Giải Địa lí lớp 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 7 sách Chân trời sáng tạo trang 117, 118, 119.
Qua đó, giúp các em nêu được những đặc điểm nổi bật về sự phân bố dân cư, tôn giáo ở Châu Á. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 6 Chương 2: Châu Á. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Câu hỏi Mở đầu Bài 6 Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
Vậy dân cư, xã hội của châu Á có những đặc điểm gì nổi bật? Phân bố dân cư và các đô thị ở châu Á như thế nào?
Trả lời:
Châu Á đông dân nhất thế giới, dân cư thuộc nhiều chủng tộc. Dân cư và đô thị phân bố không đều.
Trả lời câu hỏi nội dung Bài 6 Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
1. Đặc điểm dân cư
Câu 1: Dựa vào thông tin trong bài và bảng 6.1, em hãy:
- Cho biết số dân của châu Á năm 2020.
- Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của châu Á giai đoạn 2005 – 2020.
Trả lời:
– Dân số của châu Á năm 2020 là 4,64 tỉ người (không tính số dân của Liên bang Nga).
– Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của châu Á giai đoạn 2005 – 2020:
- Cơ cấu dân số trẻ với nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi chiếm 23,5% số dân (2020), nhưng đang có xu hướng giảm (năm 2005 chiếm 27,6% số dân, năm 2020 chiếm 23,5% số dân, giảm 4,1%).
- Tỉ trọng dân số từ 15 – 64 tuổi có sự biến động nhưng không đáng kể.
- Tỉ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên có xu hướng tăng (Năm 2005 chỉ chiếm 6,3% dân số, đến năm 2020 là 8,9%, tăng 2,6%).
Trả lời:
Dân cư châu Á phân bố không đồng đều giữa các quốc gia và khu vực do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội khác nhau:
- Các khu vực đông dân: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á.
- Các khu vực thưa dân: Bắc Á, một phần của Tây Á (A-rập-xê-út) và Trung Á.
Câu 3: Dựa vào hình 6.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định 10 đô thị đông dân nhất ở châu Á (không tính Liên bang Nga).
- Cho biết các đô thị lớn của châu Á thường tập trung tại khu vực nào? Vì sao?
Trả lời:
– 10 đô thị đông dân nhất ở Châu Á (không tính LB Nga):
1. Tô-ky-ô (Nhật Bản)
2. Niu Đê-li (Ấn Độ)
3. Thượng Hải (Trung Quốc)
4. Đắc-ca (Băng-la-đét)
5. Bắc Kinh (Trung Quốc)
6. Mum-bai (Ấn Độ)
7. Ô-xa-ca (Nhật Bản)
8. Ca-ra-si (Pa-ki-xtan)
9. Trùng Khánh (Trung Quốc)
10. I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ).
– Các đô thị lớn của châu Á thường tập trung ở khu vực ven biển do có điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất, trao đổi, buôn bán với các nước.
2. Tôn giáo ở châu Á
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm tôn giáo ở châu Á.
Trả lời:
Đặc điểm tôn giáo ở châu Á:
- Nơi ra đời của 4 tôn giáo lớn, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử văn hóa nhân loại: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo.
- Tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa, kiến trúc, du lịch và lễ hội của các quốc gia châu Á.
Giải Luyện tập – Vận dụng Địa lí 7 Bài 6 trang 119
Luyện tập
Dựa vào bảng 6.2, em hãy nhận xét sự thay đổi số dân và tỉ lệ dân thành thị của châu Á trong giai đoạn 2005 – 2020.
Trả lời:
Số dân và tỉ lệ dân thành thị của châu Á có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005 – 2020:
- Năm 2005, dân số châu Á là 3,98 tỉ người, năm 2020 là 4,64 tỉ người (tăng thêm 660 triệu người trong vòng 15 năm, trung bình mỗi năm tăng thêm 44 triệu người).
- Tỉ lệ dân thành thị năm 2020 là 50,9%, tăng 9,9% so với năm 2005.
Vận dụng
Em hãy thu thập thông tin về dân cư của tỉnh (thành phố) nơi em sinh sống dựa trên một số thông tin gợi ý sau: số dân, mật độ dân số, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên, cơ cấu dân số theo tuổi,…
Trả lời:
Ví dụ em sống ở thủ đô Hà Nội (số liệu năm 2020):
- Số dân: 8,24 triệu người.
- Mật độ dân số: 2 455 người/km2.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên 12,47%.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á Soạn Địa 7 trang 117 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.