Bạn đang xem bài viết ✅ Định luật Newton: công thức và ý nghĩa 3 Định luật Newton ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Định luật Newton là gì? 3 Định luật Newton gồm những gì? Công thức tính định luật newton ra sao? Là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh quan tâm. Chính vì vậy trong bài viết dưới đây Wikihoc.com giới thiệu đến các bạn toàn bộ kiến thức về 3 Định luật Newton.

3 Định luật Newton giúp các bạn học sinh lớp 10, 11 nhanh chóng nắm được toàn bộ kiến thức về phát biểu định luật, công thức mở rộng, hệ quy chiếu quán tính và kỹ năng giải bài tập về định luật Newton. Từ đó nhanh chóng giải được các bài tập Vật lí. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu Định luật Newton, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

I. Định luật 1 Newton

1. Định luật I – Niutơn

Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều

Tham khảo thêm:   Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 11 bộ Cánh diều (15 môn) Đáp án tập huấn sách giáo khoa lớp 11 năm 2023 - 2024

2. Quán tính

Là tính chất vật lý gắn liền với mọi vật chuyển động, nó có xu hướng bảo toàn vận tốc của vật cả về hướng và độ lớn.

– Biểu hiện của quán tính

  • Xu hướng giữ nguyên trạng thái đứng yên => Ta nói vật có “tính ì”
  • Xu hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động => Ta nói vật chuyển động có “đà”

3. Hệ quy chiếu quán tính

Là hệ quy chiếu gắn vào vật mốc đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.

Trong hệ quy chiếu quán tính không có lực quán tính.

4. Hệ quy chiếu phi quán tính

Là hệ quy chiếu gắn vào vật mốc chuyển động có gia tốc.

Trong hệ quy chiếu phi quán tính xuất hiện lực quán tính

II. Định luật 2 Newton

1. Định luật

Véctơ gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của véctơ gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của véctơ lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

overrightarrow a = frac{{overrightarrow F }}{m} hay overrightarrow F = moverrightarrow a

Trong đó:

+ overrightarrow F = {overrightarrow F _1} + {overrightarrow F _2} + ... + {overrightarrow F _n} hợp của các lực tác dụng vào vật (N)

+ m: khối lượng của vật (kg)

+ a: gia tốc của vật (m/s2)

Các yếu tố của véctơ lực:

– Điểm đặt là vị trị mà lực đặt lên vật

– Phương, chiều: là phương và chiều của gia tốc mà lực gây ra cho vật

– Độ lớn: F = ma

– Đơn vị: N (Niutơn) (1N = 1kg.m/{s^2})

2. Khối lượng và mức quán tính.

Khối lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.

Tham khảo thêm:   Quyết định 288/QĐ-BTP Phấn đấu giảm đến 20% số vi phạm pháp luật liên quan đến thanh, thiếu niên

Vật có khối lượng càng lớn thì mức quán tính càng lớn và ngược lại

– Tính chất của khối lượng:

+ Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.

+ Khối lượng có tính chất cộng.

3. Trọng lượng.

Trọng lượng (độ lớn của trọng lực) của vật tỉ lệ thuận với khối lượng của nó.

overrightarrow P = moverrightarrow g

– Trong lượng P luôn hướng thẳng đứng xuống dưới và có độ lớn: P = mg

Điều kiện cân bằng của một chất điểm

Hợp của tất cả các lực tác dụng lên nó bằng overrightarrow 0

overrightarrow F = {overrightarrow F _1} + {overrightarrow F _2} + ... + {overrightarrow F _n} = overrightarrow 0

III. Định luật 3 Newton

1. Sự tương tác giữa các vật

Khi một vật tác dụng lên vật khác một lực thì vật đó cũng bị vật kia tác dụng ngược trở lại một lực. Ta nói giữa 2 vật có sự tương tác.

2. Định luật

Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối.

{overrightarrow F _{AB}} = - {overrightarrow F _{BA}}

3. Lực và phản lực

Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.

Đặc điểm của lực và phản lực :

+ Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.

+ Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.

Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối.

+ Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.

Tham khảo thêm:   Bài tuyên truyền phòng chống cháy nổ Tuyên truyền về công tác phòng cháy chữa cháy

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Định luật Newton: công thức và ý nghĩa 3 Định luật Newton của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *