quê hương em

– GV yêu cầu quan sát tranh và đọc đoạn văn trong sgk trang 7, trả lời câu hỏi:

+ Người dân quê hương Nam như thế nào?

– Làm việc nhóm: Hãy giới thiệu về con người quê hương em?

– GV theo dõi, hỗ trợ HS

– Gọi HS trả lời

– GV kết luận: Con người ở mỗi vùng quê đều có những vẻ đẹp riêng, em cần tự hào và trân trọng vẻ đẹp của con người quê hương mình.

3. Củng cố, dặn dò:

– Hôm nay em học bài gì?

– Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.

– Nhận xét giờ học.

Cả lớp thực hiện theo yêu cầu

– Cả lớp hát

– HS chia sẻ.

– HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi:

– 2-3 HS trả lời.

– HS lắng nghe.

– Lần lượt HS giới thiệu trước lớp

– Các nhóm HS tham gia trò chơi, giới thiệu về quê hương của mình

– HS lắng nghe

– HS làm việc cá nhân, quan sát tranh và trả lời:

Tranh 1: hình ảnh cao nguyên đá hùng vĩ.

Tranh 2: biển rộng mênh mông.

Tranh 3: sông nước êm đềm, nên thơ.

Tranh 4: ruộng đồng bát ngát.

Tranh 5: nhà cao tầng, xe cộ tấp nập.

Tranh 6: hải đảo rộng lớn.

– 3- 4 HS chia sẻ trước lớp

– HS lắng nghe.

Thảo luận nhóm, lựa chọn tranh ảnh đẹp, cử đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.

– 2,3 HS trả lời

– Cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét về cách giới thiệu cảnh đẹp quê hương của các bạn, bình chọn cách giới thiệu của cá nhân hoặc của nhóm hay nhất.

– HS chia sẻ.

HS quan sát tranh và đọc đoạn văn trong sgk trang 7, trả lời câu hỏi:

– Người dân quê hương Nam: luôn yêu thương, giúp đỡ nhau, hiếu học, cần cù và thân thiện.

– Giới thiệu về con người quê hương em (tùy từng vùng miền, địa phương, HS giới thiệu nét đặc trưng, nổi bật của con người quê hương mình).

– Các nhóm thảo luận, tìm ra vẻ đẹp con người của quê hương mình( chú ý vẻ đẹp trong lao động)

– HS trả lời, các bạn khác lắng nghe, nhận xét

– Đại diện nhóm trình bày trước lớp

– Cả lớp theo dõi nhận xét, đánh giá

Tham khảo thêm:   LMHT tiền mùa giải 2020 (P1): Rồng Nguyên Tố

Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 sách Chân trời sáng tạo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 1

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC

CHỦ ĐỀ: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN

BÀI 1: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN (THỜI LƯỢNG: 2 TIẾT)

TIẾT 1

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
  • Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian.
  • Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

2.2. Năng lực đặc thù:

  • Nhận ra được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
  • Thể hiện được sự quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.
  • Biết được vì sao phải quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

2.3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Chủ động được việc sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV.
  • Bộ tranh, video clip về đức tính chăm chỉ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

(5 phút)

l Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

l Phương pháp : vấn đáp, thảo luận nhóm.

l Cách thực hiện:

– GV yêu cầu HS thảo luận, quan sát bức tranh phần Khởi động sgk trang 6 và trả lời câu hỏi: Em hãy thuật lại tình huống đã xảy ra trong bức tranh bằng việc trả lời 2 câu hỏi sau:

+ Vì sao Na và bố bị lỡ chuyến xe?

+ Nêu cảm nhận của em về việc làm của Na? Em có đồng tình với việc làm đó không, vì sao ?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (GV khuyến khích HS tích cực trả lời):

– GV đặt vấn đề: Thời gian rất quý giá. Vậy chúng ta cần làm gì và làm như thế nào để thể hiện việc mình biết quý trọng thời gian? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Quý trọng thời gian.

– HS lắng nghe và thực hiện.

+ Hai bố con Na chuẩn bị ra bến xe về quê. Gần đến giờ xe chạy mà Na vẫn mải chơi, chưa chuẩn bị xong đồ đạc. Khi hai bố con đến bến xe thì xe đã chạy và phải đợi một tiếng nữa mới có chuyến tiếp theo. Bố Na rất tiếc vì không kịp ra xe đúng giờ. Còn Na thì ngạc nhiên vì mình chỉ muộn một chút mà đã bị lỡ xe.

+ Em không đồng tình với việc làm của Na vì nó thể hiện sự không biết quý trọng thời gian.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Bạn nào trong tranh biết quý trọng thời gian ( 15 phút)

l Mục tiêu : Thông qua hoạt động, HS bước đầu tìm hiểu, phân biệt được những biểu hiện biết quý trọng thời gian hoặc không biết quý trọng thời gian.

l Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm.

l Cách thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia HS thành 4 nhóm, quan sát tranh sgk trang 7 và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Các bạn trong tranh đã nói gì? Làm gì?

Câu 2: Lời nói, việc làm đó cho biết các bạn đã sử dụng thời gian như thế nào?

Câu 3: Lời nói, việc làm đó cho thấy bạn nào biết, bạn nào chưa biết quý trọng thời gian?

Tình huống ở bức tranh 3, GV đưa ra các gợi ý cho HS thảo luận:

+ Theo em, việc bạn vừa gấp quần áo, vừa xem tỉ vị có phải là biểu hiện của việc biết quý

trọng thời gian không? Vì sao?

+ Hậu quả của việc bạn vừa gấp quần áo, vừa xem tỉ vi là gì?

+ Việc làm của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến bạn và mẹ bạn?, v.v.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm HS đọc sgk, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện các nhóm báo cáo kết quả

– Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

– GV đưa ra nhận xét:

+ Ở bức tranh 3, việc bạn vừa gấp quần áo, vừa xem ti vi không phải là biểu hiện của việc biết quý trọng thời gian, việc làm của bạn sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và bạn.

+ Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần có kĩ năng sử dụng thời hợp lí (nên kết hợp công việc nào với công việc nào cho phù hợp; kết hợp như thế nào để vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo hiệu quả của công việc chính).

1. Bạn nào trong tranh biết quý trọng thời gian?

– Tranh 1: Bạn nữ đang ngồi đọc sách ở gốc đa. Một bạn rủ ra chơi cùng nhưng bạn nữ muốn tranh thủ thời gian luyện đọc rồi mới ra chơi với bạn.

– Tranh 2: Bạn nam đang nhìn vào thời gian biểu; bóng nói cho thấy bạn đã chuẩn bị xong bài vở và sẽ đi học võ theo thời gian biểu.

– Tranh 3: Bạn nam ngồi vừa ngồi gấp quần áo vừa xem tỉ vi. Do không tập trung làm việc nên đã đến giờ sang thăm bà mà bạn vẫn chưa gấp xong quần áo.

– HS lắng nghe.

Hoạt động 2: Nêu thêm những việc cần làm thể hiện sự quý trọng thời gian ( 10 phút)

l Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu hiểu thêm một số việc làm thể hiện sự quý trọng thời gian; hiểu được vì sao cần phải biết quý trọng thời gian.

l Phương pháp : vấn đáp, thảo luận nhóm.

l Cách thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV hướng dẫn HS một số biểu hiện chính của việc quý trọng thời gian: dành thời gian cho học tập, thực hiện công việc theo thời gian biểu, kết hợp các công việc một cách hợp lí,…

– GV yêu cầu HS: Hãy nêu một số việc làm cụ thể thể hiện sự quý trọng thời gian.

– GV tổ chức trò chơi cho HS trong lớp: Em hãy lập thời gian biểu cho ngày nghỉ của mình.

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta cần quý trọng thời gian?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện HS trình bày câu trả lời

– Các HS khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Nêu thêm những việc làm thể hiện sự quý trọng thời gian.

– HS lập thời gian biểu của mình cho ngày nghỉ theo một số gợi ý:

+ Không sử dụng toàn bộ ngày nghỉ để ngủ, chơi, xem ti vi.

+ Dành những khoảng thời gian nhất định để giúp bố mẹ làm việc nhà, học những môn năng khiếu, đi thăm ông bà, người thân,…

+ Chuẩn bị sách vở cho ngày mai đi học trước khi đi ngủ,…

Hoạt động 3: Vì sao chúng ta cần quý trọng thời gian? ( 5 phút)

l Mục tiêu: Thông qua hoạt động, giúp HS nêu được vì sao cần phải biết quý trọng thời gian.

l Phương pháp : vấn đáp, thảo luận nhóm.

l Cách thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đưa ra các câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:

– Thời gian trôi đi có quay trở lại được không?

– Thời gian trong một ngày có phải là vô hạn không?

– Lãng phí thời gian có thể dẫn đến điều gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện các nhóm báo cáo kết quả

– Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét.

– GV đọc cho cả lớp nghe bài thơ Đồng hồ quả lắc của Đinh Xuân Tửu:

Tích tắc! Tích tắc!

Đồng hồ quả lắc

Tích tắc đêm ngày

Không ngừng phút giây.

Tích tắc! Tích tắc!

Đồng hồ luôn nhắc:

Học, chơi, ăn, ngủ

Có giờ có giấc.

Tích tắc! Tích tắc!

Đồng hồ luôn nhắc

Từng phút từng giờ

Quý hơn vàng bạc.

3. Vì sao chúng ta cần quý trọng thời gian?

Vì thời gian một đi không trở lại nên chúng ta cần quý trọng thời gian.

Vì một ngày chỉ có 24 giờ, mà công việc của mỗi người trong một ngày rất nhiều nên chúng ta cần quý trọng thời gian.

Lãng phí thời gian có thể dẫn đến việc chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn; không có thời gian để làm những việc hữu ích khác,…

– HS thực hiện.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Độc tình

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

….…………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………..

Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 sách Cánh diều

Trường Tiểu học ……………………

Giáo viên: …………………………….

Lớp: 2…..

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Đạo đức – Tuần 1

Ngày …… tháng …….năm ……

Chủ đề: Quý trọng thời gian
Bài 1: Quý trọng thời gian (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

  • Nêu được một số biểu hiện của quý trọng thời gian.
  • Thông qua hoạt động, HS biết một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian; biết lập thời gian biểu cho ngày nghỉ của mình.

2. Năng lực:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
  • Nhận ra được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
  • Thể hiện được sự quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.
  • Biết được vì sao phải quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

3. Phẩm chất:

  • Chủ động được việc sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, đạo cụ để đóng vai

2. Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy vẽ, bút màu,..

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG Nội dung và mục tiêu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

5’

1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tìm đồ vật chỉ thời gian”

*Cách chơi: Cả lớp cùng quan sát tranh 4 trong SGK trong 1 phút, bạn HS nào tìm được nhiều vật chỉ thời gian trong tranh nhất sẽ là người chiến thắng. HS viết đáp án vào tờ giấy nháp.

– GV cho HS nêu các đồ vật chỉ thời gian quan sát được

– Hỏi: Ngoài những vật đó, còn những vật nào khác chỉ thời gian mà em biết.

– GV đánh giá HS chơi, giới thiệu bài.

HS tham gia chơi: Quan sát tranh và ghi tên các đồ vật chỉ thời gian trong tranh: đồng hồ điện tử, lịch, đồng hồ cát,…

2- 3 HS nêu

Nhiều HS kể

HS lắng nghe

15’

2. Khám phá

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi

*Mục tiêu: HS nêu được biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

GV chia lớp thành nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ sau:

*Nhiệm vụ 1: HS quan sát tranh, kể lại câu chuyện theo tranh “Chuyện bạn Bi” và trả lời câu hỏi:

+ Khi mọi người làm việc, bạn Bi có thói quen gì?

+ Thói quen đó đã dẫn đến điều gì?

+ Em rút ra được điều gì từ câu chuyện trên?

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau:

+ Kể chuyện, to, rõ ràng và cuốn hút, thể hiện đúng nhân vật

+ Trả lời: Trả lời rõ ràng, hợp lí

+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc

– GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

– GV mời một nhóm HS kể lại câu chuyện

– GV kể lại câu chuyện cuốn hút, truyền cảm

– GV lần lượt nêu lại các câu hỏi và mời HS trả lời. (GV có thể đặt thêm câu hỏi khai thác các câu trả lời của HS như:

+ Mẹ sẽ cảm thấy thế nào khi đến giờ dậy để chuẩn bị ra ga tàu về thăm bà mà Bi vẫn nằm trên giường và xin thêm thời gian để ngủ?

+ Theo em, bố Bi đứng đợi bạn Bi đi giày cảm thấy như thế nào?

+ Tại ga tàu, chuyện gì đã xảy ra? Bạn Bi cảm thấy thế nào?

+ Nếu em là người chứng kiến sự việc đó, em sẽ nói gì hoặc làm gì? Vì sao?).

– GV mời HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

– HS làm việc nhóm 4, kể lại câu chuyện: Chuyện bạn Bi:

Vào buổi sáng, mẹ vào phòng gọi Bi:

– Dậy đi Bi.

– Cho con nằm thêm một phút nữa thôi. Bi nằm trên giường uể oải nói.

Lát sau, Bi dậy vệ sinh cá nhân, thay quần áo rồi ngồi vào bàn ăn sáng. Cả nhà đã xong xuôi, nhưng Bi vẫn chưa ăn xong. Mẹ nhắc nhở:

– Muộn giờ rồi con.

– Bi nhăn nhó đáp: Đợi con thêm chút ạ.

Bố lại nhắc nhở Bi thêm: Nhanh lên con! Sắp đến giờ tàu chạy rồi.

Bi vừa đi giày vừa nói: Bố đợi con chút nữa thôi.

Hai bố con đến ga tàu, nhưng bác bảo vệ nói: Tàu vừa chạy rồi anh ạ.

– Bố buồn rầu nói: Vậy là lỡ chuyến tàu về quê thăm bà rồi.

– Bi ân hận đáp: Con xin lỗi ạ.

– HS lắng nghe

– Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi theo ý kiến cá nhân:

Ví dụ:

+ Khi làm mọi việc, Bi có thói quen nói bố mẹ đợi mình một lát.

+ Thói quen đó đã làm cho hai bố con bị lỡ chuyến tàu về quê thăm bà.

+ Qua câu chuyện trên, em thấy trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần biết quý trọng thời gian, lãng phí từng phút có thể làm cho chúng ta không hoàn thành được nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra.

+ …..

– HS nhận xét, lắng nghe

– HS lắng nghe

– GV yêu cầu HS quan sát Hình 1,2,3,4 sgk trang 6 để biết một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian và trả lời câu hỏi:

+ Bạn trong tranh đang làm gì?

+ Việc làm đó thể hiện điều gì?

+ Việc làm đó mang lại tác dụng gì?

+ Em còn biết những biểu hiện của quý trọng thời gian nào khác?

– GV hướng dẫn: Đối với các em, một số biểu hiện chính của việc quý trọng thời gian: dành thời gian cho học tập, thực hiện công việc theo thời gian biểu, kết hợp các công việc một cách hợp lí,…

– GV tổ chức trò chơi cho HS trong lớp: Em hãy lập thời gian biểu cho ngày nghỉ của mình.

– GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

– GV đọc cho cả lớp nghe bài thơ Đồng hồ quả lắc của Đinh Xuân Tửu

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

– HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

– 1 – 2 HS nêu ý kiến/ câu hỏi:

+ Các bạn làm việc theo dự kiến, không để lại làm sau.

+ Việc làm đó thể hiện các bạn biết sử dụng thời gian hợp lí, giờ nào việc nấy.

+ Việc đó cho thấy các bạn hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.

+ Những biểu hiện của quý trọng thời gian là học bài đúng giờ buổi tối, đi ngủ đúng giờ,….

– HS lắng nghe

– HS làm cá nhân

– 2- 3 HS chia sẻ thời gian biểu ngày nghỉ của mình: Ví dụ: Dành những khoảng thời gian nhất định để giúp bố mẹ làm việc nhà, học những môn năng khiếu, đi thăm ông bà, người thân,…

+ Chuẩn bị sách vở cho ngày mai đi học trước khi đi ngủ,…

– HS lắng nghe

– HS lắng nghe

3’

3. Củng cố – dặn dò

Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học

GV hỏi:

+ Nêu 2 việc của em thể hiện em biết quý trọng thời gian.

+ Quý trọng thời gian mang lại lợi ích gì?

GV nhận xét, đánh giá tiết học

2- 3 HS nêu

HS lắng nghe

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Dàn ý tả ông của em (6 mẫu) Lập dàn ý tả ông nội, ông ngoại lớp 5

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Đạo đức 2 Cả năm!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Đạo đức lớp 2 (Sách mới) Kế hoạch bài dạy Đạo đức 2 KNTT, CTST, Cánh diều (Cả năm) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *