Bạn đang xem bài viết ✅ Giải Toán 9: Ôn tập Chương IV Giải SGK Toán 9 Tập 2 (trang 63, 64) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Toán 9 Ôn tập Chương IV để xem gợi ý giải các bài tập trang 63, 64 thuộc chương trình Đại số lớp 9 tập 2.

Tài liệu được biên soạn với nội dung bám sát chương trình sách giáo khoa trang 63, 64 Toán lớp 9 tập 2. Qua đó giúp học sinh lớp 9 tham khảo nắm vững hơn kiến thức trên lớp. Mời các bạn cùng theo dõi bài tại đây.

Bài 54 (trang 63 SGK Toán 9 Tập 2)

Vẽ đồ thị của hàm số displaystyle y = {1 over 4}{x^2}displaystyle y = - {1 over 4}{x^2} trên cùng một hệ trục tọa độ

a) Qua điểm (B(0; 4) kẻ đường thẳng song song với trục Ox. Nó cắt đồ thị của hàm số displaystyle y = {1 over 4}{x^2} tại hai điểm M và M’. Tìm hoành độ của M và M’.

b) Tìm trên đồ thị của hàm số displaystyle y = - {1 over 4}{x^2} điểm N có cùng hoành độ với M, điểm N’ có cùng hoành độ với M’. Đường thẳng NN’ có song song với Ox không? Vì sao? Tìm tung độ của N và N’ bằng hai cách:

– Ước lượng trên hình vẽ:

– Tính toán theo công thức.

Xem gợi ý đáp án

Vẽ đồ thị hàm số:

* Hàm số displaystyle y = {1 over 4}{x^2}displaystyle y = - {1 over 4}{x^2}

– Tập xác định D = R

– Bảng giá trị

x -4 -2 0 2 4
displaystyle y = {1 over 4}{x^2} 4 1 0 1 4
displaystyle y = - {1 over 4}{x^2} -4 -1 0 -1 -4

– Vẽ đồ thị:

– Đồ thị hàm số displaystyle y = {1 over 4}{x^2}displaystyle y = - {1 over 4}{x^2}là các Parabol có đỉnh là gốc tọa độ O và nhận Oy làm trục đối xứng. Đồ thị hàm số displaystyle y = {1 over 4}{x^2} nằm trên trục hoành, đồ thị hàm số displaystyle y = - {1 over 4}{x^2} nằm dưới trục hoành.

a) Đường thẳng qua B(0; 4) song song với Ox có dạng: y = 4.

Phương trình hoành độ giao điểm của đường thẳng y = 4 và đồ thị hàm số displaystyle y = {1 over 4}{x^2}là:

dfrac{1}{4}{x^2} = 4 Leftrightarrow {x^2} = 16 Leftrightarrow x = pm 4

Từ đó ta có hoành độ của M là x = 4, của M’ là x = – 4.

b) Trên đồ thị hàm số displaystyle y = - {1 over 4}{x^2} ta xác định được điểm N và N’ có cùng hoành độ với M, M’. Ta được đường thẳng NN’//Ox

Tìm tung độ của N, N’

– Ước lượng trên hình vẽ được tung độ của N là y = – 4; của N’ là y = -4

– Tính toán theo công thức:

Điểm N(4;y). Thay x = 4 vào displaystyle y = - {1 over 4}{x^2} nên displaystyle y = - {1 over 4}{.4^2} = - 4

Điểm N’(-4;y). Thay x = – 4 vào displaystyle y = - {1 over 4}{x^2} nên displaystyle y = - {1 over 4}.{( - 4)^2} = - 4

Vậy tung độ của N, N’ cùng bằng -4.

Tham khảo thêm:   Công văn 8258/2012/BGDĐT-CTHSSV Báo cáo tổng kết Nghị quyết liên tịch 12/2008/NQLT-BGDĐT-TWĐTN

Bài 55 (trang 63 SGK Toán 9 Tập 2)

Cho phương trình: x2 – x – 2 = 0.

a) Giải phương trình.

b) Vẽ hai đồ thị y = x2 và y = x + 2 trên cùng một hệ trục tọa độ.

c) Chứng tỏ rằng hai nghiệm tìm được trong câu a) là hoành độ giao điểm của hai đồ thị.

Xem gợi ý đáp án

a) x2 – x – 2 = 0

Có a = 1; b = -1; c = -2 ⇒ a – b + c = 0

⇒ Phương trình có hai nghiệm x = -1 và x = -c/a = 2.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {-1; 2}

b) + Đường thẳng y = x + 2 cắt trục Ox tại (-2; 0) và cắt Oy tại (0; 2).

+ Parabol y = x2 đi qua các điểm (-2; 4); (-1; 1); (0; 0); (1; 1); (2; 4).

c) Hoành độ giao điểm của hai đồ thị là nghiệm của phương trình:

x = x + 2 ↔ x2 – x- 2 = 0

Phương trình (*) chính là phương trình đã giải ở ý (a) Do đó hai nghiệm ở câu (a) chính là hoành độ giao điểm của hai đồ thị

Bài 56 (trang 63 SGK Toán 9 Tập 2)

Giải các phương trình:

a) 3x4 – 12x2 + 9 = 0;

b) 2x4 + 3x2 – 2 = 0;

c) x4 + 5x2 + 1 = 0.

Xem gợi ý đáp án

Cả ba phương trình trên đều là phương trình trùng phương.

a) 3x4 – 12x2 + 9 = 0 (1)

Đặt x2 = t, t ≥ 0.

(1) trở thành: 3t2 – 12t + 9 = 0 (2)

Giải (2):

Có a = 3; b = -12; c = 9

⇒ a + b + c = 0

⇒ (2) có hai nghiệm t1 = 1 và t2 = 3.

Cả hai nghiệm đều thỏa mãn điều kiện.

+ t = 3 ⇒ x2 = 3 ⇒ x = ±√3.

+ t = 1 ⇒ x2 = 1 ⇒ x = ±1.

Vậy phương trình có 4 nghiệm phân biệt

b) 2x4 + 3x2 – 2 = 0 (1)

Đặt t = {x^2}left( {t ge 0} right)

Ta có phương trình :

eqalign{
& 2{t^2} + 3t - 2 = 0 cr
& Delta = 9 + 16 = 25 Rightarrow sqrt Delta = 5 cr
& Rightarrow {t_1} = {{ - 3 + 5} over 4} = {1 over 2}(TM);{t_2} = - 2 cr}

Với displaystyle t = {1 over 2} Rightarrow {x^2} = {1 over 2}

Leftrightarrow x = pm sqrt {{1 over 2}} = pm {{sqrt 2 } over 2}

Vậy phương trình đã cho có 2 nghiệm phân biệt.

c) x4 + 5x2 + 1 = 0 (1)

Đặt x2 = t, t > 0.

(1) trở thành: t2 + 5t + 1 = 0 (2)

Giải (2):

Có a = 1; b = 5; c = 1

⇒ Δ = 52 – 4.1.1 = 21 > 0

Cả hai nghiệm đều < 0 nên không thỏa mãn điều kiện.

Vậy phương trình (1) vô nghiệm.

Bài 57 (trang 63 SGK Toán 9 Tập 2)

Giải các phương trình:

a) 5{{rm{x}}^2} - 3{rm{x}} + 1 = 2{rm{x}} + 11
b) displaystyle {{{x^2}} over 5} - {{2{rm{x}}} over 3} = {{x + 5} over 6}
c) displaystyle {x over {x - 2}} = {{10 - 2{rm{x}}} over {{x^2} - 2{rm{x}}}}
d) displaystyle {{x + 0,5} over {3{rm{x}} + 1}} = {{7{rm{x}} + 2} over {9{{rm{x}}^2} - 1}}
e) 2sqrt 3 {x^2} + x + 1 = sqrt 3 left( {x + 1} right)
f) {x^2} + 2sqrt 2 x + 4 = 3left( {x + sqrt 2 } right)
Xem gợi ý đáp án

a) 5{{rm{x}}^2} - 3{rm{x}} + 1 = 2{rm{x}} + 11

eqalign{
& 5{{rm{x}}^2} - 3{rm{x}} + 1 = 2{rm{x}} + 11 cr
& Leftrightarrow 5{{rm{x}}^2} - 5{rm{x}} - 10 = 0 cr
& Leftrightarrow {x^2} - x - 2 = 0 cr}

⇒ Phương trình có hai nghiệm: x1 = -1 và x2 = -c/a = 2.

Vậy phương trình có tập nghiệm S = {-1; 2}.

b) displaystyle {{{x^2}} over 5} - {{2{rm{x}}} over 3} = {{x + 5} over 6}

eqalign{
& {{{x^2}} over 5} - {{2{rm{x}}} over 3} = {{x + 5} over 6} cr
& Leftrightarrow 6{{rm{x}}^2} - 20{rm{x}} = 5{rm{x}} + 25 cr
& Leftrightarrow 6{{rm{x}}^2} - 25{rm{x}} - 25 = 0 cr
& Delta = {25^2} + 4.6.25 = 1225 cr
& sqrt Delta = 35 Rightarrow {x_1} = 5;{x_2} = - {5 over 6} cr}

Vậy phương trình có 2 nghiệm phân biệt {x_1} = 5;{x_2} = - {5 over 6}

c) displaystyle {x over {x - 2}} = {{10 - 2{rm{x}}} over {{x^2} - 2{rm{x}}}}

Điều kiện: x ne left{ {0;2} right}

Ta có dfrac{x}{{x - 2}} = dfrac{{10 - 2x}}{{{x^2} - 2x}}

⇔ x2 = 10 – 2x

⇔ x2 + 2x – 10 = 0

Có a = 1; b = 2; c = -10 ⇒ Δ’ = 12 – 1.(-10) = 11 > 0

Phương trình trên có Delta ' = {1^2} - 1.left( { - 10} right) = 11 > 0 nên có hai nghiệm left[ begin{array}{l}x = - 1 + sqrt {11} \x = - 1 - sqrt {11} end{array} right. (thỏa mãn)

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm x = - 1 + sqrt {11} ;x = - 1 - sqrt {11}  .

d) displaystyle {{x + 0,5} over {3{rm{x}} + 1}} = {{7{rm{x}} + 2} over {9{{rm{x}}^2} - 1}}

displaystyle {{x + 0,5} over {3{rm{x}} + 1}} = {{7{rm{x}} + 2} over {9{{rm{x}}^2} - 1}} ĐKXĐ x ne pm {1 over 3}

⇔ (x + 0,5).(3x – 1) = 7x + 2

⇔ 3x2 + 1,5x – x – 0,5 = 7x + 2

⇔ 3x2 – 6,5x – 2,5 = 0.

Vậy phương trình đã cho có 1 nghiệm duy nhất:displaystyle {x} = {5 over 2}

e) 2sqrt 3 {x^2} + x + 1 = sqrt 3 left( {x + 1} right)

begin{array}{l}
2sqrt 3 {x^2} + x + 1 = sqrt 3 left( {x + 1} right)\
Leftrightarrow 2sqrt 3 {x^2} - left( {sqrt 3 - 1} right)x + 1 - sqrt 3
end{array}

begin{array}{l}
Delta = {left( {sqrt 3 - 1} right)^2} - 8sqrt 3 left( {1 - sqrt 3 } right)\
Delta = 3 - 2sqrt 3 + 1 - 8sqrt 3 + 24\
= 28 - 10sqrt 3 \
= {5^2} - 2.5.sqrt 3 + {left( {sqrt 3 } right)^2}\
= {left( {5 - sqrt 3 } right)^2}
end{array}

begin{array}{l}
{x_1} = dfrac{{sqrt 3 - 1 - 5 + sqrt 3 }}{{4sqrt 3 }} = dfrac{{1 - sqrt 3 }}{2}\
{x_2} = dfrac{{sqrt 3 - 1 + 5 - sqrt 3 }}{{4sqrt 3 }} = dfrac{{sqrt 3 }}{3}
end{array}

Vậy phương trình đã cho có 2 nghiệm phân biệt.

f) {x^2} + 2sqrt 2 x + 4 = 3left( {x + sqrt 2 } right)

eqalign{
& {x^2} + 2sqrt 2 x + 4 = 3left( {x + sqrt 2 } right) cr
& Leftrightarrow {x^2} + left( {2sqrt 2 - 3} right)x + 4 - 3sqrt 2 = 0 cr
& Delta = 8 - 12sqrt 2 + 9 - 16 + 12sqrt 2 = 1 cr
& sqrt Delta = 1 cr
& Rightarrow {x_1} = {{3 - 2sqrt 2 + 1} over 2} = 2 - sqrt 2 cr
& {x_2} = {{3 - 2sqrt 2 - 1} over 2} = 1 - sqrt 2 cr}

Vậy phương trình đã cho có 2 nghiệm phân biệt.

Bài 58 (trang 63 SGK Toán 9 Tập 2)

Giải các phương trình:

a) 1,2x3 – x2 – 0,2x = 0;

b) 5x3 – x2 – 5x + 1 = 0.

Bài 59 (trang 63 SGK Toán 9 Tập 2)

Giải các phương trình bằng cách đặt ẩn phụ:

a) 2{left( {{x^2} - 2{rm{x}}} right)^2} + 3left( {{x^2} - 2{rm{x}}} right) + 1 = 0

b) {left( {x + {1 over x}} right)^2} - 4left( {x + {1 over x}} right) + 3 = 0

Xem gợi ý đáp án

a) 2{left( {{x^2} - 2{rm{x}}} right)^2} + 3left( {{x^2} - 2{rm{x}}} right) + 1 = 0

Đặt {x^2} - 2x = t, ta thu được phương trình 2{t^2} + 3t + 1 = 0

Phương trình trên có a – b + c = 2 – 3 + 1 = 0 nên có hai nghiệm t = - 1;t = - dfrac{1}{2}.

+ Với t = - 1 Rightarrow {x^2} - 2x = - 1

Leftrightarrow {x^2} - 2x + 1 = 0

Leftrightarrow {left( {x - 1} right)^2} = 0 Leftrightarrow x = 1

+ Với t = - dfrac{1}{2} Rightarrow {x^2} - 2x = - dfrac{1}{2}

Leftrightarrow {x^2} - 2x + 1 = dfrac{1}{2} Leftrightarrow {left( {x - 1} right)^2} = dfrac{1}{2}

Leftrightarrow left[ begin{array}{l}x - 1 = dfrac{{sqrt 2 }}{2}\x - 1 = - dfrac{{sqrt 2 }}{2}end{array} right.

Leftrightarrow left[ begin{array}{l}x = dfrac{{2 + sqrt 2 }}{2}\x = dfrac{{2 - sqrt 2 }}{2}end{array} right.

Vậy phương trình đã cho có ba nghiệm x = 1;x = dfrac{{2 + sqrt 2 }}{2};x = dfrac{{2 - sqrt 2 }}{2}

b) {left( {x + {1 over x}} right)^2} - 4left( {x + {1 over x}} right) + 3 = 0

ĐK: x ne 0.

Đặt x + dfrac{1}{x} = t, ta thu được phương trình {t^2} – 4t + 3 = 0

Phương trình trên có a + b + c = 1 + left( { - 4} right) + 3 = 0 nên có hai nghiệm t = 1;t = 3.

+ Với t = 1 Rightarrow x + dfrac{1}{x} = 1 Rightarrow {x^2} - x + 1 = 0 .

Xét Delta = {left( { - 1} right)^2} - 4.1.1 = - 3 < 0 nên phương trình vô nghiệm.

+ Với t = 3 Rightarrow x + dfrac{1}{x} = 3

Rightarrow {x^2} - 3x + 1 = 0, (*)

Phương trình (*) có Delta = {left( { - 3} right)^2} - 4.1.1 = 5 > 0 nên có hai nghiệm left[ begin{array}{l}x = dfrac{{3 + sqrt 5 }}{2}\x = dfrac{{3 - sqrt 5 }}{2}end{array} right. (thỏa mãn)

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm x = dfrac{{3 + sqrt 5 }}{2};x = dfrac{{3 - sqrt 5 }}{2}

Bài 60 (trang 64 SGK Toán 9 Tập 2)

Với mỗi phương trình sau, đã biết một nghiệm (ghi kèm theo), hãy tìm nghiệm kia:

a) displaystyle 12{{rm{x}}^2} - 8{rm{x}} + 1 = 0;{x_1} = {1 over 2}

b) 2{{rm{x}}^2} - 7{rm{x}} - 39 = 0;{x_1} = - 3

c) {x^2} + x - 2 + sqrt 2 = 0;{x_1} = - sqrt 2

d) x2 – 2mx + m – 1 = 0

Xem gợi ý đáp án

a) displaystyle 12{{rm{x}}^2} - 8{rm{x}} + 1 = 0;{x_1} = {1 over 2}

displaystyle 12{{rm{x}}^2} - 8{rm{x}} + 1 = 0;{x_1} = {1 over 2}

Ta có: displaystyle {x_1}{x_2} = {1 over {12}} Leftrightarrow {1 over 2}{x_2} = {1 over {12}} Leftrightarrow {x_2} = {1 over 6}

b) 2{{rm{x}}^2} - 7{rm{x}} - 39 = 0;{x_1} = - 3

2{{rm{x}}^2} - 7{rm{x}} - 39 = 0;{x_1} = - 3

Ta có: displaystyle {x_1}.{x_2} = {{ - 39} over 2} Leftrightarrow - 3{{rm{x}}_2} = {{ - 39} over 2}

Leftrightarrow displaystyle {x_2} = {{13} over 2}

c) {x^2} + x - 2 + sqrt 2 = 0;{x_1} = - sqrt 2

{x^2} + x - 2 + sqrt 2 = 0;{x_1} = - sqrt 2

Ta có:

eqalign{
& {x_1}.{x_2} = sqrt 2 - 2 cr
& Leftrightarrow - sqrt 2 .{x_2} = sqrt 2 - 2 cr
& Leftrightarrow {x_2} = {{sqrt 2 - 2} over { - sqrt 2 }} = {{sqrt 2 left( {1 - sqrt 2 } right)} over { - sqrt 2 }} = sqrt 2 - 1 cr}

d) x2 – 2mx + m – 1 = 0 (1)

Vì x1 = 2 là một nghiệm của pt (1) nên:

22 – 2m.2 + m – 1 = 0

⇔ 4- 4 m+ m – 1 = 0

⇔ 3- 3m = 0

⇔ m = 1

Khi m = 1 ta có: x1.x2 = m – 1 (hệ thức Vi-ét)

⇔ 2.x2 = 0 (vì x1 = 2 và m = 1)

⇔ x2 = 0

Bài 61 (trang 64 SGK Toán 9 Tập 2)

Tìm hai số u và v trong mỗi trường hợp sau:

a) u + v = 12, uv = 28 và u > v

b) u + v = 3, uv = 6

Xem gợi ý đáp án

a) S = 12, P = 28 ⇒ S2 – 4P = 32 > 0

⇒ u, v là hai nghiệm của phương trình: x2 – 12x + 28 = 0.

Có a = 1; b = -12; c = 28 ⇒ Δ’ = (-6)2 – 28 = 8 > 0

Phương trình có hai nghiệm x1 = 6 + 2√2; x2 = 6 – 2√2

Vì u > v nên u = 6 + 2√2 và v = 6 – 2√2

b) S = 3; P = 6 ⇒ S2 – 4P = -15 < 0

Vậy không tồn tại u, v thỏa mãn yêu cầu.

Bài 62 (trang 64 SGK Toán 9 Tập 2)

Cho phương trình 7x2 + 2(m – 1)x – m2 = 0.

a) Với giá trị nào của m thì phương trình có nghiệm?

b) Trong trường hợp phương trình có nghiệm, dùng hệ thức Vi-ét, hãy tính tổng các bình phương hai nghiệm của phương trình theo m.

Xem gợi ý đáp án

a) Ta có: a = 7, b= 2(m-1), c = – m2

Suy ra: Δ’ = (m – 1)2 + 7m2

Do (m-1)2 ≥ 0 mọi m và m2 ≥ 0 mọi m

=> ∆’≥ 0 với mọi giá trị của m.

Do đó phương trình có nghiệm với mọi giá trị của m.

b) Gọi hai nghiệm của phương trình là x1; x2.

Theo hệ thức Viet ta có:

left{ begin{array}{l}
{x_1} + {x_2} = - dfrac{2(m-1)}{7}\
{x_1}.{x_2} = dfrac{- m^2}{7}
end{array} right.

Ta có:

begin{array}{l}
x_1^2 + x_2^2=x_1^2 + x_2^2+2x_1x_2-2x_1x_2 \= {left( {{x_1} + {x_2}} right)^2} - 2{x_1}{x_2}\
= {left[ {dfrac{{ - 2left( {m - 1} right)}}{7}} right]^2} - 2.dfrac{{ - {m^2}}}{7}\
= dfrac{{4left( {{m^2} - 2m + 1} right)}}{{49}} + dfrac{{2{m^2}}}{7}\
= dfrac{{4{m^2} - 8m + 4 + 14{m^2}}}{{49}}\
= dfrac{{18{m^2} - 8m + 4}}{{49}}
end{array}

Vậy displaystyle x_1^2 + x_2^2 = {{18{m^2} - 8m + 4} over {49}} .

Bài 63 (trang 64 SGK Toán 9 Tập 2)

Sau hai năm, số dân của một thành phố tăng từ 2 000 000 người lên 2 020 050 người. Hỏi trung bình mỗi năm dân số của thành phố đó tăng bao nhiêu phần trăm?

Xem gợi ý đáp án

Gọi tỉ số tăng dân số trung bình mỗi năm là x (x > 0).

Dân số thành phố sau 1 năm là:

2 + 2.x = 2.(1 + x) (triệu người)

Dân số thành phố sau 2 năm là:

2.(1 + x) + 2.(1 + x).x = 2.(1 + x)2 (triệu người).

Theo bài ra ta có phương trình:

2.(1 + x)2 = 2,020050

⇔ (1 + x)2 = 1,010025

⇔ x + 1 = 1,005

⇔ x = 0,005 = 0,5%.

Vậy tỉ số tăng dân số trung bình một năm của thành phố là 0,5%.

Bài 64 (trang 64 SGK Toán 9 Tập 2)

Bài toán yêu cầu tìm tích của một số dương với một số lớn hơn nó 2 đơn vị, nhưng bạn Quân nhầm đầu bài lại tính tích của một số dương với một số bé hơn nó 2 đơn vị. Kết quả của bạn Quân là 120. Hỏi nếu làm đúng đầu bài đã cho thì kết quả phải là bao nhiêu?

Xem gợi ý đáp án

Tham khảo thêm:   Kế hoạch giáo dục môn Giáo dục địa phương 7 năm 2023 - 2024 KHGD Giáo dục địa phương 7 (Phụ lục I, II, III Công văn 5512)

Gọi số mà đề bài đã cho là x, x nguyên dương, x > 2.

Bạn Quân đã chọn số x – 2 để nhân với x.

Theo đề bài, ta có: x(x – 2) = 120 hay x^2 – 2x – 120 = 0

Phương trình trên có Delta'=(-1)^2-1.(-120)=121>0

Suy ra x = 1+sqrt {121}=12 (thỏa mãn) hoặc x=1-sqrt {121}=-10 (loại)

Nên số đầu bài cho là 12

Theo đầu bài yêu cầu tìm tích của x với x +2

Vậy kết quả đúng phải là 168.

Bài 65 (trang 64 SGK Toán 9 Tập 2)

Một xe lửa đi từ Hà Nội vào Bình Sơn (Quảng Ngãi). Sau đó 1 giờ, một xe lửa khác đi từ Bình Sơn ra Hà Nội với vận tốc lớn hơn vận tốc của xe lửa thứ nhất là 5km/h. Hai xe gặp nhau tại một ga ở chính giữa quãng đường.Tìm vận tốc của mỗi xe, giả thiết rằng quãng đường Hà Nội – Bình Sơn dài 900km.

Xem gợi ý đáp án

Gọi vận tốc của xe lửa thứ nhất là: x (km/h) (x > 0)

⇒ vận tốc xe lửa thứ hai là: x + 5 (km/h)

Do hai xe gặp nhau ở chính giữa quãng đường, với quãng đường từ Hà Nội đến Bình Sơn dài 900 km nên quãng đường mỗi xe đi được kể từ khi bắt đầu đến khi hai xe gặp nhau là 900: 2= 450 ( km)

Gọi x (km/h) là vận tốc của xe lửa thứ nhất. Điều kiện x > 0.

Khi đó vận tốc của xe lửa thứ hai là x + 5 (km/h).

Đến khi gặp nhau tại chính giữa quang đường thì mỗi xe đều đi được 900:2=450 km.

Thời gian xe lửa thứ nhất đi từ Hà Nội đến chỗ gặp nhau là: displaystyle {{450} over x} (giờ)

Thời gian xe lửa thứ hai đi từ Bình Sơn đến chỗ gặp nhau là: displaystyle {{450} over {x + 5}} (giờ)

Vì xe lửa thứ hai đi sau 1 giờ, nghĩa là thời gian đi đến chỗ gặp nhau ít hơn xe thứ nhất 1 giờ. Ta có phương trình:

dfrac{{450}}{x} - dfrac{{450}}{{x + 5}} = 1

begin{array}{l}
Leftrightarrow 450left( {x + 5} right) - 450x = xleft( {x + 5} right)\
Leftrightarrow 450x + 2250 - 450x = {x^2} + 5x\
Leftrightarrow {x^2} + 5x - 2250 = 0\
Delta = {5^2} - 4.left( { - 2250} right) = 9025 > 0,sqrt Delta = 95
end{array}

Từ đó ta có: {x_1} = 45 (nhận); {x_2} = -50 (loại)

Vậy:

Vận tốc của xe lửa thứ nhất là 45 km/h.

Vận tốc của xe lửa thứ hai là 50 km/h.

Bài 66 (trang 64 SGK Toán 9 Tập 2)

Cho tam giác ABC có BC = 16cm , đường cao AH = 12 cm. Một hình chữ nhật MNPQ có đỉnh M thuộc cạnh AB, đỉnh N thuộc cạnh AC còn hai đỉnh P và Q thuộc cạnh BC (h.17). Xác định vị trí của điểm M trên cạnh AB sao cho diện tích của hình chữ nhật đó bằng 36cm2.

Xem gợi ý đáp án

Gọi x (cm) là độ dài của đoạn AK. Điều kiện 0 < x < 12

Vì ∆ABC đồng dạng ∆AMN nên

eqalign{
& {{MN} over {BC}} = {{AM} over {AB}} = {{AK} over {AH}} = {x over {12}} cr
& Rightarrow MN = {{16x} over {12}} = {{4{rm{x}}} over 3} cr}

Ta có: MQ = KH = 12 – x

Diện tích hình chữ nhật MNPQ là:

SMNPQ = MN. NP = MN.KH = MN.( AH – AK)

=> SMNPQ = 16k.( 12- 12k)

Theo đề bài diện tích hình chữ nhật đó là 36cm2 nên

16k.( 12- 12k ) = 36

⇔ 16k.12( 1- k) = 36

⇔ 16k(1 – k) = 3 ( chia cả hai vế cho 12)

⇔ 16k – 16k2 = 3

⇔ 16k2– 16k + 3= 0

Ta có: ∆’= (-8)2 – 16.3 = 16> 0

Phương trình trên có 2 nghiệm là:

k_{1}frac{8+4}{16}=frac{3}{4} ; k_{2}=frac{8-4}{16}=frac{1}{4}

Vậy để diện tích hình chữ nhật MNPQ là 36cm2 thì vị trí điểm M phải thỏa mãn:

frac{A M}{A B}=frac{1}{4} text { hoặc } frac{A M}{A B}=frac{3}{4}

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giải Toán 9: Ôn tập Chương IV Giải SGK Toán 9 Tập 2 (trang 63, 64) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *