Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 9 Bài 7: Công nghiệp Soạn Địa 9 sách Kết nối tri thức trang 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Địa lí 9 Bài 7: Công nghiệp giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 9 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 7 Chương 2: Địa lí các ngành kinh tế. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi Địa lí 9 Kết nối tri thức Bài 7

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố công nghiệp

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục a, hãy phân tích vai trò của các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp nước ta.

Trả lời:

– Vị trí địa lí: nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, khu vực phát triển năng động trên thế giới, thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển công nghiệp.

– Khoáng sản: cơ cấu đa dạng, một số loại có trữ lượng lớn như than đá, than nâu, khí tự nhiên, dầu mỏ, đá vôi, a-pa-tít, bô-xít,… thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất kim loại.

– Nguồn nước: mạng lưới sông ngòi dày đặc, nước ngầm dồi dào cung cấp nước cho các ngành công nghiệp. Sông chảy qua địa hình dốc có trữ năng thủy điện lớn, tạo điều kiện phát triển thủy điện. Các mỏ nước khoáng trữ lượng lớn như Quang Hanh, Kim Bôi, Vĩnh Hảo,… tạo thuận lợi phát triển ngành công nghiệp sản xuất đồ uống.

Tham khảo thêm:   Toán 3: Diện tích một hình Giải Toán lớp 3 trang 83, 84 sách Cánh diều - Tập 2

– Sinh vật: tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng, nhiều loài có giá trị kinh tế và giá trị dược liệu cao; nguồn hải sản dồi dào. Là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm.

– Các điều kiện khí hậu, địa hình: khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện phát triển nông nghiệp đa dạng, năng suất cao, cung cấp nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm. Có số giờ nắng cao, lượng bức xạ lớn, gió quanh năm là cơ sở phát triển điện mặt trời, điện gió.

– Hạn chế: phần lớn các mỏ khoáng sản nước ta có quy mô nhỏ, phân bố không tập trung, nhiều loại có nguy cơ cạn kiệt; khí hậu nhiệt đới ẩm làm tăng chi phí làm mát, bảo quản máy móc,…

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục b, hãy phân tích vai trò của các nhân tố kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp nước ta.

Trả lời:

– Dân cư và lao động: dân số đông (98,5 triệu người 2021), tạo thị trường tiêu thụ rộng lớn. Lực lượng lao động dồi dào, trình độ lao động ngày càng nâng lên, tạo điều kiện tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Lao động trong các làng nghề, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp có tay nghề cao, kinh nghiệm sản xuất phong phú.

– Chính sách: các chính sách công nghiệp như chính sách phân bố không gian và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, chính sách tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển công nghiệp,… tạo môi trường thuận lợi cho phát triển và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp.

– Thị trường trong nước và quốc tế ngày càng mở rộng, góp phần phát triển các ngành công nghiệp. Tham gia kí kết các hiệp định thương mại tự do, nhiều sản phẩm công nghiệp đã xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển.

Tham khảo thêm:   TOP phần mềm gỡ cài đặt miễn phí tốt nhất cho Windows

– Khoa học công nghệ, vốn và cơ sở vật chất kĩ thuật: tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào sản xuất như hệ thống điều khiển tự động, công nghệ nano, vật liệu mới, công nghệ sinh học,… nâng cao năng suất và giá trị các sản phẩm công nghiệp. Vốn đầu tư cho công nghiệp ngày càng tăng, chiếm 36,5% tổng vốn đầu tư cho các ngành kinh tế (2021). Cơ sở vật chất kĩ thuật được đầu tư phát triển hiện đại.

– Hạn chế: thị trường ngày càng cạnh tranh, cơ sở vật chất kĩ thuật một số ngành công nghiệp đã lạc hậu,…

2. Các ngành công nghiệp chủ yếu

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục a, hãy nêu khái quát sự phát triển của ngành công nghiệp nước ta.

Trả lời:

– Đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế cả nước, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất tăng nhanh, đạt hơn 13 0000 nghìn tỉ đồng năm 2021.

– Cơ cấu đa dạng: công nghiệp khai khoáng; công nghiệp chế biến, chế tạo (sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; dệt và sản xuất trang phục; chế biến gỗ; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất thiết bị điện;…); sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; cung cấp nước, hoạt động quản lí và xử lí rác thải, nước thải.

– Cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành có hàm lượng công nghệ cao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất được đẩy mạnh (công nghiệp xanh, công nghiệp phát thải các-bon thấp).

– Phân bố công nghiệp có những thay đổi, theo hướng phát huy thế mạnh của mỗi vùng. Hoạt động công nghiệp tập trung nhất ở một số vùng như Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục b và hình 7.1, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của một trong các ngành công nghiệp chủ yếu ở nước ta.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 3 Unit 7: Lesson 5 Unit 7 trang 120 Explore Our World (Cánh diều)

Hình 7.1

Trả lời:

– Công nghiệp dệt và sản xuất trang phục, sản xuất giày, dép:

+ Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng, sản lượng sản phẩm tăng nhanh.

+ Các sản phẩm được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

+ Các trung tâm dệt và sản xuất trang phục; sản xuất giày, dép lớn của cả nước là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định,…

+ Hiện nay đã ứng dụng công nghệ tự động hóa, in 3D, trí tuệ nhân tạo,… ngày càng phổ biến.

3. Vấn đề phát triển công nghiệp xanh

Dựa vào thông tin mục 3, hãy giải thích tại sao cần phát triển công nghiệp xanh.

Trả lời:

– Phát triển công nghiệp xanh sẽ giúp tái sử dụng các chất thải, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng, bảo vệ môi trường và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, đảm bảo sức khỏe của người dân và tạo ra các sản phẩm an toàn, thông qua sử dụng các công nghệ tiên tiến.

– Việc phát triển công nghiệp xanh ở nước ta sẽ giúp giải quyết một số vấn đề trong phát triển công nghiệp hiện nay như:

+ Giảm thiểu chất thải công nghiệp, từ đó khắc phục và giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường nhờ vận hành chuỗi sản xuất khép kín, tuần hoàn giữa các doanh nghiệp (đầu ra của doanh nghiệp ngày là đầu vào của doanh nghiệp khác).

+ Tạo ra sản phẩm công nghiệp chất lượng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường thế giới, chịu mức thuế thấp hơn khi xuất khẩu vào các thị trường này.

+ Tiết kiệm chi phí đầu vào, nhiên liệu, nguyên liệu và năng lượng trong sản xuất.

Giải Luyện tập – Vận dụng Địa lí 9 Kết nối tri thức Bài 7

Luyện tập 1

Vẽ sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta.

Luyện tập 2

Dựa vào bảng 7.3, hãy nhận xét sự thay đổi về sản lượng một số sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021.

Bảng 7.3

Vận dụng

Tìm hiểu về xu hướng phát triển công nghiệp xanh ở nước ta.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 9 Bài 7: Công nghiệp Soạn Địa 9 sách Kết nối tri thức trang 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *