Bạn đang xem bài viết ✅ Giải Toán 9 Bài 8: Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp Giải SGK Toán 9 Hình học Tập 2 (trang 91, 92) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Toán 9 Bài 8: Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp để xem gợi ý giải các bài tập trang 91, 92 thuộc chương trình Hình học lớp 9 tập 2.

Tài liệu được biên soạn với nội dung bám sát chương trình sách giáo khoa trang 91, 92 Toán lớp 9 tập 2. Qua đó giúp học sinh lớp 9 tham khảo nắm vững hơn kiến thức trên lớp. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm tài liệu: Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác. Mời các bạn cùng theo dõi bài tại đây.

Lý thuyết Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp

1. Định nghĩa

a) Đường tròn đi qua tất cả các đỉnh của một đa giác được gọi là đường tròn ngoại tiếp đa giác và đa giác này gọi là nội tiếp đường tròn.

b) Đường tròn tiếp xúc với tất cả các cạnh của một đa giác được gọi là đường tròn nội tiếp đa giác và đa giác được gọi là ngoại tiếp đường tròn.

2. Định lí

Bất kì đa giác đều nào cũng có một đường tròn ngoại tiếp và một đường tròn nội tiếp

Tâm của một đường tròn ngoại tiếp trùng với tâm đường tròn nội tiếp và được gọi là tâm của đa giác đều.

3. Công thức tính bán kính đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp đa giác đều.

Đa giác đều n cạnh có độ dài mỗi cạnh là a, R là bán kính đường tròn ngoại tiếp và r là bán kính đường tròn nội tiếp đa giác. Ta có:

Tham khảo thêm:   Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 99 sách Chân trời sáng tạo tập 1

R = dfrac{a}{2sindfrac{180^{circ}}{n}};

r = dfrac{a}{2tandfrac{180^{circ}}{n}}.

Giải bài tập toán 9 trang 91, 92 Tập 2

Bài 61 (trang 91 SGK Toán 9 Tập 2)

a) Vẽ đường tròn tâm O, bán kính 2cm.

b) Vẽ hình vuông nội tiếp đường tròn (O) ở câu a).

c) Tính bán kính r của đường tròn nội tiếp hình vuông ở câu b) rồi vẽ đường tròn (O; r).

Xem gợi ý đáp án

Vẽ hình minh họa

a) Chọn điểm O là tâm, mở compa có độ dài 2cm vẽ đường tròn tâm O, bán kính 2cm.

b) Vẽ đường kính AC và BD vuông góc với nhau. Nối A với B, B với C, C với D, D với A ta được tứ giác ABCD là hình vuông nội tiếp đường tròn (O; 2cm).

c) Vẽ OH ⊥ BC.

⇒ OH là khoảng cách từ từ tâm O đến BC

Vì AB = BC = CD = DA ( ABCD là hình vuông) nên khoảng cách từ tâm O đến AB, BC, CD, DA bằng nhau ( định lý lien hệ giữa dây cung và khoảng cách từ tâm đến dây)

⇒ O là tâm đường tròn nội tiếp hình vuông ABCD

OH là bán kính r của đường tròn nội tiếp hình vuông ABCD.

Tam giác vuông OBC có OH là đường trung tuyến ⇒ OH = 1/2 BC=BH

Xét tam giác vuông OHB có: r2 + r2 = OB2 = 22 ⇒ 2r2 = 4 ⇒ r2 = 2 ⇒ r = √2(cm)

Vẽ đường tròn (O; OH). Đường tròn này nội tiếp hình vuông, tiếp xúc bốn cạnh hình vuông tại các trung điểm của mỗi cạnh.

Bài 62 (trang 91 SGK Toán 9 Tập 2)

a) Vẽ tam giác đều ABC cạnh a = 3cm.

b) Vẽ tiếp đường tròn (O; R) ngoại tiếp tam giác đều ABC. Tính R.

c) Vẽ tiếp đường tròn (O; r) nội tiếp tam giác đều ABC. Tính r.

d) Vẽ tiếp tam giác đều IJK ngoại tiếp đường tròn (O; R).

Xem gợi ý đáp án

Vẽ hình

a) Vẽ tam giác đều ABC có cạnh bằng 3cm (dùng thước có chia khoảng và compa).

+ Dựng đoạn thẳng AB = 3cm .

+Dựng cung tròn (A, 3) và cung tròn (B, 3). Hai cung tròn này cắt nhau tại điểm C.

Tham khảo thêm:   Toán 9 Bài 7: Căn bậc hai và căn thức bậc hai Giải Toán 9 Kết nối tri thức tập 1 trang 44, 45, 46, 47, 48

Nối A với C, B với C ta được tam giác đều ABC cạnh 3cm.

b) Gọi A’;B’;C’ lần lượt là trung điểm của BC;AC;AB.

Tâm O của đường tròn ngoại tiếp tam giác đều ABC là giao điểm của ba đường trung trực (đồng thời là ba đường cao, ba trung tuyến, ba phân giác AA’;BB’;CC’ của tam giác đều ABC).

Dựng đường trung trực của đoạn thẳng BC và CA.

Hai đường trung trực cắt nhau tại O.

Vẽ đường tròn tâm O, bán kính R=OA = OB = OC ta được đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Tính AA’:

Xét tam giác AA’C vuông tại A’ có AC=3;A'C=dfrac{3}{2}, theo định lý Pytago ta có AC^2=AA'^2+A'C^2Rightarrow AA'^2=3^2-dfrac {3^2}{4}=dfrac {9}{4} Rightarrow AA'=dfrac {3sqrt {3}}{2}

Theo cách dựng ta có O cũng là trọng tâm tam giác ABC nên OA=dfrac{2}3AA'

Ta có bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là R= OA = dfrac{2}{3}AA' = dfrac{2}{3}. dfrac{3sqrt{3}}{2} = sqrt3 (cm).

c) Do tam giác ABC là tam giác đều các trung điểm A’; B’; C’ của các cạnh BC; CA; AB đồng thời là chân đường phân giác hạ từ A, B, C đến BC, AC, AB.

Đường tròn nội tiếp (O;r) tiếp xúc ba cạnh của tam giác đều ABC tại các trung điểm A’, B’, C’ của các cạnh.

Hay đường tròn (O; r) là đường tròn tâm O; bán kính r=OA’ = OB’ = OC’.

Ta có: r = OA' =dfrac{1}{3} AA' =dfrac{1}{3}.dfrac{3sqrt{3}}{2} =dfrac{sqrt{3}}{2} (cm).

d) Vẽ các tiếp tuyến với đường tròn (O;R) tại A,B,C. Ba tiếp tuyến này cắt nhau tại I, J, K. Ta có ∆IJK là tam giác đều ngoại tiếp (O;R).

Bài 63 (trang 92 SGK Toán 9 Tập 2)

Vẽ hình lục giác đều, hình vuông, tam giác đều cùng nội tiếp đường tròn (O; R) rồi tính cạnh của các hình đó theo R.

Xem gợi ý đáp án

Vẽ hình:

+) Hình a.

Cách vẽ: vẽ đường tròn (O;R). Trên đường tròn ta đặt liên tiếp các cung overparen{{A_1}{A_2}}, overparen{{A_2}{A_3}},...,overparen{{A_6}{A_1}} mà dây căng cung có độ dài bằng R. Nối {A_1} với {A_2}, {A_2} với {A_3},…, {A_6} với A 1 ta được hình lục giác đều {A_1}{A_2}{A_3}{A_4}{A_5}{A_6} nội tiếp đường tròn

Tính bán kính:

Gọi {a_i} là cạnh của đa giác đều có i cạnh.

{a_6}= R (vì O{A_1}{A_2} là tam giác đều)

+) Hình b.

Cách vẽ:

+ Vẽ đường kính A_1A_3 của đường tròn tâm O.

Tham khảo thêm:   Công văn 405/TTg-QHQT Phê duyệt danh mục dự án Hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ

+ Vẽ đường kính A_2A_4 ⊥A_1A_3

Tứ giác A_1A_2A_3A_4 có hai đường chéo bằng nhau, vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường nên là hình vuông.

Nối A_1 với A_2;A_2 với A_3;A_3 với A_4;A4 với A1 ta được hình vuông A_1A_2A_3A_4 nội tiếp đường tròn (O).

Tính bán kính:

Gọi độ dài cạnh của hình vuông là a.

Vì hai đường chéo của hình vuông vuông góc với nhau nên xét tam giác vuông O{A_1}{A_2}

{a^2} = {R^2} + {R^2} = 2{R^2} Rightarrow a = Rsqrt 2

+) Hình c:

Cách vẽ như câu a) hình a.

Nối các điểm chia cách nhau một điểm thì ta được tam giác đều chẳng hạn tam giác {A_1}{A_3}{A_5} như trên hình c.

Tính bán kính:

Gọi độ dài cạnh của tam giác đều là a.

{A_1}H =A_1O+OH= R+dfrac{R}{2} = dfrac{3R}{2}

{A_3}H = dfrac{AA'}{2}=dfrac{a}{2}

{A_1}{A_3}=a

Trong tam giác vuông {A_1}H{A_3} ta có: {A_1}{H^2} = {A_1}{A_3}^2 - {A_3}{H^2}.

Từ đó dfrac{9R^{2}}{4} = a^2 - dfrac{a^{2}}{4}.

Rightarrow{a^2} = 3{R^2} Rightarrow a = Rsqrt 3

Bài 64 (trang 92 SGK Toán 9 Tập 2)

Trên đường tròn bán kính R lần lượt đặt theo cùng một chiều, kể từ điểm A, ba cung overparen{AB}, overparen{BC}, overparen{CD} sao cho: sđoverparen{AB}=60^0, sđoverparen{BC}=90^0, sđoverparen{CD}=120^0

a) Tứ giác ABCD là hình gì?

b) Chứng minh hai đường chéo của tứ giác ABCD vuông góc với nhau.

c) Tính độ dài các cạnh của tứ giác ABCD theo R.

Xem gợi ý đáp án

Vẽ hình

a) Xét đường tròn (O) ta có:

displaystyle widehat {BA{rm{D}}} = {{{{90}^0} + {{120}^0}} over 2} = {105^0} (góc nội tiếp chắn overparen{BCD})(1)

displaystyle widehat {A{rm{D}}C} = {{{{60}^0} + {{90}^0}} over 2} = {75^0} ( góc nội tiếp chắn overparen{ABC} ) (2)

Từ (1) và (2) có:

widehat {BA{rm{D}}} + widehat {A{rm{D}}C} = {105^0} + {75^0} = {180^0} (3)

widehat {BA{rm{D}}}widehat {A{rm{D}}C} là hai góc trong cùng phía tạo bởi cát tuyến AD và hai đường thẳng AB, CD.

Đẳng thức (3) chứng tỏ AB // CD. Do đó tứ giác ABCD là hình thang, mà hình thang nội tiếp đường tròn là hình thang cân.

Vậy ABCD là hình thang cân suy ra (BC = AD và sđoverparen{BC}=sđoverparen{AD}=90^0)

b) Giả sử hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại I.

widehat {CI{rm{D}}} là góc có đỉnh nằm trong đường tròn, nên:

displaystyle widehat {CI{rm{D}}} =dfrac{sđoverparen{AB}+sđoverparen{CD}}{2}=displaystyle {{{{60}^0} + {{120}^0}} over 2} = {90^0}

Vậy AC bot BD.

c) Vì sđoverparen{AB}= 60^0 nên widehat {AOB} = {60^0} (góc ở tâm)

=> ∆AOB đều, nên AB = OA = OB = R.

Vì sđ overparen{BC} = {90^0} Rightarrow widehat {BOC} = {90^0} (góc ở tâm)

Rightarrow BC = sqrt{OB^2+OC^2}=Rsqrt2.

Kẻ OH bot CD.

Tứ giác ABCD là hình thang cân Rightarrow widehat{BCD}=widehat{ADC}=75^0.

Lại có Delta BOC vuông cân tại O Rightarrow widehat{BCO}=45^0.

Rightarrow widehat{OCD}=widehat{BCD}-widehat{BCO}=75^0-45^0=30^0.

Xét Delta OCH vuông tại H ta có:

HC=OC.cos widehat{OCH}=dfrac{Rsqrt{3}}{2}.

Mà H là trung điểm của CD (định lý đường kính vuông góc với dây cung thì đi qua trung điểm của dây ấy).

Rightarrow CD=2.CH=Rsqrt3.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giải Toán 9 Bài 8: Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp Giải SGK Toán 9 Hình học Tập 2 (trang 91, 92) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *