Bạn đang xem bài viết ✅ GDCD 9 Bài 2: Khoan dung Giáo dục công dân lớp 9 Kết nối tri thức trang 10, 11, 12, 13 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập GDCD 9 Bài 2: Khoan dung giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 10, 11, 12, 13.

Soạn Giáo dục công dân 9 Bài 2 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK giúp các em nắm vững kiến thức. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 2 cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 2 – Luyện tập

Luyện tập 1

Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn về lòng khoan dung, từ đó xác định biểu hiện, ý nghĩa và rút ra bài học về lòng khoan dung.

Trả lời:

– Một số câu ca dao, tục ngữ nói về lòng khoan dung:

(1) Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại

(2) Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay

(3) Bàn tay có ngón dài ngón ngắn

(4) Khi bạn không tha thứ cho một ai đó, tức là bạn đang quay lưng lại với tương lai của mình. Khi bạn bao dung, điều đó có nghĩa bạn đang tiến về phía trước (Tyler Perry)

(5) Sự khoan dung là sợi dây xích vàng gắn kết xã hội lại với nhau. (William Blake)

– Biểu hiện của lòng khoan dung:

  • Tha thứ cho chính mình và người khác khi đã biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm;
  • Lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của người khác, không cố chấp, hẹp hòi, định kiến.

– Ý nghĩa của lòng khoan dung:

  • Người có lòng khoan dung sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy.
  • Người được tha thứ sẽ có cơ hội sửa chữa lỗi lầm để trở thành người tốt.
  • Nhờ có lòng khoan dung, mối quan hệ giữa người với người sẽ tốt đẹp hơn.

Luyện tập 2

Em đồng tình/ không đồng tình với ý kiến nào dưới đây về lòng khoan dung? Vì sao?

a) Khoan dung là bỏ qua mọi lỗi lầm của người khác.

b) Không biết tha thứ cho bản thân mình là không khoan dung.

c) Khoan dung là phải quyết liệt phê phán tất cả những người mắc sai lầm.

d) Khoan dung là chấp nhận mọi sở thích, thói quen của người khác.

Trả lời:

– Ý kiến a) Không đồng tình, vì: Chúng ta chỉ nên khoan dung, tha thứ cho người khác, khi họ nhận thức được sai lầm của bản thân và có thái độ, hành động sửa chữa những sai lầm, thiếu sót đó.

– Ý kiến b) Không đồng tình, vì: một trong những biểu hiện của lòng khoan dung là việc: chúng ta tha thứ cho bản thân khi chúng ta nhận thức được lỗi lầm và có hành động sửa chữa lỗi sai đó.

– Ý kiến c) Không đồng tình, vì: trước những lỗi sai, thiếu sót của người khác, chúng ta nên phê bình, góp ý với tinh thần xây dựng.

Tham khảo thêm:   Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI Soạn Sử 7 trang 9 sách Cánh diều

– Ý kiến d) Không đồng tình, vì: Một trong những biểu hiện của khoan dung là tôn trọng sở thích, thói quen tốt của người khác. Đối với những sở thích, thói quen xấu, gây hại cho chính bản thân người đó và xã hội, thì chúng ta cần phê bình, góp ý với tinh thần xây dựng.

Luyện tập 3

Từ câu danh ngôn dưới đây, em hãy viết một đoạn văn về tác hại của sự thiếu khoan dung trong cuộc sống:

Không khoan dung cũng là một hình thức bạo lực và là trở ngại cho sự phát triển của một tinh thần dân chủ thực sự.

(Mahatma Gandhi)

Trả lời:

Sự thiếu khoan dung trong cuộc sống đồng nghĩa với việc thiếu sự thông cảm và không sẵn lòng chấp nhận sự khác biệt của người khác; không tha thứ cho lỗi lầm chủ chính bản thân mình và người khác. Tác hại của sự thiếu khoan dung có thể lan rộng từ mức độ cá nhân đến cả xã hội. Ở mức độ cá nhân, khi thiếu khoan dung, con người dễ rơi vào tư duy cứng nhắc, không linh hoạt và ít độc lập tư duy. Họ có thể cảm thấy không thoải mái khi phải đối mặt với những ý kiến, giá trị và quan điểm khác biệt, điều này ảnh hưởng đến khả năng hòa nhập và xây dựng mối quan hệ với người khác. Tại cấp độ xã hội, sự thiếu khoan dung có thể dẫn đến mâu thuẫn, phân hóa và xung đột. Khi mỗi người đề cao giá trị của bản thân mình mà không chấp nhận sự đa dạng của cộng đồng, xã hội dễ bị chia rẽ thành những nhóm nhỏ, mỗi nhóm tự tạo ra một lãnh thổ và quy tắc của riêng mình. Điều này làm suy yếu sự đoàn kết và tương tác xã hội tích cực, góp phần vào sự phân li của xã hội. Ngoài ra, sự thiếu khoan dung cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc cá nhân. Khi không được chấp nhận và tôn trọng, một người có thể cảm thấy bị cô lập, không được công nhận và yêu thương, dẫn đến cảm giác tự ti, lo lắng và căng thẳng. Trong tổng thể, sự thiếu khoan dung không chỉ gây hại cho cá nhân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ và sự phát triển của xã hội. Để xây dựng một cộng đồng hài hòa và thịnh vượng, việc khuyến khích sự khoan dung và tôn trọng sự đa dạng là điều cần thiết.

(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo!

>> Tham khảo: Viết đoạn văn về tác hại của sự thiếu khoan dung trong cuộc sống

Luyện tập 4

Em hãy đọc các tình huống sau để trả lời câu hỏi:

Tình huống a) D luôn cảm thấy day dứt vì đã mắc lỗi với ông nội. Bây giờ, ông đã mất, D càng cảm thấy ân hận vì không còn cơ hội để nhận lỗi với ông nữa.

Nếu là bạn của D, em sẽ khuyên D điều gì?

Tình huống b) Do không tìm hiểu kĩ, Q nói với thầy giáo rằng P làm hỏng thiết bị của phòng thí nghiệm. Bị phê bình oan, P giận và nói sẽ không bao giờ chơi với Q nữa. Cuối năm học, Q cùng gia đình chuyển tới nơi khác. Trước khi đi, Q nhắn tin muốn gặp để chào và xin lỗi P. Khi ấy, P vẫn còn giận Q nên băn khoăn không biết có nên gặp Q không.

Tham khảo thêm:   AmongLock giúp bạn tạo màn hình mật mã giống Among Us

Theo em, P nên làm gì?

Tình huống c) K rủ T tham gia một nhóm bạn. Trong nhóm đó có một số người hay bình luận khiếm nhã về trang phục, hình dáng và đời tư của người khác.

Nếu là T, em sẽ nói gì với K?

Trả lời:

Tình huống a) Nếu là bạn của D, em sẽ khuyên D:

– Hãy tha thứ cho chính bản thân mình.

– Thay vì tập trung vào những hối tiếc và ân hận, hãy tưởng nhớ những kỷ niệm tốt đẹp với ông nội.

– Hãy nói chuyện với gia đình hoặc bạn bè tin cậy về cảm xúc của bản thân. Chia sẻ những gì mình đang trải qua có thể giúp giảm bớt gánh nặng trong lòng.

Tình huống b) Theo em, P nên gặp và chấp nhận tha thứ cho Q, vì: Q đã nhận thức được lỗi sai của bản thân và có hành động sửa chữa lỗi sai ấy.

Tình huống c) Nếu là T, em sẽ nói với K rằng: “Cảm ơn cậu vì đã mời mình tham gia vào nhóm bạn của cậu! Nhưng thật tiếc, mình cảm thấy không thoải mái khi tham gia vào nhóm, vì trong nhóm có một số người hay bình luận khiếm nhã về trang phục, hình dáng và đời tư của người khác. Theo mình, mỗi người đều có những sở thích, tính cách, phong cách,.. khác nhau mà chúng ta nên tôn trọng. Mình mong muốn được giao tiếp trong một môi trường lành mạnh và tích cực hơn. K à, liệu mình và cậu có thể tìm kiếm một nhóm khác hoặc cùng tạo ra một không gian mà mọi người đều cảm thấy thoải mái và tôn trọng lẫn nhau không?”

(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo!

Luyện tập 5

Em hãy nêu một số tình huống thường gặp trong cuộc sống đòi hỏi lòng khoan dung và đưa ra cách ứng xử theo bảng gợi ý sau:

Không gian

Tình huống

Cách ứng xử

Gia đình

Nhà trường

Xã hội

Trả lời:

Không gian

Tình huống

Cách ứng xử

Gia đình

Bố mẹ giao cho V nhiệm vụ dọn dẹp nhà cửa mỗi ngày nhưng V thường xuyên mải chơi quên việc. Dù bố mẹ đã nhắc nhiều lần nhưng V vẫn không thay đổi. Một lần, có khách đến chơi nhà, V chợt nhận thấy bố mẹ rất ngượng với khách khi nhà cửa bừa bộn.

– Bố mẹ/ người thân trong gia đình V nên: đợi khi khách ra về; sau đó cùng trao đổi, tâm sự với V. Trong quá trình trao đổi, luôn thể hiện thái độ: nhẹ nhàng, cởi mở và rộng lượng, sẵn sàng tha thứ khi V nhận thức được lỗi sai và quyết tâm thay đổi.

Nhà trường

Bạn K được cả nhóm giao nhiệm vụ xây dựng bài thuyết trình. Tuy nhiên, do chủ quan và thiếu sự chuẩn bị kĩ lưỡng, bài thuyết trình của K không tốt, cô giáo đã phê bình, góp ý và yêu cầu nhóm của K chỉnh sửa lại bài. K luôn dằn vặt, cảm thấy có lỗi với cả nhóm và tự trách mình đã không hoàn thành nhiệm vụ nhóm giao.

– Các bạn trong nhóm nên:

+ Tha thứ cho K vì K đã nhận thức được lỗi lầm của bản thân.

+ Động viên, an ủi để K vượt qua mặc cảm, tha thứ cho chính mình.

– Cả nhóm cùng nhau chuẩn bị bài thuyết trình thật tốt, theo sự định hướng, góp ý của cô giáo.

Xã hội

Gia đình bà A luôn không tuân thủ các quy định chung của tập thể, hay to tiếng với mọi người trong khu phố. Mặc dù, tổ trưởng dân phố đã nhắc nhở nhiều lần nhưng gia đình bà A vẫn không thay đổi. Qua thời gian, bà A nhận thấy hàng xóm lạnh nhạt, xa lánh thì cảm thấy ngượng ngùng và hối lỗi. Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà A đã có lời xin lỗi với bà con tổ dân phố và hứa sẽ sửa đổi.

– Chấp nhận lời xin lỗi của bà A; đồng thời khuyên nhủ các gia đình khác trong tổ dân phố bỏ qua những thiếu sót của gia đình bà A trong thời gian qua.

– Thường xuyên động viên và giúp đỡ, hướng dân gia đình bà A thực hiện đúng các quy định chung của tổ dân phố.

Tham khảo thêm:   Thông tư 24/2021/TT-BGDĐT Quy định mới về tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ 6 bậc

Giải GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 2 – Vận dụng

Vận dụng 1

Em hãy thiết kế một sản phẩm (bức tranh, thông điệp, tiểu phẩm, đoạn thơ,…) về vai trò của lòng khoan dung trong cuộc sống và chia sẻ ý nghĩa của sản phẩm đó.

Trả lời:

(*) Sản phẩm tham khảo 1:

Vận dụng 1

(*) Sản phẩm tham khảo 2:

Vận dụng 1

Vận dụng 2

Em hãy viết một bức thư gửi tới người mà em cảm thấy ân hận khi đã từng ứng xử thiếu khoan dung với họ.

Trả lời:

Gửi mẹ yêu dấu!

Con biết những ngày qua, không khí của gia đình mình đã vô cùng trầm lắng vì những lỗi lầm mà con đã gây ra.

Con biết mẹ đã phải lao động vất vả, cực nhọc để trang trải cuộc sống của gia đình. Vậy mà, chỉ vì mẹ quên mua quà tặng cho con vào dịp sinh nhật, con đã quá nông nổi, không kiềm chế được cảm xúc của mình nên nói ra những lời không hay với mẹ. Con sẽ không biện minh cho những lời nói và hành động vô trách nhiệm của mình với mẹ. Vì con biết con xứng đáng phải nhận được những hình phạt, con là một người con bất hiếu, vô tâm nhất trên trần gian này.

Điều đầu tiên, cho phép con được xin lỗi vì đã làm cho mẹ muộn phiền, lo lắng, và cũng là gửi đến mẹ lời cảm ơn chân thành nhất. Con luôn tự cho mình đã lớn khôn, trưởng thành và có thể nhìn nhận, xử lí được mọi việc như một người trưởng thành thật sự. Nhưng đến ngày hôm nay, khi đọc được những lời khuyên răn chân thành của mẹ thì con bỗng nhận thấy mình đã quá trẻ con, hỗn hào, con đã không biết suy nghĩ mà lấy cái trẻ con của mình ra làm tổn thương mẹ. Và con cũng nhận thức được rõ ràng nhất, đó chính là dù có trưởng thành, lớn lao đến đâu thì con cũng không được quyền làm cho những người mà mình yêu thương phải lo lắng, muộn phiền. Càng đáng trách hơn khi con làm cho mẹ buồn, người phụ nữ đã dùng cả cuộc đời để lo lắng, chăm sóc cho từng bước trưởng thành của con.

Với những dòng thư này, con muốn nói với mẹ rằng: con đã suy nghĩ rất nhiều về những hành động và lời nói của mình, và mình thực sự cảm thấy tiếc nuối về những điều đã xảy ra. Con rất mong nhận được sự tha thứ của mẹ!

Con yêu mẹ!

Minh Ngọc!

>> Tham khảo: Viết một bức thư gửi tới người mà em cảm thấy ân hận khi đã từng ứng xử thiếu khoan dung với họ

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết GDCD 9 Bài 2: Khoan dung Giáo dục công dân lớp 9 Kết nối tri thức trang 10, 11, 12, 13 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *