Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Âm nhạc 8 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc 8 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Âm nhạc 8 Cánh diều là tài liệu cực kì hữu ích, được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học các bài soạn theo chương trình sách giáo khoa.

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 8 của mình. Giáo ánÂm nhạc 8Cánh diều giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 8.

Giáo án môn Âm nhạc 8 Cánh diều

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 1 – TIẾT 1

– Hát bài Khúc ca bốn mùa

– Nghe tác phẩm: Con cá Foren

I. Yêu cầu cần đạt

1. Năng lực

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Khúc ca bốn mùa; biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc vận động theo nhạc.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Con cá Foren; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

– Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.

2. Phẩm chất

– Yêu thiên nhiên, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

– Đàn phím điện tử.

– Nhạc cụ gõ.

– File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Khúc ca bốn mùa.

– File audio (hoặc video) tác phẩm Con cá Foren.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động mở đầu (khoảng 1 – 2 phút)

GV yêu cầu HS hát một câu trong ca khúc có chủ đề về thiên nhiên; hoặc lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,… để dẫn dắt vào bài.

2. Nội dung bài mới

Nội dung 1: Hát bài Khúc ca bốn mùa (khoảng 30 – 32 phút)

Nội dung

HĐ của GV

HĐ của HS

– Giới thiệu tác giả:

Nhạc sĩ Nguyễn Hải trước đây là giảng viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã sáng tác một số ca khúc cho thiếu nhi như: Khúc ca bốn mùa, Tình mẹ, Bay lên cùng dáng rồng, Mãi xanh tình bạn,…

– Cho HS xem tranh ảnh hoặc một số tư liệu về tác giả của bài hát và giới thiệu một vài nét chính về tác giả.

– Tập trung quan sát và lắng nghe.

– Giới thiệu bài hát:

+ Viết ở nhịp gồm có 2 đoạn

Đoạn 1: 17 nhịp (từ đầu đến cây vườn thêm xanh).

Đoạn 2: 25 nhịp (từ Khi trời đổ nắng đến hết bài).

+ Tính chất âm nhạc nhịp nhàng, êm ái .

+ Nội dung thể hiện cách nhìn hồn nhiên và lạc quan của tuổi thơ trước hiện tượng mưa nắng của thiên nhiên .

– Trình chiếu bản nhạc bài hát và thuyết trình.

– Tập trung quan sát và lắng nghe.

– Có thể tự tìm hiểu nội dung của bài hát thông qua lời ca rồi trình bày trước lớp.

– Nghe hát mẫu.

– Mở file nhạc mẫu hoặc tự trình bày bài hát.

– Nghe bài hát kết hợp với vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc.

– Khởi động giọng.

– Sử dụng đàn hướng dẫn HS khởi động giọng.

– Luyện tập theo sự hướng dẫn của GV.

– Dạy bài hát:

Dạy từng câu theo lối “móc xích”.

Đoạn 1:

+ Câu 1: Hạt nắng …. ra đồng.

+ Câu 2: Hạt mưa … trổ bông.

+ Câu 3: Hạt nắng …. đến trường.

+ Câu 4: Hạt mưa … thêm xanh.

Đoạn 2

+ Câu 5: Khi trời … dịu lại.

+ Câu 6: Khi trời … sưởi ấm.

+ Câu 7: Bốn mùa … có mưa.

+ Câu 8: Bốn mùa … cây lớn.

+ Câu 9: Bốn mùa … có mưa.

+ Câu 10: Bốn mùa … sinh sôi.

Chia câu và đánh dấu những chỗ lấy hơi.

– Đàn, hát mẫu mỗi câu từ 2 – 3 lần rồi bắt nhịp cho HS hát.

– Dạy hát từng câu rồi ghép nối các câu theo lối “móc xích”: câu hát 1 nối

với câu hát 2; câu hát 3 nối với câu hát 4;…

– Chú ý nhắc nhở HS: những tiếng hát có luyến; tiếng “xanh” cuối đoạn 1 ngân 6 phách; tiếng “sôi” cuối đoạn 1 ngân 5 phách; các câu hát 5 và 6 có tiết tấu giống nhau; các câu hát 7, 8, 9 và 10 có tiết tấu giống nhau.

(Nếu HS hát sai cần dừng lại ngay để sửa cho đúng).

– Chú ý theo dõi

– Tập hát theo hướng dẫn của GV.

– Hát hoàn chỉnh cả bài.

– Đàn và bắt nhịp cho HS hát cả bài 2 lần.

– Hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng theo nhịp.

– Luyện tập thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát.

– Hướng dẫn HS hát với tình cảm hồn nhiên, trong sáng.

– Hát theo hướng dẫn của GV.

Luyện tập củng cố.

– Giao nhiệm vụ cho HS.

– Chỉ định hoặc gọi theo tinh thần xung phong tổ, nhóm, cá nhân trình diễn bài hát.

– Đánh giá, xếp loại, động viên HS.

– Luyện tập và trình diễn bài hát theo yêu cầu của GV (theo dõi và nhận xét phần trình diễn của các bạn).

– Bài học giáo dục:

Yêu thiên nhiên, có ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.

– Yêu cầu HS nêu cảm nhận về bài hát.

– Yêu cầu HS nêu cảm nghĩ sau khi học bài hát.

– Nhận xét, bổ sung phần trả lời của HS và rút ra bài học giáo dục.

– Thực hiện yêu cầu của GV.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 02/2012/TT-BKHĐT quy định năm 2010 làm năm gốc thay cho năm gốc 1994 để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh

Nội dung 2: Nghe tác phẩm Con cá Foren(khoảng 10 – 11 phút)

Nội dung

HĐ của GV

HĐ của HS

– Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả và nêu những yêu cầu khi nghe nhạc.

– Trình chiếu bản nhạc bài hát và thuyết trình.

– Tập trung lắng nghe.

– Nghe nhạc lần thứ nhất.

– Mở file audio hoặc video.

– Tập trung lắng nghe để cảm nhận về giai điệu, nội dung của tác phẩm.

– Tìm hiểu tác phẩm :

+ Bài hátCon cá Foren được trình bày theo hình thức đơn ca hay song ca, tốp ca,…?

+ Bài hát được trình bày với phần đệm của nhạc cụ gì?

+Bài hát được thể hiện nhịp độ nhanh hay chậm?

+ Giai điệu bài hátcó tính chất âm nhạc như thế nào?

+u cảm nhận của em về bài hát.

– Giao nhiệm vụ cho các nhóm.

– Nêu các yêu cầu và câu hỏi gợi mở để HS tự tìm hiểu, khám phá kiến thức:

– Thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu và trả lời câu hỏi của GV.

– Giới thiệu tác phẩm:

Die Forelle (tiếng Đức nghĩa là “Cá hồi”), là một trong những bài hát nổi tiếng nhất của nhà soạn nhạc người Áo Franz Schubert (1797–1828) sáng tác cho đơn ca với phần đệm của đàn piano. Lời ca là một bài thơ của nhà thơ người Đức Christian Friedrich Daniel Schubart (1739 – 1791), gợi lên hình ảnh dòng suối nước trong xanh với đàn cá hồi đang tung tăng bơi lội. Tác phẩm được thể hiện nhịp độ vừa phải, giai điệu tươi sáng, nhẹ nhàng (có một đoạn giai điệu trầm xuống tạo sự kịch tính).

– Nhận xét phần trả lời của HS rồi giới thiệu tác phẩm.

– Tập trung lắng nghe.

– Nghe nhạc lần thứ hai.

– Mở file audio hoặc video.

– Nghe nhạc kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

Tham khảo thêm:   Viết đoạn văn tả hình dáng, điệu bộ của 1, 2 nhân vật trong tranh minh họa câu chuyện Rừng gỗ quý Gợi ý & 3 đoạn văn mẫu lớp 3

3. Củng cố, dặn dò

– GV chốt lại nội dung, yêu cầu của tiết học.

– Dặn HS về nhà học thuộc bài hát Khúc ca bốn mùa kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ họa cho bài hát; Nghe, tìm hiểu thêm về tác phẩm Con cá Foren kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với giai điệu của tác phẩm.

– Nhận xét giờ học.

BÀI 1 – TIẾT 2

– Ôn tập bài hát Khúc ca bốn mùa

– Nhịp

– Trải nghiệm và khám phá: Tạo ra bốn ô nhịp

I. Yêu cầu cần đạt

1. Năng lực

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Khúc ca bốn mùa; biết hát kết hợp đánh nhịp; biết biểu diễn bài hát theo các hình thức khác nhau.

– Nêu được đặc điểm và cảm nhận được tính chất của nhịp ; so sánh được sự giống nhau, khác nhau giữa nhịp và nhịp .

– Biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua hoạt động trải nghiệm và khám phá.

– Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.

2. Phẩm chất

– Yêu thiên nhiên, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

– Đàn phím điện tử.

– Nhạc cụ gõ.

– File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Khúc ca bốn mùa.

– Một vài ví dụ minh hoạ về nhịp .

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động mở đầu (khoảng 1 – 2 phút)

GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm nhịp ; hoặc lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,… để dẫn dắt vào bài.

2. Nội dung bài mới

Nội dung 1: Ôn tập bài hát Khúc ca bốn mùa (khoảng 18 – 20 phút)

Nội dung

HĐ của GV

HĐ của HS

– Khởi động giọng hát.

– Sử dụng đàn hướng dẫn HS khởi động giọng.

– Luyện tập theo sự hướng dẫn của GV.

– Nghe lại giai điệu bài hát.

– Mở file nhạc mẫu hoặc tự trình bày bài hát.

– Nghe bài hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng.

– Ôn tập bài hát.

– Mở nhạc đệm và chỉ huy cho HS hát một đến hai lần.

– Sửa những chỗ HS hát sai (nếu có).

– Hát theo yêu cầu của GV, chú ý thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sáng.

– Luyện tập biểu diễn bài hát:

Hát có lĩnh xướng

+ Đoạn 1: Lĩnh xướng: Hát nắng… thêm xanh.

+ Đoạn 2: Đồng ca: Khi trời … sinh sôi.

Hát đối đáp

+ Đoạn 1:

Nhóm 1: Hạt nắng …. ra đồng.

Nhóm 2: Hạt mưa … trổ bông.

Nhóm 1: Hạt nắng …. đến trường.

Nhóm 2: Hạt mưa … thêm xanh.

+ Đoạn 2: Hai nhóm cùng hát: Khi trời … sinh sôi.

– Hướng dẫn và phân công nhiệm vụ cho các nhóm và cá nhân.

– Luyện tập biểu diễn theo yêu cầu của GV.

– Luyện tập theo nhóm

– Chia nhóm yêu cầu HS luyện tập

– Luyện tập theo nhóm

– Biểu diễn bài hát

– Gọi các nhóm hoặc động viên tinh thần xung phong lên biểu diễn bài hát trước lớp với các hình thức: đơn ca, song ca, tốp ca…

– Nhận xét, đánh giá, động viên và xếp loại cho HS.

-Đại diện các nhóm trình bày trước lớp

(các nhóm khác theo dõi và nhận xét phần thể hiện bài hát của các bạn).

Tham khảo thêm:   Lịch sử 8 Bài 15: Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Soạn Sử 8 sách Kết nối tri thức trang 65, 66, 67, 68

Nội dung 2: Nhịp(khoảng 12 – 13 phút)

Nội dung

HĐ của GV

HĐ của HS

– Xem ví dụ minh họa nhịp : 5 ô nhịp cuối cùng của bài hát Khúc ca bốn mùa.

– Đọc nhạc kết hợp gõ phách.

– Chú ý theo dõi.

– Tìm hiểu về nhịp :

+ Có bao nhiêu phách trong một ô nhịp của bài hát?

+Trường độ của nốt móc đơn tương đương với mấy phách?

+Trường độ của nốt đen chấm dôi tương đương với mấy phách?

+ Trong ba cách nhấn phách sau: mạnh nhẹ nhẹ, nhẹmạnh nhẹ, nhẹ nhẹ mạnh, cách nào là phù hợp nhất?

– Nêu các câu hỏi gợi mở để HS tự tìm hiểu, khám phá kiến thức.

– Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV

– Khái niệm nhịp

Nhịp có 3 phách trong một ô nhịp, mỗi phách có giá trị trường độ bằng một nốt móc đơn. Phách 1 manh, phách 2 nhẹ, phách 3 nhẹ.

– Yêu cầu HS dựa vào khái niệm nhịp để nêu khái niệm nhịp .

– Thực hiện yêu cầu của GV.

– Luyện tập đánh nhịp :

+ Đánh nhịp theo sơ đồ.

+ Ứng dụng đánh nhịp cho bài hát Khúc ca bốn mùa.

– Thị phạm và hướng dẫn.

– Luyện tập đánh nhịp theo hướng dẫn của GV.

– Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức:

+ Hai loạinhịp , giống và khác nhau ở những điểm gì?

+ Kể tên một vài bài hát viết ở nhịp mà em biết.

+ Vạch nhịp cho đoạn nhạc:

– Giao nhiệm vụ cho HS.

– Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi và hoàn thành bài tập.

Nội dung 3: Trải nghiệm và khám phá: Tạo ra bốn ô nhịp

(khoảng 9 – 10 phút)

Nội dung

HĐ của GV

HĐ của HS

– Nêu yêu cầu hoạt động

– Yêu cầu HS dựa vào các kiến thức vừa được học về nhịp để tạo ra 4 ô nhịp bất kì.

– Chú ý lắng nghe.

– Thực hiện hoạt động

– Chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận và thực hiện.

– Thực hiện theo yêu cầu của GV.

– Báo cáo kết quả hoạt động.

* Lưu ý:

Tuỳ vào điều kiện thực tế và thời gian của tiết học, GV cũng có thể giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà và báo cáo kết quả của mình trong tiết học sau.

– Yêu cầu các nhóm (hoặc đại diện nhóm) báo cáo kết quả hoạt động.

– Nhận xét, góp ý cho phần trình bày của các nhóm.

– Đánh giá và xếp loại kết quả hoạt động của các nhóm.

– Đại diện nhóm báo cáo trước lớp kết quả hoạt động của nhóm mình.

3. Củng cố, dặn dò

– GV chốt lại nội dung, yêu cầu của tiết học.

– Dặn HS về nhà ôn tập bài hát Khúc ca bốn mùa kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ họa cho bài hát; Nghe, ôn lại khái niệm về nhịp ; tiếp tục hoàn thành nội dung trải nghiệm khám phá.

– Nhận xét giờ học.

………..

Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án Âm nhạc 8 Cánh diều 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Âm nhạc 8 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc 8 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *