Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Âm nhạc lớp 2 (Sách mới) Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 2 KNTT, CTST, Cánh diều (Cả năm) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Âm nhạc lớp 2 mang tới Kế hoạch bài dạy sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều trọn bộ cả năm, giúp thầy cô soạn giáo án môn Âm nhạc lớp 2 theo chương trình mới.

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 2 của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Giáo án Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội lớp 2 trọn bộ. Chi tiết mời thầy cô tải miễn phí giáo án Âm nhạc lớp 2 sách mới trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giáo án môn Âm nhạc 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

CHỦ ĐỀ 1: SẮC MÀU ÂM THANH (4 tiết)

* Thời gian thực hiện: …/…/….. đến …/…/…..

* NỘI DUNG:

  • Hát: Dàn nhạc trong vườn.
  • Thường thức âm nhạc: Ước mơ của bạn Đô.
  • Đọc nhạc: Bài số 1.
  • Vận dụng sáng tạo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Năng lực âm nhạc:

  • Nêu được tên bài hát và tác giả, hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Dàn nhạc trong vườn, biết hát kết hợp với gõ đệm, vận động cơ thể.
  • Hiểu được nội dung câu chuyện Ước mơ của bạn Đô.
  • Nhớ tên nốt, đọc đúng cao độ, trường độ bài đọc nhạc số 1 theo kí hiệu bàn tay và đọc nhạc theo nhạc đệm.
  • Biết vỗ/ gõ đệm mạnh – nhẹ khi hát, đọc nhạc và chơi trò chơi với tiết tấu âm nhạc.

* Năng lực chung: Thể hiện sự tự tin và biết phối hợp trong các hoạt động học tập với tập thể, nhóm.

* Phẩm chất: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ các loài động vật. Có trách nhiệm, chăm chỉ học tập rèn luyện, nuôi dưỡng thực hiện ước mơ của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • Đàn phím điện tử, bài giảng điện tử, loa Bluetooth, nhạc hát, nhạc đệm. Một số tranh ảnh các loài chim.
  • SGK, SGV, Vở bài tập âm nhạc 2.
  • Nhạc cụ gõ (hoặc nhạc cụ tự chế).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1:

HÁT: DÀN NHẠC TRONG VƯỜN

* Yêu cầu cần đạt.

  • Biết hát đúng lời ca theo giai điệu bài hát Dàn nhạc trong vườn, bước đầu biết hát với nhạc đệm kết hợp gõ đệm.
  • Học sinh bước đầu cảm nhận và thể hiện được âm thanh các loài chim và có ý thức bảo vệ các loài động vật.

Tiến trình bài dạy

Hoạt động của GV và HS

1. Mở đầu:

– Trò chơi: “Em yêu thế giới muôn loài”.

Em yêu thế giới muôn loài

– Giáo viên hướng dẫn trò học sinh chơi trò chơi bằng cách đọc theo tiết tấu về tên và đặc điểm các loài vật yêu thích.

+ Em thích con vịt.

+ Nó kêu cạp cạp.

+ Nó bơi rất giỏi. …

– GV khuyến khích HS sáng tạo lời mới.

– GV nhận xét, tuyên dương HS và liên kết giới thiệu vào bài mới.

2. Hình thành kiến thức mới.

Học hát: Dàn nhạc trong vườn

Dàn nhạc trong vườn

– Tìm hiểu bài hát.

– Nghe hát mẫu.

– Đọc lời ca.

+ Chia câu (4 câu)

– Tập hát từng câu.

+ Câu 1: Kìa con … đố la.

+ Câu 2: Kìa chú … lá son.

+ Câu 3: Kìa chim … lá phà.

+ Câu 4: Một dàn … trong vườn.

– GV yêu cầu HS quan sát bản nhạc, hình nhạc sĩ Tô Đông Hải và giới thiệu bài hát Dàn nhạc trong vườn.

– GV hát/ mở file hát mẫu cho HS nghe và gợi mở để HS nêu cảm nhận ban đầu về bài hát.

– Đàn giai điệu cho HS nghe và yêu cầu HS nhẩm theo lời ca.

– GV đọc mẫu từng câu và bắt nhịp cho HS đọc theo. Có thể hướng dẫn đọc lời ca theo tiết tấu bài hát.

– GV đàn giai điệu từng câu (mỗi câu 2 lần cho HS nghe) hát mẫu và bắt nhịp để HS hát.

– Trong khi tập từng câu GV có thể gọi HS hát lại bằng nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ.

– Tập hát tiếp nối các câu cho HS đến hết bài.

– HS nhận xét bạn. GV nhận xét, tuyên dương và sửa sai cho HS.

3. Luyện tập, thực hành.

– Hát với nhạc đệm.

* Thể hiện tính chất nhịp nhàng của bài hát.

– Hát với nhạc đệm kết hợp gõ đệm.

Gõ đệm

– Câu hỏi:

+ Dàn nhạc trong vườn được cất lên bởi tiếng hót của những chú chim nào?

+ Em hãy thể hiện lại những âm thanh đó.

– GV mở file mp3 và hướng dẫn HS hát theo nhạc đệm.

– HS hát lại bài hát bằng nhiều hình thức tổ/ nhóm/ cá nhân. Khuyến khích khi hát có thể kết hợp với vận động cơ thể theo ý thích như lắc lư, nghiên đầu, …

– GV làm mẫu và hướng dẫn HS hát với nhạc đệm kết hợp vỗ tay theo nhịp.

– HS hát lại bài hát bằng nhiều hình thức tổ/ nhóm/ cá nhân. GV yêu cầu HS nhận xét bạn sau mỗi hoạt động. GV nhận xét, khen HS.

– Giáo viên gợi ý để HS trả lời và thể hiện âm thanh theo hiểu biết của bản thân.

– GV tương tác cùng HS để nêu những hành động cụ thể trong việc yêu quý và bảo vệ các loài động vật, đặc biệt là loài chim.

4. Vận dụng, trải nghiệm.

– Nghe và vỗ tay mạnh nhẹ theo hình tiết tấu

Nghe và vỗ tay

– Tổng kết và nhận xét tiết học.

– GV làm mẫu và hướng dẫn HS nghe và vỗ tay mạnh nhẹ theo hình tiết tấu

– HS thực hành với nhiều hình thức tổ/ nhóm/ cá nhân, … GV yêu cầu HS nhận xét bạn sau mỗi hoạt động.

– GV nhận xét, tuyên dương và sửa sai cho HS (nếu có).

– GV dặn dò HS về nhà hát và gõ đệm mạnh nhẹ cùng người thân.

Tham khảo thêm:   Nghị định 113/2017/NĐ-CP Hướng dẫn Luật hóa chất

Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc 2 sách Chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 1: RỘN RÀNG NGÀY MỚI (4 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Khám phá sự khác nhau của các âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

  • Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân sau khi nghe bài hát Ngày mùa vui
  • Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng
  • Tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua hoạt động đọc nhạc và chơi nhạc cụ.

* Năng lực âm nhạc:

  • Bước đầu cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc qua hoạt động khám phá.
  • Hát bài hát Ngày mùa vui với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp; hát rõ lời và thuộc lời, duy trì được tốc độ ổn định; nêu được lên bài hát và tên tác giả.
  • Đọc đúng tên nốt; bước đầu thể hiện đúng cao độ và trường độ các mẫu âm.
  • Bước đầu chơi nhạc cụ đúng tư thế, đúng cách; thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát Ngày mùa vui.
  • Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.

3. Phẩm chất:

  • Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên
  • Kính trọng, biết ơn người lao động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

  • SGV, đồ dùng, tranh ảnh… để tổ chức các hoạt động
  • Nhạc cụ và các phương tiện nghe – nhìn, các file học liệu điện tử

2. Học sinh: Sgk, nhạc cụ gõ (hoặc nhạc cụ gõ tự tạo).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1
KỂ CHUYỆN: CÂU CHUYỆN ÂM NHẠC
HỌC HÁT: NGÀY MÙA VUI (LỜI 1)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho học sinh và kết nối với bài học.

Cách tiến hành:

– GV chia lớp thành 2 nhóm, tổ chức cuộc thi tìm âm thanh quanh mình.

– Các thành viên hai nhóm, lần lượt kể tên các âm thanh xung quanh mình bắt gặp hằng ngày.

– GV quan sát, nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia trò chơi của hai nhóm, tuyên bố đội chiến thắng.

– GV dẫn dắt HS vào tiết học mới.

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Kể chuyện Sơn ca đi nghe hòa nhạc

Mục tiêu:

– Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên

– Bước đầu cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc qua hoạt động khám phá.

Cách tiến hành:

– GV giới thiệu bức tranh chủ đề, câu chuyện Sơn ca đi nghe hòa nhạc.

– GV kể chuyện theo tranh cho cả lớp cùng nghe

– GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS nêu tên và chỉ ra những sự vật có trong bức tranh, sự vật nào có thể phát ra âm thanh, hình dung và tạo ra âm thanh của từng sự vật theo cách riêng của HS.

Câu hỏi gợi ý:

+ Nếu các em là chim sơn ca, các em sẽ thấy những gì khi đi xem hòa nhạc?

+ Các bạn (dế, ếch, ong…) và các nhạc cụ mà các bạn ấy chơi phát tra âm thanh như thế nào?

– GV gọi một số HS trình bày kết quả, gợi ý HS bắt chước lại các âm thanh trong câu chuyện.

Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc

Mục tiêu: Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng

Cách tiến hành:

– Từ bản hòa tấu vui nhộn, GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một mẫu vận động:

+ Nhóm 1: Kèn trumpet

+ Nhóm 2: Triangle

+ Nhóm 3: Trống nhỏ

– Các nhóm thực hiện theo tiết tấu như trong sgk.

Trống nhỏ

– GV cho các nhóm thực hiện hòa tấu với nhau, có thể hát theo dạng nối tiếp, móc xích,…

Hoạt động 3: Học hát – Ngày mùa vui

Mục tiêu:

– Kính trọng, biết ơn người lao động.

– Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân sau khi nghe bài hát Ngày mùa vui

– Hát bài hát Ngày mùa vui với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp; hát rõ lời và thuộc lời, duy trì được tốc độ ổn định; nêu được lên bài hát và tên tác giả.

– Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.

Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS: Em hãy mô tả một số cảnh sinh hoạt ngày mùa mà em biết?

– GV giới thiệu cho HS một số hình ảnh về thu hoạch mùa màng, giảng giải: Những người nông dân rất vất vả, để có được những hạt gạo thơm ngon, các bác nông dân đã rất vất vả, do đó, chúng ta phải biết trân trọng sức lao động, yêu thương quê hương, đất nước.

– GV đàn và hát mẫu cho HS nghe một lượt.

GV đàn và hát mẫu

– GV cùng HS chia câu hát lời 1 của bài hát:

+ Câu hát 1: Ngoài đồng… trong vườn

+ Câu hát 2: Nô nức … mong chờ

+ Câu hát 3: Hội mùa … yêu thương

+ Câu hát 4: Ngày mùa … vui hơn

– GV dạy HS hát từng câu, nối câu. GV đánh chỗ lấy hơi và nhắc HS biết lấy hơi đúng chỗ đã đánh dấu.

– GV cho cả lớp hát lời 1 bài hát, có nhạc đệm.

– GV hướng dẫn HS luyện hát lời 1 của bài hát.

– HS chia nhóm

– HS tham gia trò chơi hăng say, nhiệt tình.

– HS nghe nhận xét

– HS nghe GV giới thiệu bài mới

– HS quan sát tranh

– HS nghe kể chuyện

– HS lắng nghe gợi ý câu hỏi

– HS suy nghĩ tìm câu trả lời

– HS trình bày kết quả.

– HS hoạt động nhóm.

– HS thực hiện theo nhạc cụ được phân công.

– HS luyện tập thực hành

– Các nhóm hòa tấu theo hướng dẫn của GV.

– HS mô tả cảnh sinh hoạt ngày mùa.

– HS xem tranh, nghe GV trình bày.

– HS nghe GV hát

– HS cùng GV chia câu

– HS nắm rõ các câu

– HS học hát từng câu

– HS chú ý lấy hơi

– HS hát lời 1 của bài hát

– HS luyện tập.

Tham khảo thêm:   Roblox: Tổng hợp giftcode và cách nhập code Ohio

Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc 2 sách Cánh diều

Âm nhạc 2

Chủ đề 1: Quê hương – tiết 1

– HÁT: NGÀY MÙA VUI

– VẬN DỤNG – SÁNG TẠO: VỖ TAY THEO CẶP ĐỆM CHO

BÀI HÁT NGÀY MÙA VUI

I. MỤC TIÊU:

  • Hát chuẩn xác giai điệu, thuộc lơi bài hát Ngày mùa vui, hát đúng sắc thái bài hát.
  • Hình thành cho học sinh một số kỹ năng hát ( hát rõ lời, đồng đều ,lấy hơi)
  • Biết hát kết hợp các hình thức gõ đệm theo phách, theo cặp.
  • Có kĩ năng ca hát cơ bản, hát hòa giọng với tập thể.
  • Góp phần giáo dục các em thêm gắn bó với thiên nhiên, loài vật
  • Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, yêu lao động sản xuất, biết ơn người nông dân đã một nắng hai sương làm ra hạt gạo để nuôi sống con người.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Đàn phím điện tử. Băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ.
  • HS: Thanh phách, trống nhỏ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HĐ Khởi động ( 3’)

– Hỏi cảm xúc khi HS lên lớp 2

– Lớp khởi động bài Aram – sam- sam.

2. HĐ Khám phá- Luyện tập ( 30’)

* Hát: Ngày mùa vui ( 23’)

– GV giới thiệu ngắn gọn về tên bài hát Ngày mùa vui, dân ca Thái, lời mới: Hoàng Lân và nội dung của bài hát.

Âm nhạc 2

– GV cho HS nghe bài hát mẫu qua băng đĩa hoặc hát cho HS nghe.

– GV hướng dẫn HS đồng thanh đọc lời ca

– Đọc lời ca theo tiết tấu.

+ Câu 1: Ngoài đồng/ lúa chín thơm/ con chim/ hót trong vườn/.

+ Câu 2: Nô nức trên đường vui thay/ bõ/ công bao ngày mong chờ/.

+ Câu 3: Hội mùa rộn ràng quê hương/ ấm /no chan hòa yêu thương/.

+ Câu 4: Ngày mùa rộn ràng nơi nơi/ có/ đâu vui nào vui hơn/.

– GV cho HS khởi động giọng hát.

– GV đàn và hát mẫu từng câu một vài lần.

– Dạy hát nối tiếp các câu hát( theo lối móc xích).

Chú ý: Hát chuẩn các tiếng có luyến “ bõ, ấm, có”

– GV sửa chỗ HS hát sai (nếu có).

– GV cho HS hát cả bài kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách. GV hướng dẫn HS tập cách lấy hơi, thể hiện tình cảm vui tươi.

Âm nhạc 2

– GV mở nhạc đệm karaoke.

– GV hướng dẫn HS tập trình bày bài hát theo nhóm, tổ hoặc cá nhân.

– GV giáo dục thái độ và phẩm chất cho HS về lòng yêu quê hương đất nước, yêu lao động sản xuất, biết ơn người nông dân đã một nắng hai sương làm ra hạt gạo để nuôi sống con người.

– GV tuyên dương và nhận xét, khuyến khích HS.

* Vận dụng – sáng tạo: Vỗ tay theo cặp đệm cho bài hát (7’)

– GV làm mẫu: Mời 1 HS đứng đối diện; đếm 1-2-3-4 nhịp nhàng.

Âm nhạc 2

1. Vỗ 2 tay vào nhau

2. Vỗ 2 tay vắt chéo lên vai mình

3. Vỗ 2 tay vào nhau

4. Vỗ 2 tay vào tay của người đối diện.

– GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp từ chậm đến nhanh dần.

– GV hướng dẫn HS vừa hát vừa vỗ tay theo cặp ứng dụng vào bài Ngày mùa vui.

– GV mời một vài cặp HS xung phong trình bày.

– Hướng dẫn HS hát ứng dụng vỗ tay theo cặp đệm vào bài hát Ngày mùa vui theo nhịp

Âm nhạc 2

– GV hướng dẫn HS luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân.

3. HĐ Ứng dụng ( 2’)

– GV chốt lại mục tiêu của tiết học, khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, đọc nhạc tốt, sáng tạo. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.

– Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học, tập hát lời 2 bài hát và tìm một số động tác phụ họa cho bài Ngày mùa vui.

– Nêu cảm xúc của mình.

– Cả lớp đứng dậy khởi động theo nhạc.

– HS lắng nghe

– HS nghe, biểu lộ cảm xúc

– HS đọc lời ca

– HS đọc theo tiết tấu

– HS khởi động giọng.

– HS tập hát theo hướng dẫn của GV. Hát đúng những tiếng có luyến.

– HS tập hát

– HS hát theo nhạc đệm.

– Các nhóm, tổ, cá nhân trình bày.

– HS nghe, hiểu.

– HS nghe

1 HS lên làm mẫu cùng GV

Cả lớp quan sát.

– Luyện tập theo cặp.

– Các cặp thực hiện vỗ tay và hát.

– Các cặp xung phong

– Cả lớp ứng dụng hát vỗ tay đệm theo phách.

– Tổ nhóm, cá nhân thực hiện

– HS thực hiện

– Luyện tập thể hiện sắc thái bài hát.

– HS nghe, ghi nhớ

Tham khảo thêm:   Genshin Impact Shikanoin Heizou Hangout: Cách mở khóa tất cả 5 kết thúc

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Âm nhạc 2 Cả năm!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Âm nhạc lớp 2 (Sách mới) Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 2 KNTT, CTST, Cánh diều (Cả năm) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *