Bạn đang xem bài viết ✅ GDCD 9 Bài 4: Khách quan và công bằng Giáo dục công dân lớp 9 Chân trời sáng tạo trang 21, 22, 23, 24, 25, 26 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập GDCD 9 Bài 4: Khách quan và công bằng giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo trang 21, 22, 23, 24, 25, 26.

Soạn Giáo dục công dân 9 Bài 4 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK giúp các em nắm vững kiến thức. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 4 cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 4 – Luyện tập

Luyện tập 1

Dựa vào hình ảnh dưới đây, em liên tưởng đến điều gì về khách quan, công bằng? Vì sao?

Khách quan và công bằng

Trả lời:

– Hình ảnh trên khiến em liên tưởng đến vấn đề: khi đánh giá các sự vật, hiện tượng, chúng ta cần xem xét, nhìn nhận, đánh giá dưới những góc nhìn khác nhau; không nên đánh giá một cách phiến diện theo định kiến hẹp hòi của bản thân.

Luyện tập 2

Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi

Tình huống 1. Trong lúc chờ tính tiền tại siêu thị, khi mọi người đang xếp hàng thì anh B lại cố tình chen lấn để vượt lên đầu hàng và để nghị chị thu ngân thanh toán trước cho mình. Thấy vậy, chị thu ngân và khách hàng không đồng ý, để nghị anh B quay lại xếp hàng để chờ tới lượt. Tuy nhiên, anh B tỏ thái độ khó chịu, lớn tiếng với chị ấy cùng mọi người.

Tình huống 2. Trong cuộc họp nhân dân tại địa bàn dân cư, khi cán bộ đang triển khai về chính sách cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho người thuộc diện hộ nghèo thì có những ý kiến xì xào, bàn tán. Bà V nói nhỏ với ông M rằng: “Như vậy là không công bằng. Đã là bảo hiểm y tế thì ai cũng phải đóng như nhau, không nên có sự phân biệt như vậy”.

Tham khảo thêm:   TOP bot Discord tốt nhất để cải thiện Discord Server

Câu hỏi:

– Em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của nhân vật trong các tình huống trên?

– Theo em, anh B, bà V, ông M nên ứng xử như thế nào để đảm bảo sự công bằng?

Trả lời:

♦ Tình huống 1.

– Nhận xét:

+ Hành động của anh B đã vi phạm tính công bằng với mọi người xung quanh, cụ thể: anh B không chịu xếp hàng mà cố tình chen lấn để vượt lên đầu hàng và để nghị chị thu ngân thanh toán trước cho mình.

+ Chị thu ngân đã có hành động đúng, nhằm đảm bảo tính công bằng khi chị không chấp nhận thanh toán trước cho anh B và yêu cầu anh B quay lại xếp hàng để chờ tới lượt.

– Tư vấn cách ứng xử: anh B nên:

+ Xin lỗi mọi người vì hành vi ứng xử thiếu văn minh của mình.

+ Tuân thủ việc xếp hàng để chờ tới lượt thanh toán.

♦ Tình huống 2.

– Nhận xét: việc bà V đưa ra ý kiến thắc mắc như vậy cho thấy bà V chưa thấu hiểu sâu sắc chủ trương, chính sách của nhà nước.

– Tư vấn cách ứng xử: trong tình huống này, bà V và ông M có thể lựa chọn một số cách ứng xử sau:

+ Cách 1: nhẹ nhàng đề nghị cán bộ xã X giải thích để bản thân và toàn thể mọi người tham dự hội nghị cùng được biết, hiểu rõ chủ trương, chính sách của nhà nước.

+ Tìm hiểu thêm các thông tin qua sách, báo, Internet để hiểu rằng: việc cấp miễn phí thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo là việc làm rất thiết thực và ý nghĩa. Nhờ có thẻ BHYT mà hàng triệu người bệnh có hoàn cảnh khó khăn được chữa trị kịp thời, gia đình bớt đi gánh nặng kinh tế.

Luyện tập 3

Em hãy quan sát hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu:

  • Em hãy tìm hiểu và kể lại nội dung câu chuyện ngụ ngôn được thể hiện trong hình ảnh
  • Em hãy tìm các biểu hiện thể hiện sự thiếu khách quan trong câu chuyện đó và rút ra bài học cho bản thân.

Khách quan và công bằng

Trả lời:

* Kể lại nội dung câu chuyện “Thầy bói xem voi”

Tham khảo thêm:   Thông tư 10/2014/TT-BVHTTDL Hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói nói chuyện với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem.

Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau

Thầy sờ vòi bảo: “Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa”.

Thầy sờ ngà bảo: “Không phải! Nó dài dài như cái đòn càn”

Thầy sờ tai bảo: “Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc”

Thầy sờ chân cãi: “Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình”

Thầy sờ đuôi lại nói: “Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn”.

Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát.

* Biểu hiện của sự thiếu khách quan trong câu chuyện “thầy bói xem voi” là: mỗi thầy bói đều đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá một cách phiến diện từ suy nghĩ chủ quan của bản thân.

Bài học rút ra: cần đánh giá các sự kiện, hiện tượng một cách toàn diện, đa chiều.

Giải GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 4 – Vận dụng

Vận dụng 1

Em hãy tìm ví dụ về sự khách quan, công bằng ở các lĩnh vực trong đời sống. Từ đó, xác định những việc làm phù hợp của bản thân để góp phần khuyến khích sự khách quan, công bằng.

Trả lời:

– Một số ví dụ thể hiện sự khách quan, công bằng:

+ Ví dụ 1 (lĩnh vực chính trị): Anh H và anh T thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một huyện vùng cao. Anh H làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện còn anh T thực hiện dự án chăn nuôi theo mô hình nông nghiệp sạch. Trong thời gian giữ chức danh Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, anh H đã đóng góp nhiều ý kiến để nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở địa phương. Cùng thời điểm đó, do có uy tín, anh T được giới thiệu và trúng cử vào Hội đồng nhân dân xã.

+ Ví dụ 2 (lĩnh vực kinh tế): Anh A là người dân tộc Tày, anh B là người dân tộc Nùng; cả hai anh đều cùng sinh sống trên địa bàn của tỉnh H. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh A về quê nhà và được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án phục dựng các trò chơi dân gian của dân tộc mình; anh B được vay vốn ưu đãi để phát triển công ty của gia đình tại thành phố nơi anh đã sinh ra.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 11 Unit 7: 7E Word Skills Soạn Anh 11 Friends Global trang 89

+ Ví dụ 3 (lĩnh vực văn hóa – giáo dục): H sinh ra và lớn lên ở một vùng cao hẻo lánh. Học hết Tiểu học, H định nghỉ học vì điểm trường Trung học cơ sở cách rất xa nhà em. Nếu muốn đi học, H phải dậy từ 4 giờ sáng để kịp vào học lúc 7 giờ. Nhưng may mắn, H trúng tuyển vào học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, được hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, H đã thực hiện được mong muốn tiếp tục học tập của mình.

– Để thực hiện khách quan và công bằng, mỗi người cần:

+ Rèn luyện thái độ nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng khách quan, công bằng, tôn trọng, bảo vệ lẽ phải;

+ Không định kiến, thiên vị trong việc đánh giá bản thân và những người xung quanh;

+ Phê phán các biểu hiện thiếu khách quan, công bằng.

Vận dụng 2

Em hãy tìm và chia sẻ các hành vi của bản thân, bạn bè hoặc người thân chưa thể hiện sự khách quan, công bằng và đề xuất những cách khắc phục phù hợp.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

STT

Biểu hiện thiếu khách quan, công bằng

Cách khắc phục

1

Bình chọn cho một bộ phim vì có thần tượng của mình tham gia diễn xuất.

– Trước khi bầu chọn, cần nghiên cứu, xem xét kĩ các tiêu chí đánh giá;

– Thực hiện đánh giá một cách công tâm, không thiên vị

2

Đồng tình với ý kiến/ đề xuất nào đó vì thấy ý kiến/ đề xuất đó được nhiều người ủng hộ

Đưa ra quan điểm riêng (không phụ thuộc vào ý kiến của đa số) khi nhìn nhận, đánh giá các sự vật, hiện tượng.

……………

……………

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết GDCD 9 Bài 4: Khách quan và công bằng Giáo dục công dân lớp 9 Chân trời sáng tạo trang 21, 22, 23, 24, 25, 26 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *