Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ Soạn Địa 6 trang 106 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Địa lí 6 Bài 2 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và luyện tập vận dụng bài Các yếu tố cơ bản trên bản đồ thuộc chương 1 Bản đồ – Phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất.

Giải Địa lý Lớp 6 Bài 2 Các yếu tố cơ bản trên bản đồ được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 7 trong quá trình giải bài tập.

Địa lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ

  • Câu hỏi Mở đầu Địa lí 6 Cánh diều Bài 2
  • Trả lời câu hỏi câu hỏi nội dung bài học Địa lí 6 Bài 2
  • Giải Luyện tập, vận dụng Địa lí 6 Bài 2 Cánh diều
  • Lý thuyết Các yếu tố cơ bản của bản đồ

Câu hỏi Mở đầu Địa lí 6 Cánh diều Bài 2

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác của một khu vực hoặc toàn bộ bề mặt Trái đất. Hiện nay, bản đồ đang trở thành phương tiện được sử dụng phổ biến trong cuộc sống thường ngày, trong điều hành công việc của các công ty, trong quản lí xã hội của các quốc gia,… Bản đồ không giống bức tranh vẽ, cũng không phải là một ảnh chụp. Vậy bản đồ có các yếu tố cơ bản nào?

Tham khảo thêm:   Nghị luận xã hội về hiện tượng hôi của (Dàn ý + 4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 9

Trả lời câu hỏi câu hỏi nội dung bài học Địa lí 6 Bài 2

Câu hỏi trang 107

Quan sát hình 2.2 và hình 2.3, hãy nhận xét về diện tích đảo Grin-len so với lục địa Nam Mỹ.

Hướng dẫn giải

Quan sát hình 2.2 và hình 2.3 em thấy:

  • Ở hình 2.2 khi phép chiếu bản đồ có dạng các đường kinh tuyến và vĩ tuyến đều là các đường thẳng thì diện tích đảo Grin-len nhỏ hơn không đáng kể so với lục địa Nam Mỹ.
  • Ở hình 2.3 khi phép chiếu bản đồ có các đường kinh tuyến chụm lại ở hai cực, các đường vĩ tuyến là những đường thẳng thì t thấy diện tích đảo Grin-len nhỏ hơn rất nhiều so với lục địa Nam Mỹ.

Câu hỏi trang 109

?Quan sát hình 2.6A và hình 2.6B, hãy cho biết yếu tố địa hình được thể hiện trên bảng chú giải nào.

?Quan sát hình 2.7, hãy cho biết trên hình đã sử dụng các loại kí hiệu nào và các dạng kí hiệu nào, lấy ví dụ.

Hướng dẫn giải

Theo em, yếu tố địa hình được thể hiện trên bảng chú giải 2.6A

Trên hình 2.7 đã sử dụng các loại kí hiệu và dạng kí hiệu:

  • Các loại kí hiệu:
    • kí hiệu điểm: cảng, trung tâm hành chính cấp tỉnh, cấp huyện
    • kí hiệu đường: đường sắt, đường ô tô
    • kí hiệu diện tích: Bãi cát ướt, bãi lầy…
  • Các dạng kí hiệu:
    • kí hiệu chữ: chợ, khu vui chơi giải trí, khách sạn
    • kí hiệu tượng hình: Đền, chùa; nhà thờ, bến xe, bệnh viện…

Câu hỏi trang 109

Quan sát hình 2.8 hãy cho biết có bao nhiêu cách để thể hiện tỉ lệ bản đồ. Đó là những cách nào?

Gợi ý trả lời

Quan sát hình 2.8, ta thấy có ba cách thể hiện tỉ lệ bản đồ. Đó là

  • Tỉ lệ số
  • Tỉ lệ thước
  • Tỉ lệ chữ

Tính khoảng cách trên bản đồ dựa vào tỉ lệ bản đồ

Câu hỏi trang 110

Dựa vào hình 2.9, hãy tính khoảng cách từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng.

Tham khảo thêm:   Đề thi khảo sát đầu năm Lớp 9 tỉnh Đăk Lăk môn Tiếng Anh Năm học 2012 - 2013

Gợi ý trả lời

Tính khoảng cách từ Bạc Liêu đến Sóc trăng

Lần lượt thực hiện các bước như hướng dẫn ở sgk ta đo được: 2,45cm.

Với 1cm trên bản đồ = 20km trên thực địa => Từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng dài: 20 x 2,45 = 49 (km).

Câu hỏi trang 112

Quan sát hình 2.12 và hình 2.13, hãy cho biết các hướng của OA, OB, OC và OD có trong mỗi hình.

Gợi ý trả lời

Quan sát H 2.12 ta thấy:

  • OA hướng bắc
  • OB hướng Đông
  • OC hướng Nam
  • OD hướng Tây

Quan sát H2.13 ta thấy:

  • OA hướng Đông Nam
  • OB hướng tây nam
  • OC hướng Bắc
  • OD hướng Đông Bắc

Giải Luyện tập, vận dụng Địa lí 6 Bài 2 Cánh diều

Câu 1

Để thể hiện toàn bộ Trái Đất thì giữa quả địa cầu và bản đồ, phương tiện nào thể hiện đúng hơn?

Gợi ý trả lời

Để thể hiện toàn bộ Trái Đất thì giữa quả địa cầu và bản đồ, theo em quả địa cầu thể hiện đúng hơn.Vì Trái Đất là hình cầu, nên ta sử dụng quả Địa Cầu để thể hiện thì bề mặt Trái Đất sẽ ít bị biến dạng nhất, đúng nhất.

Câu 2

Dựa vào các tỉ lệ sau: 1 : 100 000 và 1 : 9 000 000, hãy cho biết 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa ở mỗi tỉ lệ.

Gợi ý trả lời

  • Với tỉ lệ 1 : 100 000 thì 1cm trên bản đồ tương ứng với 1km trên thực địa
  • Với tỉ lệ 1 : 9 000 000 thì 1cm trên bản đồ tương ứng với 90km trên thực địa

Câu 3

Quan sát hình 2.2 và hình 2.3, hãy cho biết hình nào có độ chính xác hơn khi thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất lên bản đồ?

Gợi ý trả lời

Trong hai hình 2.2 và hình 2.3 thì hình 2.2 có độ chính xác hơn khi thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất lên bản đồ.

Câu 4

Khoảng cách thực tế từ Hà Nội đến Hải Phòng là khoảng 120km. Trên một bản đồ hành chính Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 10 cm. Vậy bản đồ có tỉ lên bao nhiêu?

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Dây tơ kết đôi

Gợi ý trả lời

Ta có:

10 cm trên bản đồ ứng với 120km trên thực địa

Vậy 1cm trên bản đồ ứng với: 120 : 10 = 12 (km thực địa)

=> Vậy tỉ lệ bản đồ là: 1 : 1 200 000

Lý thuyết Các yếu tố cơ bản của bản đồ

1. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

– Khi vẽ bản đồ, để chuyển bề mặt cong của Trái Đất sang mặt phẳng phải thu nhỏ bề mặt Trái Đất lên quả Địa Cầu rồi chuyển lên mặt phẳng thông qua các phép chiếu bản đồ.

– Tùy theo mục đích, yêu cầu của việc xây dựng bản đồ, vị trí, quy mô và hình dạng lãnh thổ để lựa chọn phép chiếu bản đồ phù hợp.

– Với mỗi phép chiếu bản đồ, lưới kinh vĩ tuyến có đặc điểm khác nhau.

2. Kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ

– Kí hiệu bản đồ:

+ 3 loại: kí hiệu điểm, kí hiệu đường và kí hiệu diện tích.

+ 3 dạng: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ và kí hiệu tượng hình.

– Chú giải bản đồ: gồm hệ thống kí hiệu và giải thích ý nghĩa của các kí hiệu đó để người sử dụng đọc được nội dung bản đồ.

– Đối với bản đồ địa hình: sử dụng đường đồng mức/thang màu để thể hiện địa hình trên bề mặt Trái Đất.

3. Tỉ lệ bản đồ

– Là yếu tố để xác định mức độ thu nhỏ khoảng cách khi chuyển từ thực tế sang thể hiện trên mặt phẳng bản đồ.

– 3 loại:

– Tính khoảng cách trên bản đồ dựa vào tỉ lệ bản đồ:

+ Tính khoảng cách thực tế giữa 2 điểm trên bản đồ: căn cứ vào tỉ lệ bản đồ.

+ Tính khoảng cách theo đường thẳng (đường chim bay) giữa 2 điểm: dùng compa/thước kẻ/mảnh giấy có cạnh thẳng.

4. Một số bản đồ thông dụng (2 nhóm)

– Bản đồ địa lí chung: thể hiện các đối tượng địa lí cụ thể trên bề mặt đất như địa hình, đất, sinh vật,…

=> Không tập trung làm nổi bật yếu tố nào.

– Bản đồ địa lí chuyên đề: tập trung thể hiện 1 – 2 đối tượng địa lí, các đối tượng chính được ưu tiên thể hiện.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ Soạn Địa 6 trang 106 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *