Bạn đang xem bài viết ✅ GDCD 9 Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng Giáo dục công dân lớp 9 Chân trời sáng tạo trang 16, 17, 18, 19, 20 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập GDCD 9 Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo trang 16, 17, 18, 19, 20.

Soạn Giáo dục công dân 9 Bài 3 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK giúp các em nắm vững kiến thức. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 3 cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 3 – Luyện tập

Luyện tập 1

Em hãy xác định tên và ý nghĩa của hoạt động trong mỗi hình ảnh dưới đây:

Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Trả lời:

– Tên các hoạt động:

+ Tranh 1: sửa chữa/ xây dựng nhà tình nghĩa dành cho những cá nhân/ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

+ Tranh 2: trao học bổng, hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

+ Tranh 3: Đoàn viên thanh niên tham gia quét dọn nghĩa trang liệt sĩ.

+ Tranh 4: các bạn học sinh tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường

– Ý nghĩa của các hoạt động:

+ Phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc (như: nhân ái, đoàn kết, uống nước nhớ nguồn,…); Tăng cường sức mạnh của các lực lượng trong cộng đồng; Góp phần cải thiện điều kiện sống của cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội.

Tham khảo thêm:   Toán 3: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số Giải Toán lớp 3 trang 55, 56 sách Chân trời sáng tạo - Tập 1

+ Tạo ra cơ hội cho bản thân được giao lưu, học hỏi, rèn luyện các kĩ năng, mở rộng hiểu biết về mọi mặt.

Luyện tập 2

Từ câu hát “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay” trong ca khúc “Khát vọng tuổi trẻ”, em hay viết bài thuyết trình về tinh thần cống hiến của tuổi trẻ và phê phán những biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong các hoạt động cộng đồng.

Trả lời:

“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay” – lời ca đó vẫn luôn vang vọng như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy sống trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

Xã hội hiện đại khiến cho con người trở nên vì chính mình nhiều hơn mà bỏ qua ý thức cộng đồng. Vậy ý thức cộng đồng phải hiểu chính xác là gì? Trước tiên, chúng ta phải hiểu được khái niệm ý thức. Ý thức vốn là một phạm trù triết học khá trừu tượng và khó hiểu. Nhưng hiểu một cách đơn giản, ý thức là sự nhận thức trực tiếp, tức thời về hoạt động tâm lý của bản thân; sự nhận thức rõ ràng về việc mình đang làm, đang nghĩ. Có hai loại ý thức là ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Ý thức cá nhân thiên về những suy nghĩ của riêng từng người, phân biệt giữa người này với người khác. Còn ý thức cộng đồng là phần nhận thức về các giá trị chung, theo chuẩn mực đạo đức, mà mọi người có trách nhiệm tuân thủ, hướng đến một xã hội văn minh tốt đẹp. Ý thức cộng đồng chính là thước đo đánh giá đạo đức, phẩm chất của một con người. Người có ý thức cộng đồng cao sẽ gây được thiện cảm cho những người xung quanh thông qua những hành động đẹp, từ đó có được lòng tin và niềm yêu thương của mọi người.

Tham khảo thêm:   Thông tư 01/2013/TT-BLĐTBXH Quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

Một người sống có ích cần có những biểu hiện qua hành động cụ thể. Đầu tiên, người đó cần biết tuân thủ những quy định của các cơ quan tổ chức hay hiến pháp pháp luật của nhà nước thì họ đang ý thức được trách nhiệm với cộng đồng mình đang sống. Với những người xung quanh, chúng ta cần có sự tôn trọng và yêu thương chân thành. Với môi trường tự nhiên cũng cần phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn. Tất cả những hành động và việc làm của người có ý thức đều sẽ hướng đến lợi ích chung của cả cộng đồng.

Hiện nay, có một thực trạng đáng buồn là nhiều người sống không có trách nhiệm với cộng đồng. Nhiều hành vi như buôn bán động vật hoang dã hay buôn bán trẻ em và phụ nữ. Đến việc phá hoại rừng, xả thải ra các con sông khiến môi trường bị ô nhiễm. Hay hành vi của nhóm nam thanh niên chưa đủ mười tám tuổi ở Hà Nội tổ chức đua xe máy. Những việc làm trên đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, môi trường sống tự nhiên và an toàn giao thông. Đó chỉ là một trong số ít những việc làm thiếu ý thức mà thôi. Nhưng bên cạnh đó cũng có vô số những hành động đẹp. Chắc hẳn chúng ta không thể quên được hình ảnh các chiến sĩ bộ đội phải lập trại ngủ ngoài rừng để canh phòng biên giới trong những ngày dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến phức tạp. Hay hình ảnh sinh hoạt hàng ngày của nhiều người trong khu cách ly được đăng tải trên mạng với thông điệp: “Cách ly không đáng sợ như chúng ta vẫn nghĩ”, với hy vọng người dân hãy tự giác cách ly khi cần thiết. Đó chính là tinh thần một người vì mọi người, thể hiện ý thức cộng đồng cao.

Đối với một học sinh cuối cấp như tôi, trách nhiệm lớn nhất lúc này phải làm là cố gắng học tập thật tốt để hoàn thành xuất sắc kì thi sắp tới. Cũng như tích cực tham gia các hoạt động chung có ý nghĩa với cộng đồng. Tôi hy vọng rằng trong tương lai mình sẽ trở thành một người có ích cho xã hội.

Tham khảo thêm:   Thông tư 18/2013/TT-BTC Hướng dẫn trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng và quản lý, sử dụng số tiền thu được từ thanh lý rừng trồng không thành rừng, rừng trồng không có khả năng thành rừng

Quả thật, đúng như lời bài hát “Để gió cuốn đi”, mỗi người cần có một tấm lòng rộng mở, sống có ý thức và trách nhiệm hơn với xã hội. Chỉ như vậy, bản thân mới trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

* Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 3

Dựa vào kế hoạch tham gia hoạt động cộng đồng của bản thân, em hãy xác định các đối tượng có thể tham gia và vận động họ cùng thực hiện.

Trả lời:

– Tên hoạt động: “Đồ cũ – yêu thương mới”

– Đối tượng tham gia:

  • Giáo viên, học sinh thuộc trường THCS ………
  • Người dân sinh sống trên địa bàn huyện ……………

– Phương pháp vận động: Tuyên truyền, phổ biến về mục địch, nội dung của chương trình thiện nguyện “Đồ cũ – yêu thương mới” tới mọi người, thông qua nhiều kênh khác nhau, như: bài viết tuyên truyền; tranh cổ động; sử dụng các trang mạng xã hội (facebook; tik tok;…)

Giải GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 3 – Vận dụng

Em hãy thực hiện kế hoạch tham gia hoạt động cộng đồng của bản thân đã được xây dựng trong hoạt động khám phá và báo cáo kết quả thực hiện (thông qua đoạn phim ngắn hoặc hình ảnh, bài thu hoạch, … )

Trả lời:

(*) Tham khảo: Một số hình ảnh trong chương trình thiện nguyện “Đồ cũ – yêu thương mới”

Vận dụng 1

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết GDCD 9 Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng Giáo dục công dân lớp 9 Chân trời sáng tạo trang 16, 17, 18, 19, 20 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *