Bạn đang xem bài viết ✅ GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân Giáo dục công dân lớp 6 trang 27 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần khởi động, khám phá và phần luyện tập vận dụng trang 27→33 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải GDCD 6 bài 6 Cánh diều giúp các em hiểu được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân. Giải GDCD 6 bài 6 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn GDCD 6 Bài 6 Tự nhận thức bản thân mời các bạn cùng tải tại đây.

I. Khởi động GDCD trang 27

Đặt bàn tay trái của mình lên giấy rồi dùng bút vẽ hình bản tay sao cho bằng với kích cỡ, hình đáng thực của bàn tay. Điện vào bàn tay vừa hoàn thành trên giấy những nội dung sau:

Ngón cái: 3 đêm mạnh (ưu điểm) của em.

Ngón trỏ: 1 mục tiêu của em trong năm học này.

Ngón giữa: 1 điều em từng mơ ước đạt được.

Ngớn áp út: 3 điều quan trọng nhất với em.

Ngón út: 3 điểm yếu (hạn chế) của em. Em hãy cha sẻ với các bạn về bàn tay ninh vừa vẽ nhé

Gợi ý đáp án

– Ngón cái: 3 điểm mạnh (ưu điểm) của em: Tự tin, chăm chỉ, hòa đồng.

– Ngón trỏ: 1 mục tiêu của em trong năm học này: Đạt danh hiệu HS giỏi.

– Ngón giữa: 1 điều em từng mơ ước đạt được: Được đi tắm biển.

– Ngón áp út: 3 điều quan trọng nhất với em: Gia đình, sức khỏe, bạn bè.

– Ngón út: 3 điểm yếu (hạn chế) của em: Nói nhỏ, ăn chậm, bị cận.

II. Khám phá GDCD 6 trang 27, 28, 29, 30

1. Tự nhận thức bản thân

a. Đọc thông tin sau trả lời câu hỏi:

Từ lời khuyên của cô giáo Ngọc đã làm gì để vượt qua trở ngại của bản thân?

b. Quan sát hình ảnh trả lời câu hỏi:

Em hiểu thế nào là tự nhận thức bản thân.

Tham khảo thêm:   Quyết định về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam

Gợi ý đáp án

a.

– Từ lời khuyên của cô giáo, Ngọc đã đặt mục tiêu khám phá điểm mạnh, điểm yếu và cố gắng vượt qua thử thách của môn Khoa học tự nhiên.

b.

– Điểm mạnh của bản thân:

+ Em là một người trung thực, biết tự lập và quan tâm mọi người.

+ Em có quyết tâm và mong muốn học tập tốt.

+ Em luôn ngoan ngoãn và nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô.

+ Em chăm chỉ làm việc nhà phụ giúp bố mẹ.

– Điểm yếu của bản thân:

+ Thỉnh thoảng em còn ham xem tivi.

+ Em chưa nhiệt tình trong các công việc của lớp.

+ Em đã có lần nói dối bố mẹ để đi chơi.

– Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân.

2. Ý nghĩa của nhận thức bản thân

Đọc thông tin trả lời câu hỏi:

a. Những nội dung nào trong thông tin trên cho thấy Quân đã tự tin vào bản thân?

b) Theo em, tự nhận thức bản thân có ý nghĩa như thể nào đỗi với mỗi chúng ta?

Gợi ý đáp án

a. Những nội dung nào trong thông tin trên cho thấy Quân đã tự tin là: Quân xác định rõ mục tiêu của mình đặt mục tiêu quan trọng nhất là việc học.

b. Theo em, tự nhận thức bản thân có ý nghĩa:

Tự nhận thức đúng đắn về bản thân giúp chúng ta tin tưởng vào những giá trị của chính mình để phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm và kiên định với những mục tiêu đã đặt ra.

3. Cách tự nhận thức bản thân

Các bạn học sinh dưới đây sử dụng ưu điểm gì để tự nhận thức bản thân?

Ngoài các cách trên em còn biết nhận thức bản thân như thế nào?

Gợi ý đáp án

Các bạn học sinh dưới đây sử dụng ưu điểm để nhận thức bản thân là:

– Hình 1: Bạn Mai suy ngẫm về ước mơ, sở thích và ưu điểm, nhược điểm của bản thân.

– Hình 2: Bạn Tiến học hỏi về ưu điểm của bạn Hiếu (học sinh giỏi trong lớp), so sánh mình với tấm gương người tốt để nhận thức bản thân.

– Hình 3: Tập trung nghe cô giáo giảng bài, lấy lời khen cô giáo làm động lực.

– Hình 4: Bạn Tuấn đang lên kế hoạch thay đổi bản thân, đề ra mục tiêu “Tự tin nói trước đám đông”.

III. Luyện tập GDCD 6 trang 31

Câu 1

Trong những việc làm sau, việc nào nên làm, việc nào không nên làm để tự nhận thức bản thân? Vì sao?

A. Tự suy nghĩ về những nhược điểm của mình để sửa chữa.

B. Hỏi những người thân và bạn bè về ưu điểm, nhược điểm của mình.

Tham khảo thêm:   Giải bài tập hóa học bằng phương pháp đồ thị Tài liệu ôn tập môn Hóa học lớp 12

C. Xem bói đề tìm hiểu các đặc điểm của bản thân.

D. Thường xuyên đặt ra các mục tiêu và tự đánh giá việc thực hiện mục tiêu.

E. Luôn tự trách bản thân, ngay cả khi không có khuyết điểm.

Gợi ý đáp án

Việc nên làm:

A. Tự suy nghĩ về những nhược điểm của mình để sửa chữa.

D. Thường xuyên đặt ra các mục tiêu và tự đánh giá việc thực hiện mục tiêu.

B. Hỏi những người thân và bạn bè về ưu điểm, nhược điểm của mình.

Không nên làm:

E. Luôn tự trách bản thân, ngay cả khi không có khuyết điểm. => Bạn không nên làm thế vì như vậy sẽ làm nhụt đi ý chí và sự tự tin của bạn.

C. Xem bói đề tìm hiểu các đặc điểm của bản thân.=> Chỉ có bản thân mới biết bạn có ưu nhược điểm gì.

Câu 2

Hồng rất tự tin vào những ưu điểm của bản thân. Mặc dù hát không hay, nhưng Hỏng luôn mơ ước trở thành một ca sĩ nỏi tiếng. Hỏng nghĩ rằng, muốn làm ca sĩ thì không cần phải hát hay, chỉ cần xinh đẹp, ăn mặc thời trang, biết nhảy múa là được.

Em có đồng ý với suy nghĩ của Hồng không? Vì sao?

Gợi ý đáp án 

Em không đồng ý với suy nghĩ của Hồng vì bản thân bạn phải có tài năng, thực lực về ca sĩ thì bạn mới có thể trở thành ca sĩ được.

a, Minh sử dụng cách thức là đọc báo để biết được những tấm gương có hoàn cảnh như mình.

b, Để tự nhận thức bản thân tốt hơn, theo em bạn Minh nên áp dụng thêm cách thức so sánh, nhận xét đánh giá của người khác về mình, lập kế hoạch phát huy ưu điểm, tự đánh gía điểm mạnh điểm yếu của bản thân.

Câu 3

Bạn Minh ở lớp 6A có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên thường cảm thấy tự ti, mặc cảm về bản thân, nhiều lúc rất muốn thôi học. Một lần, Minh đã đọc trên báo về một tấm gương vượt khó, cũng có hoàn cảnh khó khăn như mình, nhưng đã nỗ lực vươn lên trở thành một sinh viên ưu tú, được ra nước ngoài học tập và thành đạt. Minh đã quyết tâm lấy tắm gương đó làm động lực để mình học giỏi và đạt được mơ ước.

a) Minh đã sử dụng cách thức nào để tự nhận thức bản thân?

b) Để tự nhận thức bản thân tốt hơn, theo em bạn Minh nên áp đụng thêm cách thức nào nữa

IV. Vận dụng GDCD 6 trang 33

Câu 1

Em hãy sưu tầm những câu chuyện nói về những người biết phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm của bản thân để hiện thực hiện ước mơ của minh.

Gợi ý đáp án

Tham khảo thêm:   Đề thi Đại học môn Tiếng Pháp khối D Kỳ thi đại học năm 2012

Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Thư gửi cán bộ và chiến sĩ Hải quân”, Báo Nhân dân đăng số 4147, ngày 11 tháng 8 năm 1965.

Ngày 11 tháng 8 “Các chú hãy ra sức phát huy ưu điểm, sữa chữa nhược điểm, khó không nản, thắng không kiêu, cùng với đơn vị bạn và nhân dân quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, ủng hộ cách mạng giải phóng miền Nam tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà”

Nhân dịp Kỷ niệm 10 năm Ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân, Bác Hồ đã gửi thư chúc mừng và biểu dương thành tích trong xây dựng, chiến đấu và chiến thắng của Hải quân; đồng thời, Người nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Hải quân cần tiếp tục phát huy truyền thống và thành tích đã đạt được, chủ động khắc phục khó khăn, gian khổ, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Nhờ những lời kêu gọi đó quân và dân ta đã khắc phục nhược điểm, chung tay đồng lòng kháng chiến chống Mĩ.

Câu 2

Hãy xác định những điều em thấy hài lòng và những điều em chưa hài lòng về bản thân trong cuộc sống. Lập kế hoạch phát huy những điều em hài lòng và khắc phục những điều em chưa hài lòng theo bảng dưới đây:

Những điều hài lòng

Cách phát huy

Những điều chưa hài lòng

Cách khắc phục

Gợi ý đáp án

* Định hướng (gợi ý):

– Em hãy dành 15 phút xác định những điều em thấy hài lòng và những điều em chưa hài lòng về bản thân trong cuộc sống.

– Lập kế hoạch phát huy những điều em hài lòng và khắc phục những điều em chưa hài lòng.

* Bài mẫu:

Những điều hài lòng

Ngoại hình dễ nhìn, cao ráo

Cách phát huy

Chăm sóc sức khỏe bản thân, tập luyện thể dục thường xuyên

Tự tin trước đám đông

Tự tin vào bản thân, luôn giữ thái độ lạc quan, tích cực

Luôn ngoan ngoãn, chăm chỉ nghe lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thầy cô

Tự giác học tập, nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô

Thân thiện, hòa đồng, vui vẻ

Luôn có thái độ vui vẻ, tích cực, giúp đỡ mọi người

Những điều chưa hài lòng

Xem phim nhiều

Cách khắc phục

Ít xem phim lại, tham gia các hoạt động tập thể khác

Chưa tự giác thức dậy sớm, phải nhờ mẹ nhắc nhở

Tự đặt báo thức và rèn thói quen dậy sớm

Chưa tham gia được nhiều hoạt động tại địa phương

Quan tâm đến các hoạt động phù hợp với lứa tuổi địa phương, tích cực tham gia với các bạn địa phương

Viết chữ chưa đẹp

Tự luyện viết chữ, cố gắng mỗi ngày, đặt mục tiêu viết chữ đẹp hơn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân Giáo dục công dân lớp 6 trang 27 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *