Bạn đang xem bài viết ✅ Giải Toán 9 Bài 1: Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0) Giải SGK Toán 9 Tập 2 (trang 30, 31) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com mời quý thầy cô cùng tham khảo tài liệu Giải bài tập SGK Toán 9 Tập 2 trang 30, 31 để xem gợi ý giải các bài tập của Bài 1: Hàm số y = ax2 (a ≠ 0) thuộc chương 4 Đại số 9.

Tài liệu được biên soạn với nội dung bám sát chương trình sách giáo khoa trang 30, 31 Toán lớp 9 tập 2. Qua đó, các em sẽ biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài 1 Chương 4 trong sách giáo khoa Toán 9 Tập 2. Chúc các bạn học tốt.

Lý thuyết Hàm số y = ax2 (a ≠ 0)

1. Phương pháp giải

Tính chất của hàm số y= ax2

– Nếu a > 0 thì hàm số y= ax2 nghịch biến khi x < 0, đồng biến khi x > 0;

y > 0 với mọi x ≠ 0

y = 0 khi x = 0, y = 0 là giá trị nhỏ nhất của hàm số

– Nếu a < 0 : hàm số y= ax2 nghịch biến khi x > 0, đồng biến khi x < 0;

Tham khảo thêm:   Ma trận đề thi học kì 2 lớp 11 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ma trận đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 11 (6 Môn)

y < 0 với mọi x ≠ 0

y = 0 khi x = 0, y = 0 là giá trị lớn nhất của hàm số

2. Ví dụ minh họa

Cho hàm số y= (m2 + 2m + 2)x2

a) Chứng tỏ rằng hàm số nghịch biến với mọi x < 0, đồng biến với mọi x > 0.

b) Biết rằng khi x= ±2 thì y = 8. Tìm m.

Trả lời

a) Hàm số đã cho có dạng y=ax2 trong đó a= m2 + 2m + 2 =(m + 1)2 + 1 > 0 với mọi m. Do đó:

+ Hàm số đã cho nghịch biến với mọi x < 0.

+ Hàm số đã cho đồng biến với mọi x > 0.

b) Thay x= ±2 thì y = 8

(m2 + 2m + 2)(±2)2 = 8 ⇔ (m2 + 2m + 2).4 = 8

⇔ (m2 + 2m + 2)= 2 ⇔ m2 + 2m = 0 => m = 0 hoặc m = -2.

Vậy m = 0 hoặc m = -2.

Giải bài tập toán 9 trang 30 tập 2

Bài 1 (trang 30 SGK Toán 9 Tập 2)

Diện tích S của hình tròn được tính bởi công thức S = πR2, trong đó R là bán kính của hình tròn.

a) Dùng máy tính bỏ túi, tính các giá trị của S rồi điền vào các ô trống trong bảng sau (π ≈ 3,14, làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai).

R (cm) 0,57 1,37 2,15 4,09
S = πR2

(Xem bài đọc thêm về máy tính bỏ túi dưới đây.)

b) Nếu bán kính tăng gấp 3 lần thì diện tích tăng hay giảm bao nhiêu lần?

c) Tính bán kính của hình tròn, làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai, nếu biết diện tích của nó bằng 79,5 cm2.

Xem gợi ý đáp án

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học 2018 trường THPT Minh Khai - Lần 1 (Có đáp án) Đề minh họa 2018 môn Hóa học (Có đáp án)

a) (Bài đọc thêm SGK trình bày cho các bạn cách sử dụng máy tính CASIO fx-220. Tuy nhiên hiện nay loại máy tính này không còn phổ biến, vậy nên bài làm dưới đây VietJack sẽ trình bày theo cách sử dụng các dòng máy tính CASIO fx – 570 và VINACAL).

+ Nhập hàm số:

+ Nhập giá trị:

Vậy ta có bảng sau:

R (cm) 0,57 1,37 2,15 4,09
S = πR2 1,02 5,9 14,52 52,55

b) Gọi bán kính mới là R’. Ta có R’ = 3R.

Diện tích mới là :

S’ = πR’2 = π(3R)2 = π9R2 = 9πR2 = 9S

Vậy khi bán kính tăng lên 3 lần thì diện tích tăng 9 lần.

c) Diện tích hình tròn bằng 79,5

Ta có: S= pi . R^2 Leftrightarrow 79,5 = 3,14 . R^2

Leftrightarrow R^2= dfrac{79,5}{3,14} approx 25,32

Leftrightarrow R= sqrt{25,32} approx 5,03.

Vậy R≈ 5,03 (cm)

Bài 2 (trang 31 SGK Toán 9 Tập 2)

Một vật rơi ở độ cao so với mặt đất là 100m. Quãng đường chuyển động s( mét) của vật rơi phụ thuộc vào thời gian t (giây) bởi công thức: s = 4t2.

a) Sau 1 giây, vật này cách mặt đất bao nhiêu mét? Tương tự, sau 2 giây?

b) Hỏi sau bao lâu vật này tiếp đất?

Xem gợi ý đáp án

a) + Sau 1 giây, vật chuyển động được: s(1) = 4.12 = 4m.

Vậy vật cách mặt đất: 100 – 4 = 96 (m).

+ Sau 2 giây, vật chuyển động được: s(2) = 4.22 = 16m

Vậy vật cách mặt đất: 100 – 16 = 84 (m).

b) Vật tiếp đất khi chuyển động được 100m

⇔ 4t2 = 100

⇔ t2 = 25

⇔ t = 5.

Vậy vật tiếp đất sau 5 giây.

Bài 3 (trang 32 SGK Toán 9 Tập 2)

Lực F của gió khi thổi vuông góc vào cánh buồm tỉ lệ thuận với bình phương vận tốc v của gió, tức là F = av2 (a là hằng số). Biết rằng khi vận tốc gió bằng 2 m/s thì lực tác động lên cánh buồm của một con thuyền bằng 120N (Niu-tơn).

Tham khảo thêm:   Cài đặt và chơi game Yu-Gi-Oh! Duel Links

a) Tính hằng số a.

b) Hỏi khi v = 10 m/s thì lực F bằng bao nhiêu? Cùng câu hỏi này khi v =20 m/s?

c) Biết rằng cánh buồm chỉ có thể chịu được một áp lực tối đa là 12000N, hỏi con thuyền có thể đi được trong gió bão với vận tốc gió 90 km/h hay không?

Xem gợi ý đáp án

a) Ta có: F = av2

Khi v = 2 m/s thì F = 120N nên ta có: 120 = a.22 ⇔ a = 30.

b) Do a= 30 nên lực F được tính bởi công thức : F = 30v2.

+ Với v = 10m/s thì F(10) = 30.102 = 3000 (N)

+ Với v = 20 m/s thì F(20) = 30.202 = 12000 (N)

c) Ta có 90km/h = 25 m/s.

Với v = 25m/s thì F(25) = 30.252 = 18750 (N) > 12000 (N)

Vậy con thuyền không thể đi được trong gió bão với vận tốc gió 90km/h.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giải Toán 9 Bài 1: Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0) Giải SGK Toán 9 Tập 2 (trang 30, 31) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *