Giáo án Chuyên đề Hóa học 10 sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy môn Hóa lớp 10.
Kế hoạch bài dạy Chuyên đề học tập Hóa học 10 Cánh diều được biên soạn bám sát nội dung trong sách giáo khoa lớp 10. Hi vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giáo án Chuyên đề Hóa 10 nhanh chóng và dễ dàng hơn. Vậy sau đây là giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 10 Cánh diều mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm giáo án môn Hóa học 10 Cánh diều.
Giáo án Chuyên đề Hóa học 10 sách Cánh diều
CHUYÊN ĐỀ 10.1: CƠ SỞ HÓA HỌC
BÀI 1: LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ HÌNH HỌC PHÂN TỬ
I. MỤC TIÊU
1) Kiến thức Học xong bài này, học sinh có thể: – Viết được công thức Lewis, sử dụng được mô hình VSEPR để dự đoán dạng hình học cho một số phân tử đơn giản. – Trình bày được khái niệm về sự lai hóa orbital (sp, sp2, sp3) và vận dụng để giải thích liên kết trong một số phân tử (CO2, BF3, CH4, …). 2) Năng lực a) Năng lực chung – Năng lực tự chủ và tự học: học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục. – Năng lực giao tiếp: tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp. – Năng lực hợp tác: học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập. – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất được một số giải thích về các hiện tượng xảy ra là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học. b) Năng lực chuyên biệt – Năng lực nhận thức hóa học: hiểu được bản chất và vận dụng được công thức Lewis, mô hình VSEPR để dự đoán dạng hình học cho một số phân tử đơn giản. – Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: mô tả được dạng hình học của một số phân tử xung quanh cuộc sống. – Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: giải thích được các liên kết trong một số phân tử. 3) Phẩm chất – Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học. – Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ. – Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập. – Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể. – Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên |
Học sinh |
Máy tính, mô hình phân tử |
Chuẩn bị bài ở nhà |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học mới.
b) Nội dung: GV đưa ra vấn đề liên quan đến bài học.
c) Sản phẩm: HS trả lời và nắm được vấn đề liên quan đến bài học.
d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK.
……….
Tải file tài liệu để xem trọn bộ Giáo án Chuyên đề Hóa học 10 sách Cánh diều
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án chuyên đề Hóa học 10 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Chuyên đề học tập Hóa 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.