Bạn đang xem bài viết ✅ Đoạn văn về quá trình thực dân phương Tây xâm lược ở một nước trong khu vực Đông Nam Á Giải Lịch sử 11 Bài 5 Kết nối tri thức ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, viết một bài (khoảng 300 chữ) về quá trình thực dân phương Tây xâm lược và thiết lập nền thống trị ở một nước trong khu vực Đông Nam Á mang đến 2 câu trả lời hay chính xác nhất.

Viết một bài (khoảng 300 chữ) về quá trình thực dân phương Tây xâm lược và thiết lập nền thống trị ở một nước trong khu vực Đông Nam Á giúp các bạn lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nắm vững kiến thức Lịch sử để biết cách trả lời câu hỏi phần Vận dụng Lịch sử 11 Bài 5. Đồng thời hiểu rõ được bản chất quá trình thực dân phương Tây xâm lược. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Đề bài: 

Sưu tầm tài liệu từ sách, báo, internet, viết một bài (khoảng 300 chữ) về quá trình thực dân phương Tây xâm lược và thiết lập nền thống trị ở một nước trong khu vực Đông Nam Á.

Mục Lục Bài Viết

Gợi ý 1

Từ giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở hầu hết các nước Đông Nam Á lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, kéo dài về chính trị, kinh tế, xã hội. Năm 1858, Pháp tiến hành nổ súng bắt đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Từ năm 1858 – 1884, triều đình nhà Nguyễn nhu nhược liên tiếp kí nhiều hiệp ước bán nước: hiệp ước Nhâm Tuất, hiệp ước Giáp Tuất, hiệp ước Hác măng và cuối cùng là hiệp ước Patonot. Với hiệp ước Patonot, Pháp chính thức áp đặt nền bảo hộ trên toàn Việt Nam. Như vậy sau gần 30 năm, với chủ trương lấn dần từng bước, kết hợp với việc dùng vũ lực với những thủ đoạn chính trị, Pháp đã cơ bản hoàn thành công cuộc chinh phục nước ta. Việt Nam bị chia cắt thành 3 xứ riêng biệt với ba cơ cấu hành chính riêng: xứ thuộc địa Nam Kỳ và hai xứ bảo hộ Bắc và Trung Kỳ. Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta, thực dân Pháp nhanh chóng thiết lập chế độ chính trị vô cùng phản động và chúng ra sức khai thác thuộc địa với mục đích vơ vét, xuất khẩu tư bản, bóc lột sức lao động và thị trường tiêu thụ. Cùng với đó là vô số chính sách đàn áp, bóc lột về chính trị, kinh tế, văn hóa. Đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.

Tham khảo thêm:   Công thức lực hướng tâm Công thức Vật lí 10

Gợi ý 2

Từ giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Pháp phát triển mạnh. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân lực khiến quốc gia này đẩy mạnh xâm chiếm các nước phương Đông. Lợi dụng các mối quan hệ đã có từ trước, đồng thời, lấy cớ bảo vệ đạo Thiên Chúa giáo, ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Do thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và quyết tâm kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn, cuối cùng Việt Nam đã rơi vào tay thực dân Pháp. Hiệp ước Patơnốt (6/6/1884) là hiệp ước cuối cùng, đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước thế lực xâm lăng, kết thúc giai đoạn tồn tại của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập. Trái ngược với thái độ của triều đình Huế, ngay từ đầu nhân dân Việt Nam đã đứng lên chiến đấu chống Pháp. Cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, dẻo dai, đều khắp, với tinh thần dũng cảm vô song… đã khiến thực dân Pháp phải chịu nhiều tổn thất, phải mất hơn 26 năm mới có thể hoàn thành cuộc chiến tranh xâm lược và thực dân Pháp còn phải mất thêm 11 năm nữa để tiến hành cuộc bình định quân sự mới tạm thời thiết lập được nền thống trị trên toàn cõi Việt Nam. Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần vương và tiến hành giảng hoà với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương. Dưới tác động từ cuộc khai thác này, Việt Nam dần dần trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến và bị biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp. Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc. Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu: thành thị mọc lên; một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu xã hội biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện; một số yếu tố tích cực, tiến bộ của văn minh phương Tây cũng từng bước du nhập vào Việt Nam.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Laylalay

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đoạn văn về quá trình thực dân phương Tây xâm lược ở một nước trong khu vực Đông Nam Á Giải Lịch sử 11 Bài 5 Kết nối tri thức của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *