Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 6 Bài mở đầu: Tại sao cần học địa lí? Soạn Địa 6 trang 100 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Địa lí 6 Bài mở đầu Tại sao cần học địa lí sách Cánh diều giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần hình thành kiến thức mới và luyện tập vận dụng trong SGK Lịch sử – Địa lí 6 trang 100, 101, 102.

Soạn Địa lý 6 Bài mở đầu Cánh diều được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác, là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Lịch sử – Địa lý 6 Cánh diều.

Lý thuyết Tại sao cần học địa lí?

1. Những câu hỏi chủ yếu khi học Địa lí?

– Câu hỏi: Cái gì? Ở đâu?

+ Khi học địa lí, em sẽ được tìm hiểu các đối tượng và hiện tượng địa lí: đồi núi, sông, các thành phố, các quốc gia, động đất, núi lửa phun trào, gió, bão,…

+ Các đối tượng và hiện tượng địa lí phân bố ở những địa điểm hay các khu vực trên Trái Đất. Các đối tượng địa lí đều có một vị trí địa lí xác định; các hiện tượng địa lí có thể diễn ra ở những nơi khác nhau trên Trái Đất.

=> Câu hỏi “Ở đâu?” đối với các hiện tượng địa lí thôi thúc em tìm hiểu về đặc điểm chung trong phân bố một loại hiện tượng nào đó. Ví dụ: Gió Tín phong phân bố ở đâu?

– Câu hỏi: Như thế nào? Tại sao?

+ Câu hỏi “Như thế nào?”: tìm câu trả lời về các thuộc tính của đối tượng và hiện tượng địa lí => Đòi hỏi chứng minh/đưa ra dẫn chứng cho lập luận của mình.

+ Câu hỏi “Tại sao?”: cần tìm ra được mối liên hệ và quan hệ giữa các hiện tượng địa lí (quan hệ nhân – quả). Ví dụ: Tại sao mọi nơi trên Trái Đất đều luân phiên có ngày và đêm? (Do Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục).

2. Những kĩ năng chủ yếu khi học Địa lí

– Sử dụng các công cụ học tập và tìm hiểu địa lí

  • Sử dụng bản đồ;
  • Phân tích biểu đồ và các số liệu thống kê;
  • Sử dụng các thiết bị: xác định phương hướng (la bàn), các tiện ích trên điện thoại thông minh (GPS, bản đồ trực tuyến,…).
Tham khảo thêm:   Xây dựng kịch bản với nội dung thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội Giải GDCD 7 Bài 11 Cánh diều

– Kĩ năng tổ chức học tập ở thực địa.

– Kĩ năng khai thác thông tin trên internet phục vụ học tập.

Phần kiến thức mới

1. Những câu hỏi chủ yếu khi học Địa lí

Câu hỏi Địa lí 6 sách Cánh Diều trang 101

Hãy đặt một số câu hỏi về “Cái gì?”, “Ở đâu?” gắn với các đối tượng và hiện tượng địa lí mà em gặp hằng ngày trong cuộc sống?

Trả lời:

Đặt một số câu hỏi về “Cái gì?”, “Ở đâu?”:

  • Cái gì tạo ra gió?
  • Cái gì tạo ra Trái đất?
  • Cái gì tạo ra sóng biển
  • Ở đâu thường có tuyết rơi?
  • Ở đâu có khí hậu nhiệt đới?
  • Ở đâu nóng nhất trên Trái Đất?

Hãy đặt một số câu hỏi về “Như thế nào?”, “Tại sao?” gắn với các đối tượng và hiện tượng địa lí mà em gặp hằng ngày trong cuộc sống?

Trả lời:

Đặt một số câu hỏi về “Như thế nào?”, “Tại sao?”:

  • Dầu mỏ hình thành như thế nào?
  • Thác nước hình thành như thế nào?
  • Kim cương hình thành như thế nào?
  • Tại sao các loại đất có màu không giống nhau?
  • Tại sao có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm?
  • Vì sao đáy biển lại tối tăm?

2. Những kỹ năng chủ yếu khi học Địa lí

Câu hỏi Địa lí 6 trang 101

Để học Địa lí tốt cần phải có các công cụ hỗ trợ nào?

Trả lời:

Để học Địa lí tốt cần phải có các công cụ hỗ trợ như:

  • Bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê
  • Các thiết bị xác định phương hướng, vị trí: La bàn, bản đồ trực tuyến, GPS, khí áp kế điện tử…

3. Địa lí và cuộc sống

Câu hỏi Địa lí 6 trang 102

Hãy kể tên một số hiện tượng địa lí đang diễn ra hằng ngày nơi em sống?

Trả lời:

Một số hiện tượng địa lí đang diễn ra hằng ngày nơi em sống:

  • Mưa rào
  • Lũ lụt
  • Thủy triều
  • Gió
  • Nắng
  • Động đất…

Phần luyện tập và vận dụng

Câu 1

Trong các câu hỏi chủ yếu khi học địa lí, em thích nhất trả lời câu hỏi nào? Vì sao?

Trả lời:

Trong các câu hỏi chủ yếu khi học địa lí, em thích nhất trả lời câu hỏi “Vì sao?”.

Vì khi trả lời được câu hỏi tại sao, em sẽ tìm ra được mối liên hệ và quan hệ giữa các hiện tượng địa lí. Để từ đó biết được một hiện tượng này có thể là kết quả của mối quan hệ với một hoặc một số hiện tượng địa lí khác, rất thú vị.

Câu 2

Hãy tìm kiếm thông tin trên internet hoặc các nguồn tài liệu khác để trình này một vấn đề bất kì về Trái Đất (ví dụ: các hành tinh trong hệ mặt trời, video về chuyển động của Trái Đất quanh trục và quanh Mặt Trời…)

Tham khảo thêm:   Soạn bài Đi tàu trên sông Von-ga trang 116 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 - Tuần 33

Trả lời:

Ví dụ: Tìm hiểu các hành tinh trong hệ Mặt trời: gồm có 8 hành tinh

Sao Thủy là hành tinh nằm gần nhất với Mặt trời, chỉ lớn hơn so với Mặt trăng của Trái đất một chút. Mặt ban ngày của nó bị hơ nóng bởi ánh nắng mặt trời, có thể đạt 450 độ C (840 độ F), nhưng vào ban đêm, nhiệt độ hạ xuống âm đến hàng trăm độ, dưới mức đóng băng.

Hành tinh thứ hai tính từ Mặt trời, sao Kim là hành tinh cực kỳ nóng, thậm chí còn nóng hơn cả sao Thủy. Bầu không khí của hành tinh này rất độc hại. Áp suất trên bề mặt sao Thủy sẽ nghiền nát và giết chết bạn.

Hành tinh thứ ba tính từ Mặt trời, Trái đất là một hành tinh nước (Waterworld), với hai phần ba hành tinh được bao phủ bởi đại dương và là hành tinh duy nhất được biết đến có tồn tại sự sống. Bầu khí quyển của Trái đất là giàu nitơ và oxy để duy trì sự sống. Bề mặt của Trái Đất quay quanh trục của nó với vận tốc 467 mét mỗi giây – khoảng hơn 1.000 mph (1.600 kph) – tại đường xích đạo. Hành tinh quay một vòng quanh Mặt trời với vận tốc 29 km mỗi giây.

Hành tinh thứ tư tính từ Mặt trời, sao Hỏa là một hành tinh đất đá và lạnh. Bụi bẩn là một oxit sắt, có mặt rất nhiều trên bề mặt hành tinh làm cho bề mặt nó hiện lên với màu đỏ đặc trưng. Hành tinh sao Hỏa có những điểm tương đồng với Trái đất: bề mặt đất đá, có núi và thung lũng, và hệ thống bão trải dài từ vị trí những cơn bão lốc xoáy – giống như cơn gió xoáy mang bụi – đến những cơn bão bụi nhấn chìm hành tinh. Bụi phủ kín bề mặt sao Hỏa và hành tinh sao Hỏa ngập tràn nước đóng băng. Các nhà khoa học cho rằng hành tinh sao Hỏa sẽ ngập tràn nước lỏng ngay khi nhiệt độ nóng lên, mặc dù hiện nay nó đang là một hành tinh lạnh và giống sa mạc.

Hành tinh thứ 5 tính từ Mặt trời, sao Mộc (Jupiter) là một hành tinh rất lớn, lớn nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta. Mộc tinh là một hành tinh khí khổng lồ, chứa chủ yếu là khí hiđrô và heli. Lớp khí quyển ngoài cùng hiện lên với nhiều dải mây ở những độ cao khác nhau, do kết quả của hiện tượng nhiễu loạn khí động và tương tác với những cơn bão tại biên.

Sao Thổ là hành tinh thứ 6 tính theo khoảng cách trung bình từ Mặt trời, được biết nhiều nhất là vành đai của nó. Khi Galileo Galilei lần đầu tiên nghiên cứu về sao Thổ, vào đầu những năm 1600, ông nghĩ rằng sao Thổ là một vật thể gồm có ba phần. Vì không biết Galileo Galilei đã nhìn thấy một hành tinh có vành đai, các nhà thiên văn học đã bối rối khi nhìn vào bản vẽ thu nhỏ – hành tinh có một vệ tinh lớn và hai vệ tinh nhỏ – trong ghi chú của Galileo Galilei, như một danh từ trong câu dùng để mô tả về khám phá.

Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên môn Văn - Sở GD và ĐT Hưng Yên (2008 - 2009) Đề thi môn Văn

Hành tinh thứ bảy tính từ Mặt trời, sao Thiên Vương là một hành tinh độc nhất. Nó là hành tinh khí khổng lồ duy nhất có đường xích đạo vuông góc với quỹ đạo của nó và gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của hành tinh. Các nhà thiên văn cho rằng hành tinh va chạm với một số vật thể khác có kích thước giống hành tinh trước kia, gây nghiêng. Độ nghiêng gây ra các mùa khắc nghiệt kéo dài hơn 20 năm và chu kỳ quỹ đạo của sao Thiên Vương bằng 84 năm Trái Đất. Thiên Vương tinh có kích thước giống với Hải Vương tinh. Khí metan trong khí quyển khiến cho sao Thiên Vương có màu lục – lam và có nhiều mặt trăng, vành đai mờ.

Hành tinh thứ 8 tính từ Mặt trời, Hải Vương tinh được biết đến nhờ những cơn gió mạnh nhất – đôi khi còn nhanh hơn tốc độ âm thanh. Sao Hải Vương nằm ở xa và lạnh. Hành tinh này nằm xa gấp 30 lần so với khoảng cách Trái đất tính từ Mặt trời. Hải Vương tinh là hành tinh đầu tiên được dự đoán sự tồn tại bằng cách sử dụng toán học, trước khi nó được phát hiện.

Ví dụ: Hiện tượng tự quay của Trái Đất.

– Hiện tượng tự quay của Trái Đất là sự quay của hành tinh Trái Đất xung quanh trục của nó. Trái Đất quay từ phía tây sang phía đông. Nhìn từ sao Bắc cực Polaris, Trái Đất quay ngược chiều kim đồng hồ.

– Bắc Cực, cũng được biết đến là Cực Bắc địa lí, là điểm ở Bán cầu Bắc mà trục quay của Trái Đất gặp bề mặt. Điểm này khác với Cực Bắc từ của Trái Đất. Nam Cực là điểm còn lại mà trục quay của Trái Đất gặp bề mặt, ở Châu Nam Cực.

– Trái Đất quay một vòng khoảng 24 giờ so với Mặt Trời và 23 giờ, 56 phút và 4 giây so với các ngôi sao.

– Do Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục còn làm cho các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng so với hướng chuyển động ban đầu.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 6 Bài mở đầu: Tại sao cần học địa lí? Soạn Địa 6 trang 100 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *