Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án buổi chiều môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Giáo án buổi 2 Tiếng Việt lớp 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án buổi 2 Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm các bài soạn trong cả năm học, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn giáo án tăng cường, giáo án buổi chiều môn Tiếng Việt lớp 2.

Giáo án buổi chiều môn Tiếng Việt 2 được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức để chuẩn bị thất tốt cho năm học mới. Mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án buổi chiều môn Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức:

Giáo án buổi chiều môn Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

BÀI 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2 (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năngCủng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Tôi là học sinh lớp 2

2. Năng lực: Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong câu chuyện.

3. Phẩm chất: Có nhận thức về việc cần có bạn bè; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
  • HS: Vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động:

– GV yêu cầu học sinh đứng dậy cùng thực hiện hát bài “Cô giáo em”

2. HDHS làm bài tập

Bài 1: Những chi tiết nào trong bài cho thấy bạn nhỏ rất háo hức đến trường vào ngày khai trường? (đánh dấu y vào ô trống trước đáp án đúng)

-GV gọi HS đọc yêu cầu .

– GV gọi HS đọc lại bài tập đọc.

– Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi .

– GV nhận xét chữa bài.

– GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:Từ nào nói về các em lớp 1 trong ngày khai trường?

ngạc nhiên háo hức rụt rè

-GV gọi HS đọc yêu cầu

-GV gọi 1-2 HS trả lời

+ BT yêu cầu gì?

– GV gọi 1-2 HS đọc trước lớp

– GV cho HS nhận xét

– GV nhận xét.

Bài 3 : Từ ngữ nào có thể thay thế cho “loáng một cái”?

một lúc sau trong chớp mắt chẳng bao lâu

+BT yêu cầu gì?

– GV cho HS nhận xét

-GV nhận xét , kết luận

Bài 4: Nối câu với tranh tương ứng

– GV cho HS nêu yêu cầu

– GV gọi 4 HS lên bảng nối câu với tranh

– YC HS làm bài

– GV cho HS nhận xét

– GV nhận xét

Bài 5: Viết 2-3 câu về ngày nghỉ hè của em

-GV yêu cầu HS đọc đề bài

-Yêu cầu HS làm vào vở , thu 1-2 bài chiếu lên màn hình nhận xét

– GV chữa bài:

+ Khi viết câu lưu ý điều gì?

– GV nhận xét .

3. Củng cố, dặn dò:

– YC HS học bài và chuẩn bị bài sau

Học sinh đứng dậythực hiện các động tác cùng cô giáo

– 1 HS đọc

-HS đọc bài

-HS làm bài .

Vùng dậy

Muốn đến sớm nhất lớp

Chuẩn bị rất nhanh

-HS chữa bài, nhận xét.

-HS đọc yêu cầu

-1-2 HS trả lời

+ Từ nào nói về các em lớp 1 trong ngày khai trường?

– HS đọc bài làm

+ Đáp án đúng: rụt rè

– HS trả lời, nhận xét, bổ sung

-HS đọc yêu cầu

-HS hoàn thành bảng vào VBT

Từ ngữ có thể thay thế cho “loáng một cái”: Chẳng bao lâu

– HS chữa bài, nhận xét, bổ sung

– HS đọc yêu cầu

– HS quan sát

– HS làm bài

– HS nhận xét

– HS trả lời

-HS đọc đề bài

-HS làm vào vở

Những tháng nghỉ hè vào đúng dịp mùa thu hoạch hoa màu. Bởi vậy sinh hoạt hè của em có một niềm vui vô cùng. Nhà em ở ngay rìa làng, trông ra cánh đồng rất khoáng đãng. Chiều chiều em thích đứng trước cửa nhà nhìn ra cánh đồng. Mùa lúa là một màu xanh mênh mông bắt đầu từ dưới chân bụi tre, chạy ra tít đến đường cái. Người và xe cộ đi trên đường ấy nhỏ bé như nắm tay thôi. Ngắm cảnh đồng em thường thích thú nhất vào các buổi chiều đẹp trời, mấy con cò trắng muốt bay sà xuống rồi mất hút dưới màu xanh. Hoặc đi học về tắt qua cánh đồng, một vài con chim “dẽ giun” thấy bóng người vội bay vút lên làm em giật mình.

– HS nhận xét

– HS lắng nghe

– HS học bài và chuẩn bị bài sau

Tham khảo thêm:   Thông tư 91/2018/TT-BTC Kinh phí thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng

Bổ sung:

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

BÀI 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI? (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng: Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Ngày hôm qua đâu rồi?

2. Năng lực: Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ hoạt động, đặc điểm, đặt được câu nói về hoạt động của học sinh.

3. Phẩm chất: Biết yêu quý bạn bè, có tinh thần hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
  • HS: Vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động:

– GV yêu cầu HS đọc lại bài Ngày hôm qua đâu rồi?

2. HDHS làm bài tập

Bài 1: Trong khổ thơ cuối bài, bố đã dặn bạn nhỏ làm gì để “ngày qua vẫn còn”?

……..Cất tờ lịch vào trang vở

……..Giữ sách vở sạch đẹp

……..Học hành chăm chỉ

-GV gọi HS đọc yêu cầu

– GV mời HS trả lời.

– GV cho HS nhận xét

– GV nhận xét, tuyên dương

Bài 2: Dựa vào tranh minh hoạ bài đọc, hãy viết các từ ngữ chỉ người, chỉ vật.

M: Mẹ, cánh đồng

-GV gọi HS đọc yêu cầu

-GV gọi 1-2 HS chưa bài.

– GV gọi HS nhận xét

-GV nhận xét, tuyên dương

Bài 3: Đặt 2 câu với từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 2.

-BT yêu cầu gì?

-GV gọi HS đọc câu với từ ngữ trên

– GV cho HS nhận xét

– GV nhận xét, tuyên dương

Bài 4: Điền những chữ cái còn thiếu vào chỗ trống.

– GV gọi HS đọc yêu cầu

– GV cho HS đọc bảng chữ cái trong bảng

– GV cho HS thảo luận nhóm tìm chữ còn thiếu thích hợp.

– GV cho đại diện nhóm trình bày vào bảng phụ

– GV cho HS nhận xét

-GV nhận xét, kết luận

Bài 5: Viết lại các chữ cái dưới đây theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái.

– GV yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài

-GV yêu cầu 3 HS đọc lại bảng chữ cái

– GV cho HS làm miệng đọc theo thứ tự đúng trong bảng chữ cái.

– GV cho HS nhận xét

– GV nhận xét

– GV cho HS viết lại các chữ cái dưới đây theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái.

– GV cho HS viết bảng phụ, HS cả lớp viết vào vở

– GV cho HS nhận xét

– GV nhận xét

Bài 6: Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp.

(mũ, cặp sách, khăn mặt, đánh răng, chải đầu, đi học, ăn sáng, quần áo)

a. Từ ngữ chỉ đồ vật (đồ dùng): quần áo,……

b. Từ ngữ chỉ hoạt động: đánh răng,……

-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và xếp từ ngữ

– GV gọi 2 nhóm phân công thành viên xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp.

– GV cho HS làm bài

– GV cho HS nhận xét

– GV nhận xét

Câu 7. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu.

– GV cho HS đọc yêu cầu đề bài.

– GV yêu cầu 1-2 HS trả lời

– GV cho HS nhận xét

– GV nhận xét

Câu 8.Dựa vào thông tin dưới tranh, viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:

– GV yêu cầu học sinh đọc đề bài.

– GV cho HS trả lời từng gợi ý trong VBT

a. Bạn tên là gì?

b. Bạn học ở trường nào?

c. Bạn có sở thích gì?

– GV cho HS phân tích tranh và cho HS trả lời câu hỏi gợi ý

– GV cho HS nhận xét

– GV nhận xét

Câu 9. Viết 2- 3 câu giới thiệu về bản thân

-GV yêu cầu học sinh đọc đề bài.

-GV cho HS trả lời từng gợi ý

+ Em tên gì? Mấy tuổi? Ở đâu?

+ Em học trường nào?

+ Em học lớp mấy?

+ Ngoại hình, tính tình của em như thế nào?

+ Em thích hoạt động nào nhất?

+ Em có những bạn nào?

– GV hỏi HS :

+ Khi viết đoạn văn cần chú ý điều gì?

– GV cho HS viết đoạn văn ra vở và thu nhận xét trước lớp (Nếu có thời gian)

3. Củng cố, dặn dò:

– YC HS học bài và chuẩn bị bài sau

Học sinh đọc bài

– 1 HS đọc

– HS trả lời

+ Trong khổ thơ cuối bài, bố đã dặn bạn nhỏ làm gì để “ngày qua vẫn còn”:

Học hành chăm chỉ

-HS nhận xét.

-HS lắng nghe

-HS đọc yêu cầu

-HS trả lời :

+ M: Mẹ, cánh đồng

Cậu bé, cửa sổ, sách, đèn, Tờ lịch, hoa

– HS nhận xét, đổi chéo vở kiểm tra.

– HS đọc yêu cầu

– HS đọc câu với từ ngữ trên

+ Cậu bé chăm chỉ học bài bên cửa sổ.

+ Cậu bé tưới hoa phụ mẹ.

– HS nhận xét

– HS lắng nghe

– HS đọc đề bài

– HS đọc bảng chữ cái trong bảng

– HS thảo luận nhóm tìm chữ còn thiếu thích hợp.

– Đại diện nhóm trình bày vào bảng

phụ.

2 – â

5 – c

6 – d

8 – e

– HS nhận xét

– HS lắng nghe

– HS đọc yêu cầu đề bài

– 3 HS đọc lại bảng chữ cái

– HS làm miệng đọc theo thứ tự đúng trong bảng chữ cái.

– HS nhận xét

– HS lắng nghe

– HS viết lại các chữ cái dưới đây theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái.

– HS viết bảng phụ, HS cả lớp viết vào vở

+ Các chữ cái dưới đây theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái: 7 – 5 – 4 – 6 – 1 – 9

– HS nhận xét

– HS lắng nghe

– HS thảo luận nhóm 4 và xếp từ ngữ

– 2 nhóm phân công thành viên xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp.

– HS làm bài vào VBT

a. Từ ngữ chỉ đồ vật (đồ dùng): quần áo, mũ, cặp sách, khăn mặt

b. Từ ngữ chỉ hoạt động: đánh răng, chải đầu, đi học, ăn sáng

– HS nhận xét

– HS lắng nghe

-HS đọc yêu cầu đề bài.

-HS thảo luận nhóm và trả lời

– HS nhận xét

– HS lắng nghe

-HS đọc yêu cầu đề bài .

-HS trả lời theo ý của mình.

– HS phân tích tranh và cho HS trả lời câu hỏi gợi ý

a. Bạn tên là Hải

b. Bạn học ở trường Tiểu học Kim Đồng

c. Bạn có sở thích đá bóng.

– HS nhận xét

– HS lắng nghe

– Học sinh đọc đề bài.

– HS trả lời từng gợi ý

+Viết đoạn văn liền mạch, ngăn cách nhau bằng dấu chấm.

-HS viết đoạn văn.

– HS học bài và chuẩn bị bài sau

Tham khảo thêm:   Thông tư 213/2012/TT-BTC Hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bổ sung:

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

BÀI 3: NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng:

– Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Niềm vui của Bi và Bống.

2. Năng lực:

– Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong câu chuyện.

3. Phẩm chất:

– Có nhận thức về việc cần có bạn bè; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

– HS: Vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động:

– GV yêu cầu học sinh đứng dậy cùng thực hiện hát bài “Niềm vui của bé”

2. HDHS làm bài tập

Bài 1: Câu chuyện của bài đọc diễn ra ki nào (đánh dấu v vào ô trống trước đáp án đúng).

– GV gọi HS đọc yêu cầu .

– GV gọi HS đọc lại bài tập đọc.

– Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.

– GV nhận xét chữa bài.

? Cầu vồng thường gợi lên cho chúng ta những cảm xúc gì?

– GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Dựa vào bài đọc, điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:

-GV gọi HS đọc yêu cầu

-GV gọi 1-2 HS trả lời

+BT yêu cầu gì?

-GV gọi 1-2 HS đọc trước lớp

-GV nhận xét.

? Em tưởng tượng mình có 7 hũ vàng, em sẽ làm gì?

? Vì sao em làm như vậy?

– GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Khi biết không có bảy hũ vàng, Bống cảm thấy thế nào?

+BT yêu cầu gì

– GV nhận xét, chữa bài:

? Vì sao Bống vẫn cảm thấy vui vẻ và lựa chọn vẽ cho anh những gì anh thích?

? Đối với Bống, điều gì là quan trọng hơn cả?

– GV nhận xét , kết luận

Bài 4: Sắp xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp:

– GV cho HS nêu yêu cầu

– YC HS làm bài

– GV cho HS tìm một số từ ngữ chỉ người và đồ vật khác.

– GV nhận xét, hỏi:

Bài 5: Viết lại những câu thể hiện sự ngạc nhiên của Bi trước sự xuất hiện của cầu vồng.

-GV yêu cầu HS đọc đề bài

-Yêu cầu HS làm vào vở , thu 1-2 bài chiếu lên màn hình nhận xét

– GV chữa bài:

– GV nhận xét .

3. Củng cố, dặn dò:

– YC HS học bài và chuẩn bị bài sau

Học sinh đứng dậythực hiện các động tác cùng cô giáo

– 1 HS đọc

-HS đọc bài

-HS làm bài .1 HS trả lời:

Câu chuyện trong bài đọc diễn ra khi:

Vào một ngày mưa, có cầu vồng xuất hiện

-HS chữa bài, nhận xét.

+ Cầu vồng thường gợi lên cho chúng ta những cảm xúc vui vẻ, hân hoan vì được ngắm cảnh đẹp sau mưa rào.

+ Nhiều HS trả lời.

-HS đọc yêu cầu

+Bài tập yêu cầu viết tiếp vào chỗ chấm để có lời cảm ơn.

– HS đọc bài làm

+ Nếu có bảy hũ vàng, Bống sẽ mua nhiều búp bê và quần áo đẹp

Còn Bi sẽ mua một con ngựa hồng và một cái ô tô

– HS nhận xét, bổ sung

– HS trả lời, nhận xét, bổ sung

-HS đọc yêu cầu

-HS hoàn thành bảng vào VBT

Khi biết không có bảy hũ vàng, Bống cảm thấy:

Bống vẫn vui vẻ và nghĩ ngay đến việc vẽ những gì anh Bi thích

– HS chữa bài, nhận xét, bổ sung

+Vì Bống lạc quan và luôn yêu mến anh.

+Với Bống, niềm vui của anh là quan trọng hơn hết.

– HS đọc yêu cầu

– HS quan sát

– HS làm bài

a. Từ ngữ chỉ người: Bi, Bống, anh, em

b. Từ ngữ chỉ đồ vật: hũ vàng, búp bê, quần áo, ô tô

– Nhiều HS trả lời

-HS đọc đề bài

-HS làm vào vở

-HS nhận xét

-HS lắng nghe

-HS làm bài tập

Tham khảo thêm:   Viết: Tìm hiểu cách viết thư - Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 1 Bài 31

………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án buổi chiều môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Giáo án buổi 2 Tiếng Việt lớp 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *