Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Chuyên đề học tập Ngữ văn lớp 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Chuyên đề Ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy môn Văn lớp 11.

Kế hoạch bài dạy Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát nội dung trong sách giáo khoa lớp 11. Hi vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giáo án Chuyên đề Văn 11 nhanh chóng và dễ dàng hơn. Vậy sau đây là giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm giáo án môn Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo.

Giáo án Chuyên đề Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

CHUYÊN ĐỀ 1:

TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

(10 tiết)

(Thực hiện từ tuần thứ nhất đến tuần thứ mười; mỗi tuần 1 tiết. Tiết ôn tập: HS thực hiện ở nhà)

A. NỘI DUNG VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN.

I. CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN:

– Viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

– Thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

II. THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN: 10 tiết (9 tiết dạy trên lớp, 1 tiết HS tự học ở nhà)

– Phần thứ nhất: Tìm hiểu yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

– Phần thứ hai: Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

– Phần thứ ba: Thuyết trình một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

– Bài tập thực hành: 01 tiết ở nhà.

B. MỤC TIÊU KHI XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP

I. NĂNG LỰC

Năng lực chung

Phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Năng lực đặc thù

Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, cụ thể: đọc, hiểu, tập nghiên cứu, viết báo cáo, thuyết trình trao đổi, … trong quá trình học tập chuyên đề nhằm đáp ứng các yêu cầu cần đạt sau:

– Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề của văn học trung đại Việt Nam.

– Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn học trung đại Việt Nam.

– Biết viết một báo cáo nghiên cứu.

– Biết thuyết trình một vấn đề của văn học trung đại Việt Nam.

II. PHẨM CHẤT

Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn dân tộc qua những tác phẩm văn học trung đại Việt Nam

– Biết yêu quý cộng đồng, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội.

Yêu thích việc nghiên cứu.

C. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Về phía học sinh: Chuyên đề học tập ngữ văn lớp 11, hồ sơ, tài liệu, sách tham khảo, tranh, ảnh, bảng biểu, video clip,

2. Về phía giáo viên:

– SGK, SGV chuyên đề học tập Ngữ văn 11, Bộ Chân trời sáng tạo.

– Một số tranh ảnh có trong SGK được phóng to.

– Phiếu học tập để học sinh chuẩn bị nội dung thảo luận.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 5 Unit 3: Lesson 2 Soạn Anh 5 trang 47 Explore Our World (Cánh diều)

– Bút màu, giấy A0 để HS trình bày sản phẩm.

– Tài liệu tham khảo sách báo tạp chí về văn học dân gian, máy tính hoặc điện thoại thông minh có kết nối internet, máy chiếu.

D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Dạy học phần thứ nhất:

TÌM HIỂU YÊU CẦU VÀ CÁCH THỨC NGHIÊN CỨUMỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học

b. Nội dung hoạt động:

Anh/ chị hãy nêu cách thức tìm hiểu về một vấn đề văn học dân gian ( Chuyên đề 10)

c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học

d. Tổ chức thực hiện hoạt động:

Hoạt động của GV &HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Anh/ chị hãy nêu cách thức tìm hiểu về một vấn đề văn học dân gian ( Chuyên đề 10)

– Anh/ chị đã được học văn học trung đại chưa? Nếu đã được học, hãy nêu những tác phẩm văn học đã được học.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

– HS suy nghĩ bằng kĩ thuật công não, phản hồi nhanh.

– GV quan sát, gợi ý nếu cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

– HS trả lời theo ý nghĩ cá nhân

– Các HS khác quan sát, bổ sung ý kiến.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, dẫn vào nội dung bài học.

GV dẫn vào bài:

Văn học trung đại hình thành và phát triển từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, gắn với sự thăng trầm của chế độ phong kiến Việt Nam, chịu ảnh hưởng của nền văn học Trung Quốc. Văn học được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Với những tên tuổi như: Đặng Trần Côn (Chinh phụ ngâm), Nguyễn Gia Thiều (Cung oán ngâm khúc), Ngô Gia Văn Phái (Hoàng Lê nhất thống chí), Nguyễn Du (Truyện Kiều), thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà Huyện Thanh Quan, …

Nhưng chúng ta chỉ mới nghiên cứu trên đơn vị một tác phẩm thuộc văn học trung đại Việt Nam, hôm nay chúng ta sẽ tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

Câu trả lời của học sinh

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu chung:

– Hướng dẫn HS biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

GV hướng dẫn học sinh tập nghiên cứu bằng các phương pháp và các thao tác tiến hành nghiên cứu một vấn đề, bao gồm: xác định đề tài, vấn đề, mục tiêu, nội dung và lập kế hoạch nghiên cứu; thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin về đề tài; vấn đề nghiên cứu.

– Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn học trung đại Việt Nam.

b. Nội dung hoạt động: Vận dụng tổng hợp các kĩ năng để tập nghiên cứu

– HS hoạt động cá nhân: đọc và thu thập thông tin kết hợp làm việc nhóm

– GV hướng dẫn HS cách thức tìm hiểu và trình bày.

c. Sản phẩm: Kết quả trình bày của HS, phiếu học tập.

d. Tổ chức thực hiện hoạt động:

HĐ của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Thao tác 1: HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU THAM KHẢO

a. Mục tiêu cụ thể: Giúp HS tìm hiểu và phân tích một văn bản nghiên cứu về vấn đề văn học trung đại Việt Nam, từ đó rút ra cách thức nghiên cứu.

b. Nội dung hoạt động:

– HS hoạt động cá nhân và thảo luận theo bàn: đọc văn bản ngữ liệu và thu thập thông tin, trả lời các câu hỏi SGK.

– GV hướng dẫn HS cách thức tìm hiểu và trình bày.

c. Sản phẩm: Kết quả trình bày của HS, phiếu học tập.

d. Tổ chức thực hiện hoạt động:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

– GV yêu cầu HS đọc kĩ văn bản tham khảo SGK “ Truyện Lục Vân Tiên và lí tưởng đạo nghĩa của nhân dân” – Lê Trí Viễn (trang 6 – 9) và dựa vào gợi ý ở phía lề phải văn bản để phân tích mẫu.

– GV hướng dẫn HS thảo luận theo bàn để trả lời các câu hỏi (bao gồm các câu hỏi gợi ý phân tích ở SGK/ Tr 11):

Bài nghiên cứu được viết với mục đích gì? Mục đích ấy đã được thực hiện qua nội dung, hình thức nghiên cứu như thế nào?

– Xác định vấn đề, câu hỏi, phương pháp / thao tác nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, các vấn đề, khía cạnh liên quan cần tiếp tục nghiên cứu trong văn bản trên. Từ bài nghiên cứu, hãy chỉ ra một số yêu cầu cần đáp ứng khi nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

– Bài nghiên cứu trên đã mang lại cho bạn những thông tin hay nhận thức gì mới về tác phẩm Lục Vân Tiên và sáng tác văn học của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?

– Bạn học hỏi được được điều gì trong cách thực hiện công việc nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại qua bài viết về truyện Lục Vân Tiên?

-.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

– HS thảo luận theo bàn, trả lời các câu hỏi 1-4 SGK.

– GV quan sát, khuyến khích

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

– Đại diện một số cặp đôi phát biểu.

– Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu cần.

Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức:

GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

I. PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU THAM KHẢO

Đọc văn bản: “Truyện Lục Vân Tiên và lí tưởng đạo nghĩa của nhân dân” (Lê Trí Viễn)

1. Mục đích viết văn bản:

Bài nghiên cứu không chỉ đơn thuần là vấn đề chính tà, thiện ác như trong truyện thơ dân gian. Câu chuyện còn phản ánh nét xã hội – lịch sử cụ thể, đậm màu sắc của xã hội phong kiến suy thoái đời Nguyễn.

2. Xác định vấn đề, câu hỏi, phương pháp / thao tác nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, các vấn đề, khía cạnh liên quan cần tiếp tục nghiên cứu trong văn bản:

– Vấn đề nghiên cứu : Chính tà, thiện ác trừu tượng, vấn đề đạo đức.

– Phạm vi nghiên cứu trong xã hội phong kiến.

– Các vấn đề, khía cạnh cần tiếp tục nghiên cứu như đạo nghĩa trong thời kỳ phong kiến, gốc rễ hiện thực,..

3. Những thông tin văn bản mang lại

Bài nghiên cứu đã mang lại cho độc giả những thông tin trần thực về xã hội phong kiến thời xưa, về sự hiếu thảo của người con trong xã hội cũ.

4. Cách thực hiện công việc nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại:

+ Nhận định được thời điểm ra đời của truyện

+ Cách tác giả khái quát và đưa ra các nhận định về giá trị nội dung tác phẩm Lục Vân Tiên.

+ Ranh giới giữa các đoạn và sự chuyển tiếp các luận điểm.

+ Cách thức lật đi lật lại vấn đề.

Thao tác 2: TÌM HIỂU YÊU CẦU CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

a. Mục tiêu cụ thể: Giúp HS đọc, nhận diện và phân biệt được một vấn đề văn học trung đại Việt Nam. Một số yêu cầu cụ thể của việc nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

b. Nội dung hoạt động:

– HS đọc nội dung về Tri thức Ngữ văn và hệ thống hoá các luận điểm vào phiếu học tập.

– GV hướng dẫn HS cách thức tìm hiểu và trình bày.

c. Sản phẩm: Kết quả trình bày của HS, phiếu học tập.

d. Tổ chức thực hiện hoạt động:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS đọc mục I. Khái quát vấn đề văn học dân gian trong SGK, kết hợp với sự chuẩn bị ở nhà để hệ thống hoá các luận điểm của phần Tri thức Ngữ văn, hoàn thành phiếu học tập 01 như sau:

Phiếu HT 01: BẢNG TÌM HIỂU VỀ VẤN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN

1. Văn học trung đại Việt Nam

Khái niệm

Đặc điểm

Các giai đoạn

Tác giả, tác phẩm tiêu biểu

2.Một số yêu cầu cụ thể của việc nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc mục I. Khái quát về vấn đề văn học dân gian trong SGK và tái hiện lại kiến thức trong phần đó, hoàn thành Phiếu học tập 01

Bước 3: Báo cáo sản phẩm

Đại diện của nhómtrình bày

– Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

II. TÌM HIỂU YÊU CẦU CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Phiếu HT 01: BẢNG TÌM HIỂU VỀ VẤN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN

1. Văn học trung đại Việt Nam

Khái niệm

Là nền văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm hình thành và phát triển trong hơn 10 thế kỉ, từ trước thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

Đặc điểm

Có sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn.

– Xu hướng tiếp thu các yếu tố văn học, văn hoá nước ngoài trên tinh thần Việt hoá để vừa tự làm giàu, làm mới, vừa bảo lưu bản sắc của văn học dân tộc

Các giai đoạn

-Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XV.

-Từ thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII.

-Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

-Nửa cuối thế kỉ XIX.

Tác giả, tác phẩm tiêu biểu

– Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, ….

2.Một số yêu cầu cụ thể của việc nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại

– Chọn lọc được vấn đề phù hợp, vừa sức, có ý nghĩa, cung cấp thêm thông tin hay nhận thức mới mẻ cho người đọc.

– Căn cứ chủ yếu để tìm hiểu, nghiên cứu:

+ Ngữ liệu, dẫn liệu từ tác phẩm.

+ Tìm hiểu và huy động nhiều tri thức liên quan (tri thức về thể loại, ngônnguwx, lịch sử, …)

– Với mỗi dạng đề nghiên cứu, cần sử dụng tri thức nền và cách thức, thao tác thực hiện phù hợp.

– Kết quả tìm hiểu về vấn đề cần được tổng hợp, khái quát và ghi chép một cách có hệ thống dưới dạng sườn bài, sơ đồ tư duy, đồ hoạ thông tin.

Tham khảo thêm:   Công văn 4525/LĐTBXH-LĐTL Về việc xác định quỹ tiền lương thực hiện năm 2011

……………

Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án Chuyên đề Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Chuyên đề học tập Ngữ văn lớp 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *