Bạn đang xem bài viết ✅ Đọc: Băng tan – Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 2 Bài 27 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Băng tan giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 120, 121. Qua đó, cũng hiểu rõ hơn ý nghĩa bài Tập đọc Băng tan – Tuần 33.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài đọc Băng tan của Bài 27 Chủ đề Vì một thế giới bình yên theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Wikihoc.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết đọc tuần 33.

Soạn Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức trang 120, 121

Khởi động

Kể tên một số hiện tượng thiên tai và cho biết hậu quả của chúng.

Trả lời:

Một số hiện tượng thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

Một số hiện tượng thiên tai

Hậu quả

Bão

Gây mưa lớn, lũ lụt, úng ngập, nước biển dâng cao, gió mạnh, đôi khi còn kém theo tố lốc, vòi rồng làm đổ cây cối nhà cửa, hư hại tàu thuyền gây thiệt hại lớn cho mùa màng và đời sống con người.

Lốc

Thiệt hại về người cũng như về cơ sở hạ tầng.

Lũ lụt, lũ quét

– Gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Lượng nước lũ dâng cao bao phủ phần đất liền, mang theo cả bùn đất, chất thải công nghiệp lẫn sinh hoạt trong dòng nước lũ….

– Gây ra con số thương vong cao nhất, cùng lúc cướp đi sinh mạng của nhiều người và cuốn trôi nhiều tài sản như hoa màu, nhà cửa, gia súc,..phá hoại cơ sở vật chất, giao thông đường bộ.

Sạt lở đất

Phá huỷ tài sản, nông sản, vật nuôi, gia súc, gia cầm các công trình kiến trúc và hơn hết là cả sinh mạng của con người.

Xâm nhập mặn

– Gây ra sự thiếu hụt nước cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân.

– Điều kiện vệ sinh yếu kém do thiếu nước sạch dẫn tới nguy cơ cao bùng phát dịch sốt xuất huyết và chân tay miệng.

– Xâm nhập mặn khiến nhiều diện tích lúa, cây ăn quả, canh tác thuỷ sản bị thiệt hại.

– Nước mặn phá huỷ cấu trúc đất, giảm khả năng phát triển của rễ cây, giảm khả năng thẩm thấu và thoát nước trong đất, gây thiếu khí cho sự phát triển của bộ rễ.

– Sử dụng nước nhiễm mặn để tưới cho cây trồng khiến cây bị sốc mặn, gây rụng lá, hoa, trái hàng loạt, và có thể dẫn đến chết cây.

Hạn hán

Là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật thậm chí là chiến tranh do xung đột nguồn nước. Hạn hán tác động đến môi trường như hủy hoại các loài thực vật, các loài động vật, quần cư hoang dã, làm giảm chất lượng không khí, nước, làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, xói lở đất.

Mưa đá

Trong cơn dông mưa đá thường kèm theo gió rất mạnh, có khi là gió lốc kèm theo mưa đá, sức tàn phá hết sức khủng khiếp do gió mạnh và xoáy gây ra. Ngoài gió rất mạnh ra thì bản thân những hòn mưa đá cũng có khi gây ra đổ nhà, tàn phá cây cối, thậm chí chết người.

Động đất

– Phá vỡ, hư hỏng, suy sụp các công trình xây dựng, thay đổi cấu tạo địa chất, gây ra sóng thần, hỏa hoạn…

– Khiến cho các sinh hoạt của con người bị gián đoạn, ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế, trực tiếp ảnh hưởng tới tính mạng con người, làm lây lan dịch bệnh…

Tham khảo thêm:   Đơn đề nghị công nhận điểm du lịch Giấy xin phép công nhận điểm du lịch

Bài đọc

BĂNG TAN

Trái Đất nóng lên là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng băng tan ở cả Nam Cực và Bắc Cực.

Băng tan làm thay đổi môi trường sống của nhiều loài động vật khiến chúng có nguy cơ tuyệt chủng. Điển hình là loài gấu Bắc Cực. Với tình trạng băng tan như hiện nay, gấu Bắc Cực buộc phải bơi xa hơn để kiếm ăn, mất dần môi trường sống. Cùng cảnh ngộ đó, chim cánh cụt ở Nam Cực cũng không có nguồn thức ăn và mất nơi cư trú.

Băng tan khiến mực nước biển dâng cao và làm thay đổi bản đồ thế giới. Khi biển xâm nhập sâu vào đất liền, các vùng đất ven biển nhiễm mặn ngày càng nhiều, nước ngọt sẽ ít hơn. Các đảo và quần đảo có thể bị nhấn chìm. Con người có thể mất đất, mất nhà.

Để thoát khỏi những thảm họa do băng tan, con người cần chung tay bảo vệ môi trường. Đó cũng là cách bảo vệ sự sống của chính mình và nhân loại.

(Theo Trịnh Xuân Thuận)

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng băng tan?

Trả lời:

Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng băng tan là trái đất nóng lên.

Câu 2: Nêu những hậu quả do băng tan gây ra đối với:

Băng tan

Trả lời:

Những hậu quả do băng tan gây ra đối với:

– Cuộc sống của con người:

  • Khiến mực nước biển dâng cao và làm thay đổi bản đồ thế giới.
  • Khi biển xâm nhập sâu vào đất liền, các vùng đất ven biển nhiễm mặn ngày càng nhiều, nước ngọt sẽ ít hơn.
  • Các đảo và quần đảo có thể bị nhấn chìm.
  • Con người có thể mất đất, mất nhà.
Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 năm 2022 - 2023 (Sách mới) Ôn thi học kì 2 lớp 6 môn GDCD sách KNTT, CTST, Cánh diều

– Môi trường sống của động vật:

  • Làm thay đổi môi trường sống của nhiều loài động vật khiến chúng có nguy cơ tuyệt chủng.
  • Gấu Bắc Cực buộc phải bơi xa hơn để kiếm ăn, mất dần môi trường sống.
  • him cánh cụt ở Nam Cực cũng không có nguồn thức ăn và mất nơi cư trú.

Câu 3: Chỉ ra nội dung mỗi phần trong bài Băng tan.

Băng tan

Trả lời:

– Phần đầu: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng băng tan.

– Phần chính: Hậu quả do băng tan gây ra đối với cuộc sống của con người và môi trường sống của động vật.

– Phần cuối: Thông điệp và giải pháp ngừa hiện tượng băng tan.

Câu 4: Bài đọc giúp em có thêm những hiểu biết gì?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đọc: Băng tan – Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 2 Bài 27 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *