Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 6 Bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà Soạn Địa 6 trang 167 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Địa lý 6 Bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà giúp các em học sinh lớp 6 giải được các bài tập trong sách giáo khoa phần câu hỏi và phần luyện tập vận dụng. Đồng thời nhanh chóng nắm vững kiến thức về sông, nước ngầm.

Soạn Địa 6 Bài 18 trang 167 →169 sách Cánh diều được Wikihoc.com biên soạn đầy đủ với các nội dung trong SGK, giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Địa lí 6. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

Phần mở đầu

Đã bao giờ em tự hỏi: Sông bắt nguồn từ đâu? Sông lấy nước từ đâu? Nước trong sông có bao giờ khô cạn? Tại sao lại có các ốc đảo xanh tươi giữa hoang mạc? … Có hàng vạn câu hỏi liên quan đến sông, nước ngầm và băng hà mà chúng ta cần giải đáp.

Phần nội dung bài học Địa 6 Bài 18

Sông

Câu 1

Quan sát hình 18.1, hãy kể tên một con sông là phụ lưu và một con sông là chi lưu của sông Hồng?

Trả lời:

Quan sát hình 18.1, em thấy:

  • Tên một con sông là phụ lưu của sông Hồng: sông Đà, sông Lô
  • Tên một con sông là chi lưu của sông Hồng: Sông Đuống, sông Luộc, sông Đáy, sông Đài.

Câu 2

Trình bày mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cung cấp nước sông?

Tham khảo thêm:   Soạn bài Lá phổi xanh (trang 21) Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều Tập 2

Trả lời:

Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cung cấp nước sông:

  • Phần lớn các sông có nguồn cung cấp nước là mưa, đây thường là những sông lớn, chế độ nước rất rõ rệt, mùa mưa cũng là mùa lũ của sông.
  • Một số nơi vùng ôn đới, nguồn cung cấp nước của sông lại là băng hà, tuyết tan nên mùa lũ thường vào mùa xuân và đầu hè.
  • Một số sông lại có nguồn cung cấp nước là nước ngầm hoặc hồ, những sông này là những sông nhỏ, chế độ nước khá điều hòa. Cũng có sông có nhiều nguồn cung cấp nước, chế độ nước sông thường phức tạp, diễn biến của lũ thường khó lường.

Câu 3

Tại sao phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ?

Trả lời:

Phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ vì nó góp phần khai thác tốt nhất các giá trị của sông, hồ, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững.

Câu 4

Tại sao cần phải sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chất lượng nước sông, hồ?

Trả lời:

Cần sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chất lượng nước sông, hồ bởi nó có giá trị rất lớn đối với con người. Sông, hồ là nơi cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất; là nơi sinh sống của nhiều loại động vật, thực vật và là một trong những hệ thống đường giao thông, có giá trị về du lịch nghỉ dưỡng hay cả thủy điện… Nếu chúng ta không biết tiết kiệm và làm ô nhiễm nguồn nước sông, hồ thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống.

Nước ngầm và băng hà

Câu 1: Quan sát hình 18.2, hãy cho biết điều kiện để hình thành nước ngầm

Trả lời:

Điều kiện để hình thành nước ngầm là:

  • Nước mưa hay tuyết tan ngấm xuống đất và xuống sâu qua các tầng đá.
  • Bên dưới tầng chứa nước là đất sét hoặc vật liệu mịn không có khả năng thấm nước (tầng không thấm nước)
  • Tầng nước ngầm nằm giữa hai tầng không thấm nước.
Tham khảo thêm:   Quyết định 05/2017/QĐ-UBND về việc tổ chức làm việc vào buổi sáng thứ bảy hằng tuần Quy định tổ chức làm việc vào buổi sáng thứ bảy

Câu 2: Tại sao cần sử dụng tiết kiệm và tránh làm ô nhiễm nước ngầm?

Trả lời:

Cần sử dụng tiết kiệm và tránh làm ô nhiễm nước ngầm vì nước ngầm có vai trò rất quan trọng:

  • Nước ngầm được sử dụng nhiều trong đời sống và sản xuất.
  • Đặc biệt ở các vùng khô hạn, nước ngầm trở thành nguồn tưới, biến càng hoang mạc thành những vùng nông nghiệp trù phú.

Câu 3: Hãy nêu tầm quan trọng của băng hà?

Trả lời:

Tầm quan trọng của băng hà:

  • Băng hà giữ tới 99% lượng nước ngọt trên thế giới.
  • Băng tan là nguồn cung cấp nước quan trọng cho nhiều sông lớn như: sông Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công…

Phần luyện tập và vận dụng

Câu 1: Hãy kể tên các bộ phận của một dòng sông lớn. Lấy ví dụ

Trả lời:

Tên các bộ phận của một sông lớn là: phụ lưu và chi lưu

  • Phụ lưu là các sông đổ vào sông chính vào một con sông chính
  • Chi lưu là các sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.

* Ví dụ: Sông Thái Bình

  • Phụ lưu: sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam
  • Chi lưu: Sông Kinh Thầy, Sông Lạch Tray, Sông Văn Úc

Câu 2: Tại sao nói: Ở vùng khí hậu nhiệt đới, chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa?

Trả lời:

Khí hậu ở vùng nhiệt độ chia thành hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Trong khi đó, chế độ nước lại phụ thuộc vào lượng nước mưa. Do đó, mùa mưa chế độ nước nhiều và ngược lại mùa hạ chế độ nước ít

=> Ở vùng khí hậu nhiệt đới, chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa.

Tham khảo thêm:   Những thuật ngữ trong game DotA

Câu 3: Hãy cho biết một số biện pháp để hạn chế tình trạng ô nhiễm nước sông, hồ?

Trả lời:

Biện pháp hạn chế ô nhiễm nước sông, hồ:

  • Cần có những biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt đúng cách, hợp vệ sinh để tránh gây ô nhiễm nguồn nước
  • Nước thải từ các khu công nghiệp, y tế cần phải xử lý cẩn thận, đúng theo quy định trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài.
  • Sử dụng tiết kiệm nước và biết tận dụng những nguồn nước tự nhiên như nước mưa.
  • Hướng đến nông nghiệp xanh, hạn chế thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
  • Mỗi chúng ta tự giác nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ nguồn nước sạch.

Câu 4: Hãy lấy ví dụ để thấy được việc sử dụng kết hợp nước sông, hồ ở nước ta?

Trả lời:

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT ngày 22/12/2017 quy định về xác định dòng chảy tối thiểu (DCTT) trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng. Thông tư này là cơ sở phục vụ công tác xác định dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối và hạ du các hồ chứa, góp phần quan trọng hơn đó là giảm thiểu những tác động do việc khai thác, sử dụng nước của các hồ chứa, bảo đảm hạn chế tối đa việc tạo ra những đoạn sông khô cạn và giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái thủy sinh và các hoạt động khai thác, sử dụng của người dân phía hạ lưu phụ thuộc vào nguồn nước trên các sông, suối có xây dựng hồ chứa.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 6 Bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà Soạn Địa 6 trang 167 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *