Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Chuyên đề Địa lí 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Chuyên đề học tập Địa lý 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Chuyên đề học tập Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy môn Địa lớp 11.

Kế hoạch bài dạy Chuyên đề Địa lý 11 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung trong sách giáo khoa lớp 11. Hi vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giáo án Chuyên đề Địa 11 nhanh chóng và dễ dàng hơn. Vậy sau đây là giáo án Chuyên đề học tập Địa lý 11 Kết nối tri thức mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm giáo án môn Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống.

Giáo án chuyên đề Địa lý 11 Kết nối tri thức

CHUYÊN ĐỀ 11.1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

(Thời lượng: 15 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

– Nêu được khái quát về lưu vực sông Mê Công.

– Trình bày được lí do ra đời, mục tiêu của Uỷ hội sông Mê Công.

– Giới thiệu được một số hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công.

– Xác định được vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công.

– Nêu và đánh giá được các biểu hiện của sự hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển giao thông vận tải, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

– Năng lực tự chủ và tự học:

+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.

+ Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, Atlat, bản đồ,…

* Năng lực chuyên biệt:

– Nhận thức khoa học địa lí:

Tham khảo thêm:   Thông tư số 43/2010/TT-BYT Quy định lộ trình thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” GPP; địa bàn và phạm vi hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc

+ Phân tích được mục tiêu, hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công, xác định được vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công. Đánh giá được tầm quan trọng trong việc hợp tác và khai thác tài nguyên thiên nhiên, giao thông, bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông.

– Tìm hiểu địa lí: Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh,…

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: từ kiến thức đã tìm hiểu được, học sinh có kĩ năng chung sống hòa bình, làm chủ được bản thân trước những thông tin sai sự thật, có nhận thức đúng đắn về việc chung sống, hợp tác hòa bình trong khu vực.

3. Phẩm chất

– Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.

– Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác.

– Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hòan thành các nhiệm vụ học tập.

– Trung thực trong học tập.

– Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập. Có trách nhiệm trong việc tuyên truyền thông tin chính thống đúng sự thật trước nhiều thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về việc chung sống hòa bình trong khu vực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, bản đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, video….

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, liên hệ vào bài mới.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân: trả lời các câu hỏi trong trò chơi: ô chữ bí mật

c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện

– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh tham gia trò chơi, đoán từ khoá và giới thiệu một vài thông tin đã biết về sông Mê Công.

– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

– Bước 3: Báo cáo: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 365/QĐ-TTG Phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Luật cán bộ, công chức

– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 2.1. TÌM HIỂU VỀ UỶ HỘI SÔNG MÊ CÔNG

a) Mục tiêu: – Nêu được khái quát về sông Mê Công

– Trình bày được lí do ra đời và mục tiêu ra đời của Ủy hội sông Mê Công

– Giới thiệu được một số hoạt động của sông Mê Công.

– Xác định được vai trò của Ủy hội sông Mê Công.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân: thảo luận nhóm và hòan thành nội dung, sử dụng phòng tranh – kết hợp trạm để báo cáo.

c. Sản phẩm: học sinh đưa được các nội dung chính

I. Ủy hội sông Mê Công

1. Khái quát về lưu vực sông Mê Công

a). Chiều dài và diện tích lưu vực.

– Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), chảy qua 6 quốc gia: Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam.

– Diện tích lưu vực lớn:

+ Thượng nguồn: nằm ở lãnh thổ Trung Quốc và Mianma.

+ Hạ nguồn: nằm ở lãnh thổ Lào, Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam.

b). Tài nguyên thiên nhiên và hoạt động kinh tế

– Sông Mê Công chảy qua nhiều dạng địa hình khác nhau nên có thể phát triển:

+ Nông nghiệp: Nguồn nước dồi dào, tổng lượng phù sa lớn nên lưu vực sông Mê Công có truyền thống canh tác lúa nước lâu đời trong đó Thái Lan và Việt Nam là 2 nước xuất khẩu gạo hàng đầu.

+ Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước ngọt

+ Khai thác thủy điện: Tính đến năm 2020 có hơn 10 nhà máy thủy điện đang hoạt động và nhiều nhà máy thủy điện đang xây dựng và dự kiến xây dựng.

+ Khai thác giao thông vận tải:

+ Khai thác du lịch:

– Sông Mê Công có sự đa dạng sinh học cao, đứng sau lưu vực sông Amazon.

c) Dân cư và xã hội.

– Dân cư tập trung đông đúc. (Khoảng 65 triệu dân – 2018)

– Nhiều thành phần dân tộc (trên 100 dân tộc)

=> Phát triển du lịch, hợp tác bảo vệ và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên lưu vực sông Mê Công.

2. Lí do ra đời và mục tiêu và hoạt động của Ủy hội sông Mê Công

a) Lí do ra đời và mục tiêu

– Lí do ra đời:

+ Tài nguyên nước có vai trò quan trọngtuy nhiên việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở lưu vực sông Mê Công còn thiếu bền vững gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, sinh kế của người dân các nước hạ nguồn. Cần có cơ chế quản lí và hợp tác khai thác tài nguyên nước một cách hiệu quả và bền vững.

+ Ngày 5/4/1995 các nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam kí Nghị định thành lập Ủy hội sông Mê Công.

– Mục tiêu: Phối hợp quản lí, khai thác tài nguyên nước và các tài nguyên khác một cách bền vững vì lợi ích chung của các quốc gia và an sinh của cộng đồng trong phạm vi lưu vực sông Mê Công.

b) Hoạt động của Ủy hội sông Mê Công

Hoạt động của các quốc gia trong Ủy hội sông Mê Côngđược thể hiện thông qua:

+ Thủ tục hợp tác

+ Chiến lược phát triển

+ Dự án hợp tác

+ Sáng kiến hợp tác

+ Chương trình hợp tác

+ Hoạt động của các quốc gia Ủy hội sông Mê Công và các quốc gia có liên quan (Ủy hội sông Mê Công với Trung Quốc, Hợp tác Mê Công – Nhật Bản, … )

3. Vai trò của Việt Nam trong Ủy hội sông Mê Công

Việt Nam có nhiều đóng góp trong sự phát triển và hiệu quả hoạt động của Ủy hội sông Mê Công:

– Tham gia và biểu quyết nhiều vấn đề quan trọng trong Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Năm 2014 tổ chức thành công Hội nghị cấp cao lần thứ 2.

– Phối hợp xây dựng quy định, quy chế quản lí, khai thác tài nguyên trên lưu vực sông Mê Công (Bộ thủ tục MRC)

– Phối hợp theo dõi, giám sát các hoạt động sử dụng, bảo vệ, phát triển bền vững các tài nguyên của lưu vực sông Mê Công.

– Tổ chức nghiên cứu, đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của các hoạt động kinh tế xã hội các quốc gia thượng nguồn đến các quốc gia hạ nguồn.

– Tham gia hỗ trợ các địa phương trong lưu vực sông Mê Công trong quản lí tài nguyên nước.

– Tham gia hợp tác với các nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế nhằm bảo vệ và phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Thì ra mình rất cô đơn

…………

Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án chuyên đề Địa lý 11 Kết nối tri thức

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Chuyên đề Địa lí 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Chuyên đề học tập Địa lý 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *