Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Công nghệ 7 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Công nghệ 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Công nghệ 7 Cánh diều năm 2023 – 2024 được biên soạn chi tiết các bài học theo phân phối chương trình trong SGK Công nghệ 7.

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 7 Cánh diều được thiết kế nhằm giúp giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học một cách chuẩn mực, đồng thời giúp các giáo viên kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Qua đó còn nhằm đảm bảo sự đồng nhất trong các bài học giữa các giáo viên và các lớp học khác nhau. Vậy dưới đây là trọn bộ giáo án Công nghệ lớp 7 Cánh diều mời các bạn tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm giáo án Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều.

Giáo án Công nghệ 7 Cánh diều (Cả năm)

Ngày soạn:……………

Ngày dạy: ……………..

CHỦ ĐỀ 1: TRỒNG TRỌT VÀ LÂM NGHIỆP

Bài 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRỒNG TRỌT

BỘ SÁCH: CÁNH DIỀU

SỐ TIẾT: 02

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

a) Năng lực công nghệ

– Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt.

– Kể tên được các nhóm cây trồng phổ biển ở Việt Nam.

– Nêu được một số phương thức trồng trọt phổ biến.

– Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

– Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong trồng trọt.

– Nhận thức được sở thích,sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt.

b) Năng lực chung

– Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về vị trí, vai trò và triển vọng của trồng trọt.

– Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh, ảnh để tìm hiểu về vai trò của trồng trọt, kể tên được các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để phân biệt một số phương thức trồng trọt phổ biến.

– Năng lực giải quyết vấn để và sáng tạo trong việc tìm hiểu trồng trọt công nghệ cao.

2. Phẩm chất

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

– Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về trồng trọt nói chung và vai trò của trồng trọt.

– Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, thảo luận về các phương thức trồng trọt.

– Báo cáo trung thực, chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện.

– Nhận thức được sở thích và sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– Sử dụng các hình ảnh trong SGK: hình 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6.

– Soạn bài giảng.

– Sử dụng phiếu học tập nhóm.

2. Học sinh

– Đọc và tìm hiểu nội dung trong SGK.

– Tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

Tiết

Hoạt động

PP/KTDH

PP/ CCDG

1

1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút).

Vấn đáp

Thuyết trình

Trực quan

Hỏi đáp

Câu hỏi

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (40 phút)

Vấn đáp

Thuyết trình

Trực quan

Hỏi đáp

Câu hỏi

Hoạt động 2.1.Tìm hiểu vai trò và triển vọng của trồng trọt ( 15 phút)

Vấn đáp

Thuyết trình

Trực quan

Hỏi đáp

Câu hỏi

Hoạt động 2.2.Tìm hiểu các nhóm cây trồng phổ biến (10 phút)

Vấn đáp

Thuyết trình

Trực quan

Kiểm tra viết

Phiếu học tập số 1

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam (15 phút)

Vấn đáp

Thuyết trình

Trực quan

Kiểm tra viết

Phiếu học tập số 2

2

Hoạt động 2.4. Tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao (10 phút)

Vấn đáp

Thuyết trình

Trực quan

Kiểm tra viết

Bài tập

Hoạt động 2.5. Tìm hiểu một số ngành nghề trong trồng trọt (10 phút)

Vấn đáp

Thuyết trình

Trực quan

Hỏi đáp

Câu hỏi

3. Hoạt động 3: Luyện tập(20 phút).

Hợp tác

Khăn trải bàn

Kiểm tra viết

Đề kiểm tra ngắn(Câu hỏi trắc nghiệm)

Phiếu học tập số 3.

4. Hoạt động 4: Vận dụng(5 phút).

Hợp tác

Trực quan

ĐG qua sản phẩm học tập

Sản phẩm học tập (báo cáo)

Tham khảo thêm:   Cách chơi Roblox trên Chromebook

1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

a) Mục tiêu

Giúp học sinh xác định được các vấn để học tập liên quan đến trồng trọt.

b) Sản phẩm

Câu trả lời của cá nhân học sinh.

c) Nội dung và cách thức tiến hành

– Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên chiếu hình ảnh giỏ rau, củ, quả cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi:

+ Hình ảnh cho biết sản phẩm đó là của ngành nghề nào?

+ Trồng trọt là gì? Nêu những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề liên quan đến trồng trọt.

– Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Học sinh quan sát và thực hiện trả lời câu hỏi.

– Kết luận, nhận định (giáo viên “chốt”): Dựa vào câu trả lời của học sinh để dẫn vào bài: Trồng trọt mang lại vai trò gì? Có những phương pháp trồng trọt nào? Vận dụng phát triển trồng trọt công nghệ cao trong thời đại 4.0 như thế nào?

Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu: “ Giới thiệu về trồng trọt”.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (40 phút)

2.1. Tìm hiểu vai trò và triển vọng của trồng trọt (15 phút)

a) Mục tiêu

Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt.

b) Sản phẩm

Nội dung ghi vở của học sinh: vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người, chăn nuôi, xuất khẩu và công nghiệp chế biến. Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam.

c) Nội dung và cách thức tiến hành

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Yêu cầu học sinh đọc mục 1.1 SGK, quan sát Hình 1.1, 1.2 và trả lời các câu hỏi:

1. Nêu vai trò của trồng trọt tương ứng với các ảnh trong hình.

2. Từ thực tiễn cuộc sống của bản thân và quan sát thế giới xung quanh, em hãy kể thêm các vai trò của trồng trọt.

– Yêu cầu học sinh đọc mục l.2 SGK, trả lời các câu hỏi:

1. Hãy cho biết triển vọng của ngành trồng trọt ở Việt Nam như thế nào?

2. Nêu những lợi thế để phát triển trồng trọt ở Việt Nam.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc SGK và thực hiện yêu cầu trả lời các câu hỏi.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

– Cá nhân trình bày kết quả tìm hiểu.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Giáo viên nhận xét.

– Giáo viên kết luận.

1. Vai trò và triển vọng của trồng trọt.

1.1. Vai trò của trồng trọt

– Cung cấp lương thực, thực phẩm.

– Cung cấp nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi.

– Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, v.v…

– Cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu.

– Tạo việc làm.

– Góp phần cải tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, v.v…

1.2. Triển vọng của trồng trọt

– Phát triển nhiều loại cây trồng cho năng suất cao và chất lượng tốt, giúp tăng giá trị xuất khẩu và kinh tế cao.

– Lợi thế để phát triển trồng trọt ở Việt Nam:

+ Tự nhiên: Khí hậu và địa hình thuận lợi.

+ Con người: cần cù, thông minh và nhiều kinh nghiệm.

+ Nhà nước rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ. Khoa học công nghệ phát triển ứng dụng nhiều trong trồng trọt.

2.2. Tìm hiểu các nhóm cây trồng phổ biến (10 phút)

a) Mục tiêu

Nhận biết được các nhóm cây trồng phổ biến và vai trò của chúng đối với đời sống con người.

b) Sản phẩm

– Bài tập tương ứng trong Hình 1.3.

– Phiếu học tập số 1.

c) Nội dung và cách thức tiến hành

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Yêu cầu học sinh đọc mục 2 SGK, quan sát Hình 1.3, nêu tên các nhóm cây trồng theo mục đích sử dụng. Phân biệt nhóm cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp.

– Hoàn thành phiếu học tập số 1.

Phiếu học tập số 1

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Học sinh đọc SGK và thực hiện yêu cầu trả lời câu hỏi.

– Học sinh thảo luận nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 1.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

– Cá nhân trình bày kết quả tìm hiểu.

– Đại diện nhóm trình bày PHT.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nhận xét, đánh giá các nhóm.

– Giáo viên kết luận.

Tham khảo thêm:   KHTN Lớp 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều trang 91

2.3. Tìm hiểu về một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam (15 phút)

a) Mục tiêu

Nhận biết được một số phương thức trồng trọt phổ biến: ngoài tự nhiên, trong nhà có mái che và phương thức trồng trọt kết hợp.

b) Sản phẩm

Báo cáo trình bày của các nhóm về khái niệm, ưu và nhược điểm của các phương thức trồng trọt của từng nhóm.

c) Nội dung và cách thức tiến hành

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập

Yêu cầu học sinh đọc mục 3 SGK, quan sát hình 1.4, thảo luận nhóm hoàn thiện phiếu học tập số 2:

Phiếu học tập số 2

Nhóm: …………………………………………….

Phương thức trồng trọt: ……………………………

……………………………………………………..

Khái niệm: ………………………………………….

………………………………………………………

Ưu điểm: ……………………………………………….

………………………………………………………

Nhược điểm: ………………………………………

………………………………………………………

Vận dụng trồng cây: ……………………………….

………………………………………………………

Nhóm 1, 2, 3: trồng ngoài trời

Nhóm 4, 5, 6: trồng trong nhà có mái che

Bước 2: thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc SGK, thảo luận nhóm và hoàn thiện phiếu học tập số 2.

Bước 3: báo cáo kết quả học tập

Đại diện nhóm trình bày kết quả tìm hiểu trên phiếu học tập

Bước 4: đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Giáo viên nhận xét, bổ sung, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh

– Giáo viên kết luận

3. Một số phương pháp trồng trọt phổ biến ở Việt Nam.

3.1. Trồng ngoài trời

3.2. Trồng trong nhà có mái che

2.4. Tìm hiểu về một số đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao (10 phút)

a) Mục tiêu

Nhận biết được các đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao.

b) Sản phẩm

bài tập, bài ghi vở về đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

c) Nội dung và cách thức tiến hành

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Yêu cầu học sinh làm bài tập: Đánh dấu “X” vào ô trống trước những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao:

1.Sử dụng các thiết bị đơn giản, lao động thủ công

2.Ứng dụng nhiều thiết bị, công nghệ hiến đại nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giải phóng sức lao động

3.Đất trồng dần được thay thế bằng các loại giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

4.Ưu tiên sử dụng giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn

5.Sử dụng giống cây trồng nguyên bản, không lai tạo

6.Quy trình sản xuất khép kín từ khâu nghiên cứu, ứng dụng sản xuất đến tiêu thụ nông sản

7.Người lao động cần cù sử dụng sức lao động trồng cây, chăm sóc cho cây phát triển

8.Người lao động có trình độ cao và kĩ năng chuyên nghiệp

– Rút ra kết luận các đặc điểm trồng trọt công nghệ cao

– Lấy ví dụ minh họa cho một số đặc điểm

– Bản thân và gia đình em có trồng trọt vận dụng công nghệ cao không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sgk và thực hiện yêu cầu làm bài tập và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

Cá nhân trình bày kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Giáo viên nhận xét, bổ sung, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh

– Giáo viên kết luận

4. Trồng trọt công nghệ cao

– Ứng dụng nhiều thiết bị,công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giải phóng sức lao động.

– Đất trồng dần được thaythế bằng các loại giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

– Ưu tiên sử dụng giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn.

– Quy trình sản xuất khép kín từ khâu nghiên cứu, ứng dụng sản xuất đến tiêu thụ nông sản.

– Người lao động có trình độ cao và kĩ năng chuyên nghiệp.

2.5. Tìm hiểu một số ngành nghề trong trồng trọt (10 phút)

a) Mục tiêu

Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong trồng trọt và sở thích, sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trồng trọt.

Tham khảo thêm:   Mẫu số 01/KTTT: Thông báo về việc giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu Mẫu Thanh tra kiểm tra thuế

b) Sản phẩm

Nội dung câu trả lời của học sinh.

c) Nội dung và cách thức tiến hành

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Yêu cầu học sinh đọc mục 5 trang 10 SGK, quan sát hình 1.6 và nêu đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong trồng trọt.

– Trồng trọt là một lĩnh vực quan trọng gắn liền với cuộc sống của con người. Do đó, các ngành nghề trong lĩnh vực trồng trọt sẽ ngày càng phát triển. Em nhận thấy bản thân phù hợp với ngành nghề nào trong lĩnh vực trồng trọt? Tại sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sgk và thực hiện yêu cầu làm bài tập và trả lời câu hỏi

Bước 3: báo cáo kết quả hoạt động

Cá nhân trình bày kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Giáo viên nhận xét, bổ sung, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh

Giáo viên kết luận

5. Một số ngành nghề trong trồng trọt:

– Nghề chọn tạo giống cây trồng

– Nghề trồng trọt

– Nghề bảo vệ thực vật

– Nghề khuyến nông

3. Hoạt động luyện tập (20 phút)

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hoá, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức và vận dụng vào thực tế trồng trọt.

b) Sản phẩm: nội dung câu trả lời của học sinh.

c) Nội dung và cách thức tiến hành.

– Phương thức tiến hành: giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc, học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thẩy, cô giáo.

– Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng.

– Yêu cầu HS hoạt động nhóm trong 5 phút theo hình thức “Khăn trải bàn” để hoàn thành phiếu học tập số 3.Nhóm trưởng ghi ý kiến đã thống nhất vào phiếu học tập.

Câu 1. Nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây lấy rau?

A. Cà phê, lúa, mía.

B. Su hào, cả bắp, cà chua.

C. Ngô, khoai lang, nhãn.

D. Bông, cao su, hồ tiêu.

Câu 2. Những nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây công nghiệp?

A. Chè, cà phê, cao su.

B. Bông, hồ tiêu, vải.

C. Hoa hồng, hoa lan, hoa cúc.

D. Bưởi, nhãn, chôm chôm.

Câu 3. So với phương thức trông trọt trong nhà có mái che, phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên có ưu điểm nào sau đây?

A. Việc chăm sóc cây trồng diễn ra thuận lợi hơn.

B. Cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao hơn.

C. Giúp bảo vệ cây trồng tốt hơn.

D. Đơn giản, để thực hiện, có thể thực hiện trên điện tích lớn.

Câu 4. Loại cây trồng nào sau đây thường được trồng trong nhà có mái che?

A. Cây lúa

B. Cây ngô

C. Cây bưởi

D. Cây lan hồ điệp

Câu 5. Hoàn thành phiếu học tập số 3 theo mẫu bảng dưới đây với các loại cây trồng phổ biến mà em và gia đình đã trồng.

Loại cây trồng

Phương thức trồng

Phân loại theo mục đích sử dụng

4.Hoạt động vận dụng (5 phút)

a)Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tế.

b) Sản phẩm

Nội dung câu trả lời của HS

c)Nội dung và cách thức tiến hành.

– Yêu cầu HS tiến hành khảo sát, ghi chép lại tên các loại cây trồng có trong khuân viên trường học hoặc có trong vườn nhà em và phân chia thành các nhóm thích hợp theo mục đích sử dụng.

-Giao cho HS thực hiện ngoài giờ lên lớp và nộp kết quả vào tiết sau.

IV. NHẬN XÉT

………………………………………………………..

………………………………………………………..

V. CÁC PHỤ LỤC

Nhóm…….Phiếu học tập số 1

Loại cây trồng

Bộ phận sử dụng

Mục đích sử dụng

…………….

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm giáo án Công nghệ 7 Cánh diều

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Công nghệ 7 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Công nghệ 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *