Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Công nghệ 6 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ lớp 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Công nghệ 6 sách Cánh diều trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Công nghệ 6 Cánh diều của mình.

Giáo án Công nghệ 6 Cánh diều cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Ngữ văn, Giáo dục công dân, Toán, Mĩ thuật, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 6. Mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Công nghệ 6 Cánh diều:

Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ 6 sách Cánh diều

Ngày soạn:………………………..

Ngày dạy:…………………………

CHỦ ĐỀ 1: NHÀ Ở

BÀI 1: NHÀ Ở ĐỐI VỚI CON NGƯỜI (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Nêu được vai trò và đặc điểm chung của nhà ở; một số kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam.
  • Phân tích được vai trò của nhà ở đối với con người.
  • Nhận diện được các đặc điểm của nhà ở và một số kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam.

2. Năng lực

a) Năng lực công nghệ

  • Mô tả được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
  • Giao tiếp công nghệ: Biểu diễn được ý tưởng thiết kế nhà ở.
  • Sử dụng công nghệ : Sử dụng đúng cách, hiệu quả một số sản phẩm công nghệ trong gia đình.
  • Đánh giá công nghệ : Đưa ra được nhận xét cho một sản phẩm công nghệ phù hợp về chức năng, độ bền, thẩm mĩ, hiệu quả, an toàn. Lựa chọn được sản phẩm công nghệ phù hợp trên cơ sở các tiêu chí đánh giá.
  • Thiết kế kĩ thuật: Phát hiện được nhu cầu, vấn đề cần giải quyết trong bối cảnh cụ thể.

b) Năng lực chung

  • Tự nghiên cứu thu thập thông, tin dữ liệu qua nội dung SGK để trả lời câu hỏi.
  • Hợp tác theo nhóm để nhận diện các kiểu kiến trúc nhà ở đặc trưng Việt Nam và trình bày kết quả thảo luận.
  • Giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn về vai trò, đặc điểm và một số kiến trúc của nhà ở Việt Nam.

3. Phẩm chất

  • Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
  • Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động của nhóm.
Tham khảo thêm:   Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 14: Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 sách Chân trời sáng tạo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

  • SGK Công nghệ 6
  • Phiếu học tập.
  • Giấy A0, A4, bút dạ, bút màu, nam châm dính bảng.
  • Tranh ảnh về vai trò và đặc điểm chung của nhà ở, kiến trúc nhà ở Việt Nam.
  • Video về ngôi nhà sinh thái.

2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG)

a. Mục tiêu: Gợi mở nội dung và tạo hứng thú cho HS với bài học, nhận biết kiến thức thực tiễn của HS về nhà ở. Xác định được nhu cầu tìm hiểu về vai trò, đặc điểm và các loại kiến trúc nhà ở của Việt Nam.

b. Nội dung: Quan sát hình 1.1 và thực hiện yêu cầu, trả lời câu hỏi mở 6 SGK.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

GV tổ chức cho HS quan sát hình 1.1 và trả lời câu hỏi: Em hãy gắn tên sau đây: bưu điện Hà Nội, nhà sàn, nhà mái bằng, chùa Thiên Mụ, biệt thự, chợ Bến Thành với các công trình trong H1.1? Trong các công trình trên công trình nào thuộc nhóm nhà ở?

Hình 1.1

Hình a: Nhà sàn

Hình b: Chợ Bến Thành

Hình c: chùa Thiên Mụ

Hình d: bưu điện Hà Nội

Hình e: biệt thự

Hình g: nhà mái bằng

Trong các công trình trên, công trình hình a, e, g thuộc nhóm nhà ở.

– GV đặt vấn đề: Như các em đã biết, dù con người có thể đến từ nhiều nơi khác nhau, văn hóa khác nhau, ngôn ngữ khác nhau nhưng đều có những nhu cầu cơ bản chung và một trong số đó là nhu cầu về một nơi trú ngụ đó là nhà. Đe tìm hiểu kì hơn về nhà ở, chúng ta cùng đến với bài 1: Nhà ở đối với con người.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vai trò của nhà ở đối với con người

a. Mục tiêu: Nêu được vai trò của nhà ở đối với con người. Giải thích được vai trò của nhà ở đối với con người.

HS xem tranh, tiếp nhận nhiệm vụ và nêu lên suy nghĩ của bản thân

b. Nội dung: Câu hỏi hình thành kiến thức trang 7 SGK

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV yêu cầu HS đọc nội dung của phần I,

quan sát hình 1.2, 1.3 và lần lượt trả lời các

câu hỏi trong trang 7 SGK

I. Vai trò của nhà đối với con người

Nhà ở là nơi trú ngụ, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí nhằm bảo vệ sức khỏe, gắn kết các thành viên trong gia đình, cũng là nơi học

Hình 1.2
Hình 1.2. Hang động là nhà ở của con người thời nguyên thủy

Hình 1.3
Hình 1.3. Nhà ở của con người thời kì hiện đại

Hình 1.3 thể hiện các vai trò gì của nhà ở?

– Em hãy giải thích câu nói “ngôi nhà là tổ ấm”?

– Vì sao nói nhà ở cũng có thể là nơi làm việc và học tập của con người?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS đọc nội dung, quan sát hình 1.2, 1.3 và lần lượt trả lời các câu.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả:

• Hình 1.3 thể hiện các vai trò: nơi sinh hoạt (phòng khách), nơi nghỉ ngơi (phòng ngủ), nơi làm việc và học tập (bàn làm việc, máy tính, giá sách).

• “Ngôi nhà là tổ ấm” được hiểu là: Nhà là nơi trở về nghĩ ngơi của các thành viên sau khi làm việc; là nơi gắn kết các thành viên qua hoạt động sẻ chia, vui đùa; giúp cho các thành viên cảm nhận được sự quan tâm chia sẻ từ những thành viên khác.

Nhà ở cũng có thể là nơi làm việc, học tập của con người bởi: Con người có thế làm việc tại phòng sinh hoạt chung hoặc phòng ngủ được đặt bàn làm việc và các thiết bị hỗ trợ cho công việc. Ngoài ra, trong xã hội ngày nay cũng có nhiều công việc có thể làm tại nhà như: cộng tác viên báo chí dịch thuật, gia sư online, mĩ thuật, làm đồ thủ công, kinh doanh,…

+ HS nhận xét và bổ sung câu trả lời (nếu có). GV nhận xét và đưa ra đáp án cho mồi câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

. tập, làm việc

– Ngoài ra, nhà ở còn là nơi chứa đồ, bảo vệ tài sản của con người.

Tham khảo thêm:   Quyết định 48/QĐ-BTC Về việc phân bổ mức vốn vay tín dụng ưu đãi để thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, đầu tư các dự án đường giao thông nông thôn

Hoạt động 2: Một số đặc điểm của nhà ở

a. Mục tiêu: Nêu được ba đặc điểm chung của nhà ở Việt Nam

b. Nội dung: câu hỏi hình thành trong SGK trang 8.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV yêu cầu HS quan sát H1.4 và trả lời câu hỏi: Nhà ở có các phần chính nào?

– HS trả lời câu hỏi

– GV nhận xét câu trả lời và đưa ra đáp án

GV yêu cầu HS đọc nội dung đặc điểm 2,3 và chốt lại 3 đặc điểm chính của nhà ở

Nhà ở có các thành phần chính nào?

+ Nhóm 2,5: Thảo luận các khu vực chính trong nhà. Ngôi nhà của gia đình em chia thành mấy khu vực? Hãy kể tên và cho biết cách bố trí các khu vực đó?

+ Nhóm 3,6: Tìm hiểu tính vùng miền. Tính vùng miền thể hiện như thế nào trong cấu trúc nhà ở nơi em sinh sống?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giao nhiệm vụ và tiến hành thảo luận nhóm.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ Đại diện nhóm HS trình bày kết quả

+ GV gọi nhóm HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

II. Một số đặc điểm của nhà ở

1. Các phần chính

– Khung nhà

– Mái nhà

– Cửa sổ

– Cửa chính

– Sàn nhà

– Tường nhà

– Móng nhà

2. Các khu vực chính trong nhà

– Trong nhà gồm các khu vực: nơi thờ cúng, phòng khách, phòng bếp,

phòng ngủ, phòng làm việc, phòng vệ sinh,….

– Các khu vực được bố trí độc lập hoặc một số khu vực có thể kết hợp với nhau như nơi thờ cúng và phòng khách, phòng bếp và phòng khách,…

3. Tính vùng miền

– Điều kiện của từng cùng có sự khác nhau cũng ảnh hưởng đến cấu trúc nhà ở.

VD: Nhà ở đồng bằng thường có mái bằng, tường cao

Nhà ở miền núi có sàn cao,…

Tham khảo thêm:   Chuyên đề danh từ ghép trong tiếng Anh Cách dùng và bài tập danh từ ghép trong tiếng Anh

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Công nghệ 6 Cánh diều!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Công nghệ 6 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ lớp 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *