Bạn đang xem bài viết ✅ GDCD 7 Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội Giáo dục công dân lớp 7 trang 50 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 7 trang 50, 51, 52, 53, 54, 55 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội.

Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần Khám phá, Luyện tập, Vận dụng của bài 9 trong sách giáo khoa GDCD 7 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Giáo dục công dân 7 cho học sinh của mình theo sách mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Mở đầu GDCD 7 Kết nối tri thức bài 9

Theo em, học sinh dễ bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội nào nhất?

Trả lời

Theo em, học sinh dễ bị lôi kéo vào tệ nạn nghiện chơi game online

Khám phá GDCD 7 Kết nối tri thức bài 9

Em hãy quan sát các tranh, đọc những trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Nhận xét về hành vi sai trái trong những bức tranh và trường hợp trên. Nêu hậu quả của những hành vi đó

b) Theo em, tệ nạn xã hội là gì?

c) Hãy kể tên các loại tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay.

Trả lời

a) Nhận xét:

  • Bức tranh 1: Hành vi đua xe trái phép => tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân và người khác.
  • Bức tranh 2: Hành vi đánh bài ăn tiền => ảnh hưởng kinh tế bản thân và gia đình, gây nên những hệ lụy nguy hiểm như nợ nần, cướp bóc, gia đình bất hòa, xã hội bất ổn.
  • Bức tranh 3: Hành vi nghiện rượu => ảnh hưởng đến tâm lí, sức khỏe cho bản thân người sử dụng cũng như toàn xã hội.
  • Tình huống 1: Ma túy => Tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình, gây ra nhiều tệ nạn khác như: trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của.
  • Tình huống 2: Mê tín dị đoan=> ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng.
Tham khảo thêm:   Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ban hành quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội

b) Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội,vi phạm đạo đức và pháp luật mang tính phổ biến, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.

c) Các loại tệ nạn xã hội phổ biến:

  • Tệ nạn mại dâm.
  • Tệ nạn cờ bạc
  • Đua xe trái phép.
  • Tham nhũng.
  • Buôn lậu.

Luyện tập GDCD 7 Kết nối tri thức bài 9

Luyện tập 1

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Những người mắc tệ nạn xã hội đều là người xấu.

b) Trẻ em mắc vào tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của bản thân.

c) Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của riêng cơ quan công an.

Trả lời

a) Không đồng tình. Bởi vì có những người mắc phải tệ nạn xã hội là do bị đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo.

b) Đồng tình. Bởi vì hậu quả mà tệ nạn xã hội đem lại rất nghiêm trọng. Đặc biệt là đối với trẻ em nếu như không kịp thời ngăn chặn hành vi tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng xấu đến thể chất, tinh thần.

c) Không đồng tình. Bởi vì phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm là trách nhiệm của tất cả mọi người.

Luyện tập 2

Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào dưới đây? Vì sao?

a) L rủ các bạn trong lớp cả cược bóng đá, ai thua thì sẽ phải bỏ tiền mua đồ ăn sáng cho những người thắng.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 29 /2014/TT-BTC Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

b) Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình.

c) H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói.

Trả lời

a) Không đồng tình. Đó là hành vi cá cược đem lại ảnh hưởng xấu cho môi trường học đường.

b) Không đồng tình. Bởi bà N đang vi phạm quy định của pháp luật về việc buôn bán, vận chuyển ma túy.

c) Đồng tình. Bởi vì bà H có ý thức làm chủ bản thân, không tham gia vào tệ nạn mê tín dị đoan.

Luyện tập 3

Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:

a) Thời gian gần đây, trong bản của A có một số trẻ nhỏ bị sốt và nổi ban đỏ trên cơ thể nên người dân vô cùng lo lắng. Thầy mo bảo rằng trong bản đang bị nhiều ma quỷ quấy rối và yêu cầu mọi người đóng tiền để làm lễ cúng trừ tà.

b) Gần đây, M thấy anh trai gieo trồng một giống cây lạ trong vườn và chăm sóc rất cẩn thận. M tò mò muốn biết anh trồng cây gì nên nhiều lần gặng hỏi nhưng anh không trả lời, anh chỉ nói rằng những cây đó bán được rất nhiều tiền. Cảm thấy nghi ngờ, M đã lên internet tìm hiểu và phát hiện những cây mà anh trai đang trồng rất giống cây cần-sa một loại cây dùng để điều chế ma túy.

c) Mồng Hai Tết, S được anh trai dẫn qua nhà một người bạn chơi. Khi đến nơi, S thấy một số người đang tụ tập đánh bài ăn tiền. Anh trai S không mang tiền nên ngỏ ý muốn mượn tiền mừng tuổi của S để chơi cùng mọi người. Anh còn hứa sẽ cho S tất cả số tiền thắng được.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về câu nói Hãy khát vọng chứ đừng tham vọng 3 đoạn văn mẫu lớp 12

Nếu là A, M, S trong các tình huống trên, em sẽ xử lí thế nào?

Trả lời

a) Nếu là A, em sẽ thuyết phục mọi người không nên tin và làm theo lời thầy mo thay vào đó khuyến khích mọi người nên mang một số trê nhỏ có dấu hiệu bệnh đến bệnh viện để kiểm tra kẻo tiền mất tật mang.

b) Nếu là M, em sẽ nói với anh trai để kiểm tra lại giống cây đó. Nếu đúng là cây cần sa, em sẽ khuyên nhủ anh trai dừng ngay việc chăm bón, nuôi trồng cây cần sa, bởi vì như vậy là anh đang vi phạm pháp luật, không những sẽ bị phạt tù mà còn để lại hậu quả ảnh cho xã hội.

c) Nếu là S, em sẽ từ chối cho anh trai mượn tiền và khuyên anh trai về nhà và tránh xa và không tham gia vào tệ nạn cờ bạc.

Luyện tập 4

Em hãy chia sẻ những việc bản thân đã làm để phòng chống tệ nạn xã hội.

Trả lời

Những việc đã làm để phòng chống tệ nạn xã hội:

  • Phấn đấu học tập rèn luyện tốt
  • Sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp mọi người không sa vào tệ nạn xã hội.
  • Khi phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật phải báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo, cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn
  • Tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương

Vận dụng GDCD 7 Kết nối tri thức bài 9

Em hãy vẽ một bức tranh phê phán các tệ nạn xã hội và thuyết minh giới thiệu sản phẩm với cả lớp.

Trả lời

(1) Tranh tuyên truyền về phòng chống ma túy

Tranh tuyên truyền về phòng chống ma túy

(2) Tranh phê phán tệ nạn rượu bia

ranh phê phán tệ nạn rượu bia

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết GDCD 7 Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội Giáo dục công dân lớp 7 trang 50 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *