Bạn đang xem bài viết ✅ GDCD 9 Bài 1: Chí công vô tư Giải Giáo dục công dân 9 trang 5, 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải GDCD 9 Bài 1: Chí công vô tư giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi nội dung bài học và câu hỏi cuối bài trong SGK trang 4, 5, 6.

Qua đó, giúp các em nêu được khái niệm, biểu hiện của chí công vô tư trong cuộc sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Giáo dục công dân 9 Bài 1 cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn GDCD 9 Bài 1: Chí công vô tư, mời các bạn cùng theo dõi.

Lý thuyết GDCD 9 Bài 1: Chí công vô tư

1. Thế nào là chí công vô tư?

– Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

2. Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư

– Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

3. Rèn luyện chí công vô tư như thế nào?

  • Ủng hộ quí trọng người có đức tính chí công vô tư.
  • Phê phán hành động không chí công vô tư.

Trả lời gợi ý Bài 1 GDCD 9 trang 4

Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc? Qua đó, em hiểu gì về Tô Hiến Thành ?

Trả lời:

– Khi Tô Hiến Thành bị bệnh nặng, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo.

Tham khảo thêm:   Nghị định 21/2022/NĐ-CP Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi

– Trần Trung Tá thì mải việc chông giặc nơi biên cương, không có điều kiện gần gũi Tô Hiến Thành.

Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác được công việc chung của đất nước chứ không vì vị nể tình thân mà tiến cử người không phù hợp.

Qua việc chọn người của Tô Hiến Thành chứng tỏ ông là người thật sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải và hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung. Việc làm của ông biểu hiện đức tính chí công vô tư

Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ? Theo em, điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác ?

Trả lời:

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng tuyệt vời của một con người đã dành trọn đời mình đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc, của đất nước và cho hạnh phúc của nhân dân. Đối với Bác, dù làm bất cứ công việc gì, bất kì ở đâu và bao giờ Người cũng chỉ theo đuổi một mục đích là “làm cho ích quốc, lợi dân”.

Em hiểu thế nào về chí công vô tư và tác dụng của nó đối với đời sống cộng đồng ?

Trả lời:

Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân

Giải bài tập GDCD 9 Bài 1 trang 5, 6

Câu 1

Em lựa chọn cách giải quyết nào trong trường hợp sau đây và giải thích vì sao ?

Trong các cuộc tranh luận với các bạn cùng lớp, em sẽ :

a) Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác ;

b) Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo ;

Tham khảo thêm:   Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 6 THPT Bài tập cuối khóa Module 6

c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lí nhất thì theo ;

d) Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.

Gợi ý đáp án

Em lựa chọn cách giải quyết:

(c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo.

Bởi vì: khi bạn có ý kiến em lắng nghe tức là em tôn trọng ý kiến của bạn, khi lắng nghe ý kiến của bạn trên cơ sở đó em phân tích, đánh giá xem ý kiến của bạn đã hợp lý hay chưa hợp lý, sau đó em mới đưa ra ý kiến của mình, nếu ý kiến của bạn đúng em phải bảo vệ ý kiên đó tức là em tôn trọng lẽ phải. Nếu ý kiến của bạn chưa đúng em phải thuyết phục bạn và mọi người thấy được cái sai để tôn trọng ý kiến đúng.

Câu 2

Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây, vì sao ?

a) Bỏ qua như khônrg biết đến khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường ;

b) Xa lánh, không chơi với bạn ;

c) Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc phải khuyết điểm đó nữa.

Gợi ý đáp án

Em lựa chọn phương án (c). Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa.

Bởi vì: Nếu bạn thân mắc khuyết điểm em chỉ rõ cái sai của bạn, khuyên bạn nhận ra cái sai để khắc phục sửa chữa và lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa, chính là em đã hành động đúng, không bao che dung túng những thiếu sót của bạn, đó là em đã giúp đỡ bạn một cách chân tình thẳng thắn, là em đã tôn trọng lẽ phải, giúp bạn điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực.

Câu 3

Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải ?

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Lịch sử 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Phân phối chương trình Sử 11

a) Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập ;

b) Chỉ làm những việc mà mình thích ;

c) Phê phán những việc làm sai trái ;

d) Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình ;

đ) Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai ;

e) Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải ;

g) Bực tức và phê phán gay gắt những người không có cùng quan điểm với mình.

Gợi ý đáp án

Theo em, hành vi (a), (c), (e) biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải.

Câu 4

Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phái mà em biết.

Gợi ý đáp án

Em hãy kể một vài việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà em được nghe từ bố mẹ, hay đọc được từ trọng sách báo.

Câu 5

Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải.

Gợi ý đáp án

– Vàng thật, không sợ lửa.

– Nói phải củ cải cũng nghe.

Danh ngôn

“Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận”

Câu 6

Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải ?

Gợi ý đáp án

– Phải có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.

– Phải phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày.

– Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.

– Phải sống trung thực, thật thà và tôn trọng người khác.

– Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết GDCD 9 Bài 1: Chí công vô tư Giải Giáo dục công dân 9 trang 5, 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *