Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ lớp 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Công nghệ 6 CTST của mình.

Giáo án Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Ngữ văn, Toán, Lịch sử – Địa lí, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 6. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo:

Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ lớp 6 sách Chân trời sáng tạo

CHƯƠNG I: NHÀ Ở

BÀI 1: NHÀ Ở ĐỐI VỚI CON NGƯỜI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Trình bày được vai trò và đặc điểm chung của nhà ở đối với đời sống con người.
  • Nhận biết và kể được một số kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
  • Kể được tên một số vật liệu xây dựng nhà.
  • Mô tả được các bước chính để xây dựng một ngôi nhà.

2. Năng lực

  • Nhận biết vai trò của nhà ở đối với con người, nhận dạng được các kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam, nhận biết được những loại vật liệu dùng trong xây dựng nhà ở…
  • Biết được một số thuật ngữ về kiểu nhà ở, các vật liệu xây dựng nhà..
  • Biết vận dụng linh hoạt, biết trình bày ý tưởng, thảo luận vấn đề của bài học.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: có ý thức vận dụng những kiến thức, kĩ năng học được vào đời sống hằng ngày.
  • Trách nhiệm: Thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm, quan tâm đến các công việc trong gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  • Tài liệu: Sách giáo khoa
  • Đồ dùng, phương tiện dạy học: máy tính, thiết bị trình chiếu, tranh ảnh các kiểu nhà, tranh ảnh hoặc video clip mô tả các hiện tượng của thiên nhiên, tranh ảnh về vật liệu xây dựng nhà, video clip tóm tắt quy trình xây dựng nhà (nếu có)….

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về vai trò, đặc điểm của nhà ở và các kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam.

2. Nội dung: Những lợi ích mà nhà ở mang đến cho con người

3. Sản phẩm học tập: Nhu cầu tìm hiểu về nhà ở của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

  • GVtrìnhchiếumộtsốbứcảnhvềnhàyêucầuHSvậndụngkiếnthứchiểu biết của mình để xác định tên của các kiểu nhà trong từng bức ảnh.
  • HS xem tranh, tiếp nhận câu hỏi và tìm ra câu trả lời.
  • GVđặtvấnđề: Như các em đã biết, dù con người có thể đến từ nhiều nơi khác nhau, văn hóa khác nhau, ngôn ngữ khác nhau nhưng đều có những nhu cầu cơ bản chung và một trong số đó là nhu cầu về một nơi trú ngụ đó là nhà. Để tìm hiểu kĩ hơn về nhà ở, chúng ta cùng đến với bài 1: Nhà ở đối với con người.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vai trò của nhà ở

1. Mục tiêu: Giới thiệu vai trò của nhà đối với con người

2. Nội dung: Những lợi ích của nhà ở mang lại cho con người

3. Sản phẩm học tập: Vai trò của nhà ở đối với con người.

4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV cho HS xem Hình 1.1 hoặc video clip về các hiện tượng thiên nhiên, tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi:

+Nhàgiúpíchchoconngườikhixảyra các hiện tượng thiên nhiên như trên?

– GV bổ sung thêm vai trò của nhà ở: bảo vệ con người tránh thú dữ, khói bụi từ môi trường,…

– GV tổ chức cho các nhóm quan sát Hình 1.2 trong SGK và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

  • Kểcáchoạtđộngthiếtyếuthườngngàytrong giađình?Hãykểthêmmộtsốhoạtđộngkhác không có trong hình?
  • Cáchoạtđộnghằngngàycủacácthànhviên trong gia đình được thực hiện ở nơi nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.
  • GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
Tham khảo thêm:   Phiếu bài tập Toán 6 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Bài tập Toán lớp 6 theo Chương (Có đáp án)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • HS trình bày kết quả
  • GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
  • GV kết luận: Nhàvaitròđảmbảocon ngườitránhkhỏinhữngtáchạicủathiênnhiên môi trường. Nhà nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thường ngày của các thành viên trong gia đình.

Hoạt động 2: Đặc điểm chung của nhà ở

1. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu đặc điểm chung của nhà ở

2. Nội dung: Cấu tạo bên ngoài và bên trong của nhà ở

3. Sản phẩm học tập: Đặc điểm chung của nhà ở

4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV yêu cầu HS quan sát hình 1.3 và trả lời các câu hỏi trong SGK.

  • Phần nào của ngôi nhà nằm dưới đất?
  • Phần nào che chắn cho ngôi nhà?
  • Thân nhà có những bộ phận chính nào?

– GV yêu cầu HS nêu cấu trúc chung bên trong của nhà ở bằng cách trả lời câu hỏi:

+ Các hoạt động thường ngày của gia đình được thể hiện ở những khu vực nào trong ngôi nhà như minh họa ở Hình 1.4?

– GV yêu cầu các nhóm HS kể thêm những khu vực khác trong nhà ở và so sánh nhà ở với trường học, công sở để nhận biết những khu vực chỉ có trong nhà ở.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
  • GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • HS trình bày kết quả
  • GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức:
  • GV kết luận: Nhà ở có cấu tạo gồm 3 phần: phần móng nhà, mái nhà và thânnhà. Nhà ở có các khu vực chính trong nhà: nơi tiếp khách, nơi ngủ, ăn uống, nhà bếp và nhà vệ sinh

Hoạt động 3: Một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam

1. Mục tiêu: Nêu được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam

2. Nội dung: Tìm hiểu một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam

3. Sản phẩm học tập: Mô tả kiến trúc nhà ở đặc trưng

4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV yêu cầu HS quan sát hình 1.5 và hoàn thành bài tập trong SGK: chọn nội dung mô tả kiến trúc nhà ở mỗi hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 (H.1.5) phù hợp với nội dung mô tả bên dưới hình

– GV yêu cầu HS mô tả kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam bằng cách trả lời câu hỏi:

  • Kiến trúc nhà nào em thường thấy ở khu vực nông thôn,thành thị và ven sông?
  • Theo em, vì sao kiến trúc nhà nêu trên lại phổ biến ở mỗi khu vực?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
  • HS hoàn thành bài tập trên vào bảng nhóm
  • GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • HS trình bày kết quả
  • GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức:
  • GV kết luận: Ở nước ta có nhiều kiểu kiến trúc khác nhau, tùy theo điều kiện tự nhiên và tập quán của từng địa phương. Ví dụ: Nhà ở nông thôn hay thành thị hay miền núi hoặc ven sông sẽ được xây dựng theo các kiểu kiến trúc riêng biệt

Hoạt động 4: Vật liệu xây dựng nhà

1. Mục tiêu: Kể được tên một số vật liệu xây dựng nhà.

2. Nội dung: Tìm hiểu các loại vật liệu dùng để xây dựng ngôi nhà và cách liên kết các vật liệu xây dựng

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Toán 11 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 11 Đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 11 (Có đáp án)

3. Sản phẩm học tập: Trình bày một số vật liệu xây dựng ngôi nhà

4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV yêu cầu HS quan sát hình 1.6 và trả lời các câu hỏi sau:

  • Những vật liệu nào dùng để xây nền nhà, tường nhà?
  • Vật liệu nào có thể dùng để lợp mái nhà?
  • Gỗ có thể dùng để xây phần nào của ngôi nhà?

– GV yêu cầu HS quan sát hình 1.7 và hình 1.8 trong SGK và yêu cầu HS trả lời câu hỏi về cách liên kết các vật liệu xây dựng:

+ Để liên kết các viên gạch với nhau thành một khối tường, người ta dùng vật liệu gì? Và chúng được tạo ra nhằm mục đích gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
  • HS thảo luận hoàn thành
  • GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • HS trình bày kết quả
  • GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức:
  • GV kết luận: Các loại vật liệu xây dựng như: cát, đá, xi-măng, thép, gạch, ngói (tôn), vôi, nước sơn, gỗ, nhôm, kính,….

Hoạt động 5: Quy trình xây dựng nhà ở

a. Mục tiêu: Mô tả được các bước chính để xây dựng một ngôi nhà.

b. Nội dung: Tìm hiểu các các bước xây dựng một ngôi nhà

c. Sản phẩm học tập: Trình tự xây dựng ngôi nhà

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV yêu cầu HS sắp xếp về trình tự xây dựng ngôi nhà: Thi công xây dựng ngôi nhà – Hoàn thiện ngôi nhà – Chuẩn bị xây dựng nhà.

– GV yêu cầu HS quan sát hình 1.9 và trả lời câu hỏi sau:

+ Theo em, các công việc trong hình 1.9 thuộc bước nào trong quy trình xây dựng nhà ở?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
  • HS thảo luận hoàn thành nhiệm vụ
  • GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả: Trình tự xây dựng ngôi nhà:

– Bước 1: Chuẩn bị xây dựng nhà

– Bước 2: Thi công xây dựng ngôi nhà

– Bước 3: Hoàn thiện ngôi nhà

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức:

+ GV kết luận: Quy trình xây dựng ngôi nhà: Chuẩn bị xây dựng nhà – Thi công xây dựng ngôi nhà – Hoàn thiện ngôi nhà

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ hơn vai trò và đặc điểm chung của nhà ở

b. Nội dung: Bài tập phần Luyện tập trong SGK

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi 1 và 2 trang 13 SGK:

Câu 1: Ngoài các khu vực chính, trong nhà còn có những khu vực nào?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: Ngoài các khu vực chính, trong nhà ở còn có những khu vực như phòng tập thể dục, phòng tranh, phòng xem phim riêng giải trí, phòng cho khách, phòng đọc sách, phòng thay đồ…

Câu 2: Trong nhà ở, một vài khu vực có thể được bố trí chung một vị trí. Em hãy chỉ ra các khu vực có thể bố trí với nhau trong khu vực sau: nơi thờ cúng, nơi học tập, nơi tiếp khách, nơi ngủ nghỉ, nơi nấu ăn, nơi tắm giặt, nơi chăn nuôi, nơi ăn uống, nơi phơi quần áo.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: nơi nhà bếp + ăn uống, ngủ nghỉ + học tập, nơi thờ cúng + tiếp khách, tắm giặt + vệ sinh

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

– GV yêu cầu Hs quan sát hình ảnh của câu hỏi 3 trong SGK và trả lời câu hỏi sau:

Câu 3: Em hãy cho biết tên kiến trúc nhà ở trong từng hình?

– HS hoàn thành câu hỏi

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Câu 4: Trong các kiểu kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam thì kiểu kiến trúc nào nên xây dựng bằng bê tông cốt thép?

Tham khảo thêm:   Mẫu bảo lãnh tiền tạm ứng Biểu mẫu Tín dụng

– HS hoàn thành câu hỏi

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

– GV yêu cầu Hs quan sát các hình ảnh của câu 5 và 6 trong SGK và trả lời câu hỏi 5 và 6

Câu 5: Em hãy quan sát các ngôi nhà trong hình và cho biết ngôi nhà nào có kết cấu vững chắc nhất?

Câu 6: Em hãy cho biết những ngôi nhà trong hình đang thực hiện ở bước nào của quy trình xây dựng ngôi nhà?

– HS hoàn thành câu hỏi

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng những vấn đề liên quan đến nhà ở vào thực tiễn

b. Nội dung: bài tập phần Vận dụng trong SGK

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

– GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 1, 2 trong phần Vận dụng của SGK:

Câu 1: Hãy mô tả các khu vực chính trong ngôi nhà của gia đình em?

Câu 2: Nhận xét về các kiến trúc nhà phổ biến tại nơi em đang ở?

– GV hướng dẫn HS nhận định cách phân chia các phòng, các khu vực bên trong ngôi nhà của mình và mô tả về 1 kiểu kiến trúc nhà ở tại địa phương.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo vào tiết học sau.

– GV tổng kết lại thức cần nhớ của bài học.

BÀI 2: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG GIA ĐÌNH

Môn học: Công nghệ; Lớp 6

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài này HS đạt được các kiến thức:

  • Kể được các nguồn năng lượng thông dụng trong gia đình.
  • Nêu được các biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm và hiệu quả.

2. Về năng lực: Sau khi học xong bài này HS đạt được các kĩ năng:

a. Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, kiến thức thực tế để tìm hiểu các nguồn năng lượng trong gia đình.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận để tìm ra các biện pháp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.

b. Năng lực công nghệ:

  • Năng lực nhận thức công nghệ: nhận biết được các nguồn năng lượng thông dụng để thực hiện các hoạt động thường ngày trong gia đình, nhận biết những tác hại của việc sản xuất và sử dụng các nguồn năng lượng thông dụng.
  • Năng lực sử dụng công nghệ: sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: có ý thức trong việc sử dụng và tiết kiệm các nguồn năng lượng trong gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

  • Tài liệu giảng dạy: SGK và SBT là tài liệu tham khảo chính.
  • Đồ dùng, phương tiện dạy học: máy tính, tivi, tranh ảnh các kiểu nhà, tranh ảnh hoặc video clip mô tả các hiện tượng của thiên nhiên, tranh ảnh về các nguồn năng lượng thông dụng, video clip tóm tắt quy trình sản xuất các nguồn năng lượng thông dụng (than, gas,…), giấy A0, bút lông, ….

2. Đối với học sinh:

  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm hiểu nguồn năng lượng thông dụng tại địa phương.
  • Quan sát cách sử dụng các nguồn năng lượng tại gia đình.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Ổn định tổ chức lớp.

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

– Tạo hứng thú cho HS và tiếp nhận nội dung bài học.

b. Nội dung: Trò chơi: Ghép tranh.

Thể lệ:

– Khi có hiệu lệnh bắt đầu trò chơi, các nhóm sẽ sắp xếp và gắn các mảnh ghép lên khung để được một bức tranh hoàn chỉnh.

– Nhóm nào hoàn thiện phần ghép tranh của nhóm mình thì gắn tranh lên bảng theo hướng dẫn của giáo viên, nhóm nào hoàn thành chính xác và trong thời gian nhanh nhất sẽ là nhóm chiến thắng, thời gian tối đa cho trò chơi ghép tranh là 3 phút.

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Công nghệ 6 (Cả năm)!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ lớp 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *