Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Công nghệ 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy Công nghệ Cơ khí 11 (Cả năm) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Sinh học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm là tài liệu vô cùng hữu ích bao gồm kế hoạch, những nội dung của giờ lên lớp dạy học, mục đích mà giáo viên cần hướng đến, nội dung, phương hướng, cách thức hay những hoạt động cụ thể của thầy và học sinh.

Giáo án môn Công nghệ 11 Kết nối tri thức gồm 2 sách Công nghệ Cơ khí và Công nghệ Chăn nuôi được biên soạn bám sát nội dung SGK, được trình bày theo thứ tự thực tế diễn ra trong buổi học. Giáo án này được thầy cô giáo biên soạn trong giai đoạn trước buổi học trên lớp thường được các thầy cô chuẩn bị vào buổi tối hôm trước. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm giáo án Hóa 11 Kết nối tri thức và nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 11.

Lưu ý: Giáo án Công nghệ 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm trọn bộ giáo án Công nghệ Cơ khí và 5 bài giáo án Công nghệ Chăn nuôi 11.

Giáo án Công nghệ 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

  • Giáo án Công nghệ Cơ khí 11 Kết nối tri thức
  • Giáo án Công nghệ Chăn nuôi 11 Kết nối tri thức 

Giáo án Công nghệ Cơ khí 11 Kết nối tri thức

BÀI 1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO

Thời lượng: 02 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

– Trình bày được khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo.

– Nêu được những đặc điểm của cơ khí chế tạo.

– Mô tả được các bước cơ bản trong quy trình chế tạo cơ khí.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực Công nghệ

– Nhận thức công nghệ:

+ Trình bày được khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo.

+ Nêu được những đặc điểm của cơ khí chế tạo.

+ Mô tả được các bước cơ bản trong quy trình chế tạo cơ khí.

– Đánh giá công nghệ: Đánh giá được tầm quan trọng của cơ khí chế tạo trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Và tiềm năng phát triển của cơ khí chế tạo trong tương lai.

2.2. Năng lực chung

– Tự chủ và tự học:

+ Luôn chủ động tích cực tìm hiểu về khái niệm và vai trò của cơ khí chế tạo.

+ Xác định được đặc điểm của cơ khí chế tạo từ đó nắm được các bước trong quy trình chế tạo cơ khí.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và trình bày được các bước chế tạo nên máy, thiết bị cơ khí dùng trong sinh hoạt gia đình.

3. Về phẩm chất

– Chăm chỉ: Ý thức và đánh giá được vai trò tầm quan trọng của cơ khí chế tạo.

– Trách nhiệm: Tích cực, tự giác và nghiêm túc để tìm hiểu đặc điểm, quy trình các bước trong chế tạo cơ khí.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– Laptop

– Giấy A3 (04 tờ); 04 Bút lông

– Bảng phụ học sinh.

– Video và hình ảnh minh hoạ về một số sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo trong nông nghiệp, giao thông vận tải, y tế,…

2. Học sinh

– Sách học sinh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu

Học sinh có thể nhận dạng được một số máy, thiết bị và chi tiết thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo mà các em đã được học chương trình lớp 10 và trong thực tiễn.

2. Nội dung

GV trình chiếu hình ảnh (04-06 hình) về một số máy, thiết bị cơ khí (trong đó có Hình 1.1a, Hình

1.1b) yêu cầu học sinh nêu tên và nhận xét về việc sản xuất cơ khí ở Hình 1.1a và Hình 1.1b.

3. Sản phẩm

– Câu trả lời trực tiếp của HS.

4. Tổ chức thực hiện

GV chuyển giao nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả

Phương án đánh giá

Thời lượng (phút)

– Hướng dẫn học sinh chia lớp thành 4 nhóm (8-10 HS/nhóm)

– Phát bảng phụ, bút lông cho mỗi nhóm (01 bảng và 01 bút/nhóm)

– HS tiến hành chia nhóm, bầu nhóm trưởng và thư ký.

– Nhóm trưởng nhận bảng phụ và bút lông.

– Nhóm đủ thành viên nhanh nhất giơ tay.

– Danh sách thành viên có ghi đầy đủ nhóm trưởng, thư ký.

– Quan sát

Trình chiếu hình ảnh một số máy, thiết bị, chi tiết cơ khí và yêu cầu học sinh nêu tên. Và nhận xét về việc sản xuất cơ khí ở Hình 1.1a và Hình 1.1b.

– Quan sát, trả lời.

– Câu trả lời của học sinh trên bảng phụ.

– Quan sát

– Chiếu đáp án

– Các nhóm đánh giá lẫn nhau.

Từ đó, giáo viên khái quát về cơ khí chế tạo thông qua các hình ảnh trình chiếu và tiếp tục yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ tiếp theo của bài học.

Tham khảo thêm:   Đề thi Violympic Toán tiếng Anh lớp 4 vòng 4 năm 2015 - 2016 Đề thi giải Toán tiếng Anh qua mạng lớp 4 có đáp án

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 2.1: Tìm hiểu về khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo

1. Mục tiêu

– Hiểu được khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo

– Nêu được một số máy thiết bị thuộc cơ khí chế tạo.

– Biết liên hệ bản thân với nghề nghiệp liên quan đến cơ khí chế tạo.

2. Nội dung

GV yêu cầu HS quan sát video tiện chi tiết máy, hoạt động của động cơ máy bơm, máy khoan…từ đó khái quát hóa khái niệm ngành cơ khí chế tạo. Và làm rõ được vai trò của cơ khí chế tạo đối với đời sống và sản xuất.

3. Sản phẩm

* HS hiểu và ghi được khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo.

I. Khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo

1. Cơ khí chế tạo

– Cơ khí chế tạo là ngành kĩ thuật công nghệ sử dụng các kiến thức của toán học, nguyên lí của vật lí, các kết quả của công nghệ vật liệu để nghiên cứu và thực hiện quá trình thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các máy, thiết bị, chi tiết phục vụ cho sản xuất và đời sống.

2. Vai trò của cơ khí chế tạo

– Vai trò của cơ khí chế tạo trong đời sống.

– Vai trò của cơ khí chế tạo trong sản xuất.

* Trao đổi về nghề nghiệp của bản thân.

4. Tổ chức thực hiện

GV chuyển giao nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả

Phương án đánh giá

Thời lượng (phút)

Trình chiếu video: hoạt động của động cơ máy bơm, khoan…

Quan sát

Quan sát

Khái quát về ngành cơ khí chế tạo

Nghe

Ghi nhận

Trình chiếu một số hình ảnh của Hình 1.2 và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ (Khám phá).

Dùng kĩ thuật dạy học Think – pair – share

– Tự suy nghĩ

– Trao đổi với bạn kế bên.

– Chia sẻ cho cả lớp.

Trình bày trên phiếu học tập

Trình đáp án

HS tự nhận xét kết quả.

Trình chiếu và giới thiệu một số nghề nghiệp thuộc cơ khí chế tạo. Đặt câu hỏi tương tác với học sinh về lựa chọn nghề nghiệp

Quan sát, lắng nghe và tương tác

GV trình chiếu một số vai trò của cơ khí chế tạo trong đời sống và sản xuất

HOẠT ĐỘNG 2.2: Tìm hiểu về đặc điểm của cơ khí chế tạo

1. Mục tiêu

– Hiểu được đặc điểm của cơ khí chế tạo

2. Nội dung

GV yêu cầu HS quan sát và thực hiện nhiệm vụ mục Khám phá. Từ đó nêu ra những đặc điểm của cơ khí chế tạo

3. Sản phẩm

– HS hiểu và ghi được đặc điểm của cơ khí chế tạo

– Biết ứng dụng của ngành cơ khí chế tạo qua kể tên được các sản phẩm được sử dụng trong các lĩnh vực.

4. Tổ chức thực hiện

GV chuyển giao nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả

Phương án đánh giá

Thời lượng (phút)

Trình chiếu Hình 1.3 và yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ (Kết hợp mục Khám phá và Kết nối năng lực)

Quan sát và thực hiện cùng với các thành viên trong nhóm

Trình bày trên bảng phụ

Quan sát và nhận xét

Khái quát về đặc điểm của cơ khí chế tạo

Nghe và tiếp nhận thông tin

Ghi nhận

GV trình chiếu một số đặc điểm của cơ khí chế tạo

HOẠT ĐỘNG 2.3: Tìm hiểu các bước cơ bản trong quy trình chế tạo cơ khí

1. Mục tiêu

– Mô tả được các bước cơ bản trong quy trình chế tạo cơ khí

2. Nội dung

GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK đọc và hiểu các bước chế tạo nên sản phẩm cơ khí.

3. Sản phẩm

– Đọc được quy trình chế tạo cơ khí:

Bước 1: Đọc bản vẽ chi tiết

Bước 2: chế tạo phôi

Bước 3: thực hiện gia công các chi tiết máy của sản phẩm

Bước 4: xử lí và bảo vệ bề mặt của sản phẩm

Bước 5: lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm

– Mô tả được quy trình chế tạo một sản phẩm cơ khí đơn giản.

4. Tổ chức thực hiện

GV chuyển giao nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả

Phương án đánh giá

Thời lượng (phút)

Phát video chế tạo chiếc cờ lê và giao nhiệm vụ

Quan sát và trao đổi với các thành viên

Trình bày được các bước cơ bản chế tạo cờ lê

Quan sát và nhận xét

Trình bày các bước trong quy trình chế tạo cơ khí

Quan sát và ghi nhận

Dựa vào 5 bước cơ bản hãy mô tả quy trình chế tạo một chiếc kìm nguội Hình 1.4, dạng sơ đồ khối

Quan sát và trao đổi với các thành viên trong nhóm

Trình bày trên giấy nhóm nào nhanh nhất sẽ lên bảng vẽ lại

Trình đáp án

Nhận xét các nhóm

GV lập sơ đồ khối các bước trong quy trình chế tạo cơ khí

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi tỉnh Cà Mau lớp 12 năm 2010 môn Toán Sở GD&ĐT Cà Mau

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu

– Lập được sơ đồ và mô tả được quy trình chế tạo một sản phẩm cơ khí đơn giản, phổ biến có sử dụng trong sinh hoạt gia đình.

2. Nội dung

GV yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu về các bước chế tạo một sản phẩm cơ khí sử dụng trong sinh hoạt gia đình.

3. Sản phẩm

– Bài vẽ sơ đồ khối quy trình chế tạo sản phẩm cơ khí

4. Tổ chức thực hiện

GV chuyển giao nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả

Phương án đánh giá

Thời lượng (phút)

GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm như phần nội dung

– HS các nhóm nhận nhiệm vụ.

– HS các nhóm nộp sản phẩm

– Rubric

GV nhận xét và đánh giá các sản phẩm của các nhóm

IV. HỒ SƠ HỌC TẬP:

– Phiếu học tập.

– Rubric.

………

Giáo án Công nghệ Chăn nuôi 11 Kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức – Bài 1

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 1: VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CHĂN NUÔI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

– Trình bày được vai trò và triển vọng của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

– Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.

– Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi.

2. Năng lực

Năng lực chung: Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về vị trí, vai trò và triển vọng của chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới.

Năng lực riêng:

– Trình bày được vai trò và triển vọng của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

– Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới.

– Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi.

3. Phẩm chất

– Có ý thức tìm hiểu vị trí, vai trò và triển vọng trong chăn nuôi.

– Nhận thức được sở thích và sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong chăn nuôi.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

– Giáo án, SHS, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.

– Tranh, ảnh, video.

– Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

– SHS Công nghệ chăn nuôi 11.

– Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

– Thông qua các hình ảnh, video và các câu hỏi gợi ý giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức đã có về vai trò của chăn nuôi đối với con người, trồng trọt, xuất khẩu, chế biến,…

– Các hình ảnh, video, câu hỏi về thành tựu của ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, triển vọng của chăn nuôi sẽ kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú trong bài học.

b. Nội dung: GV sử dụng hình ảnh phần dẫn nhập SHS tr.7 và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vai trò của chăn nuôi trong đời sống con người và nền kinh tế; những công nghệ đang được ứng dụng; triển vọng của chăn nuôi trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát hình ảnh phần dẫn nhập:

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:

+ Nêu những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về vai trò của chăn nuôi.

+ Có những công nghệ cao nào đang được ứng dụng trong chăn nuôi.

+ Chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có triển vọng như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã được học trong chương trình Công nghệ 7 để trả lời câu hỏi.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 6 bài Việt Bắc của Tố Hữu Những bài văn hay lớp 12

– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Vai trò của chăn nuôi đối với đời sống con người và nền kinh tế:

● Cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein.

● Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.

● Cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt.

+ Công nghệ cao đang được ứng dụng trong chăn nuôi:

● Công nghệ cấy truyền phôi.

● Công nghệ thụ tinh nhân tạo.

● Công nghệ gene.

● Công nghệ cảm biến.

● Công nghệ internet kết nối vạn vật.

● Công nghệ thông tin và truyền thông.

● Công nghệ vi sinh.

+ Triển vọng của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0:

● Phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người.

● Phát triển để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

● Phát triển nhờ ứng dụng khoa học công nghệ.

● Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ.

– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

– GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Vai trò và triển vọng của chăn nuôi.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về vai trò của chăn nuôi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được vai trò của chăn nuôi đối với đời sống con người và đối với một số lĩnh vực liên quan trong nền kinh tế.

b. Nội dung:

– GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I kết hợp quan sát Hình 1.1 trong SHS và trả lời câu hỏi.

– GV rút ra kết luận về vai trò của chăn nuôi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vai trò của chăn nuôi và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I kết hợp quan sát Hình 1.1 SHS tr.7 và trả lời câu hỏi:

Phân tích vai trò của chăn nuôi đối với đời sống con người, trồng trọt, công nghệ, xuất khẩu,….

– GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Nêu các vai trò của chăn nuôi đối với gia đình và địa phương em.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin mục I quan sát Hình 1.1 SHS và trả lời câu hỏi.

– HS rút ra kết luận về vai trò của chăn nuôi đối với gia đình và địa phương theo hướng dẫn của GV.

– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

– GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

– Vai trò của chăn nuôi:

+ Hình a: cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu.

+ Hình b: cung cấp thực phẩm cho con người.

+ Hình c: cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.

+ Hình d: cung cấp phân bón cho trồng trọt.

– GV rút ra kết luận về vai trò của chăn nuôi đối với gia đình và địa phương.

– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

– GV chuyển sang hoạt động mới.

1. Tìm hiểu về vai trò của chăn nuôi

Các vai trò của chăn nuôi đối với gia đình và địa phương em:

+ Cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein.

+ Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.

+ Cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi và ý nghĩa của các thành tựu đó với chăn nuôi.

b. Nội dung:

– GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II kết hợp quan sát các hình ảnh trong SHS tr.8-10 và trả lời câu hỏi.

– GV rút ra kết luận về một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số thành tựu của ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi và chuẩn kiến thức của GV.

………………..

Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Công nghệ 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy Công nghệ Cơ khí 11 (Cả năm) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *