Giải Địa lí lớp 6 Bài 13: Thời tiết và khí hậu, các đới khí hậu trên trái đất giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo trang 155, 156, 157, 158, 159.
Qua đó, giúp các em nắm được sự thay đổi của nhiệt độ không khí trên bề mặt trái đất theo vĩ độ, các đới khí hậu trên trái đất. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 13 Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Phần Nội dung bài học
I. Nhiệt độ không khó
❓Quan sát hình 13.1 và thông tin trong bài, em hãy cho bài:
- Nhiệt kế hình 13.1 chỉ bao nhiêu độ?
- Thế nào là nhiệt độ không khí? Vì sao không khí có nhiệt độ?
Trả lời:
- Cho biết nhiệt kế hình 13.1 chỉ 25 độ?
- Nhiệt độ không khí là một hiện tượng khi các tia bức xạ của mặt trời đi qua khí quyển, ngay lúc này mặt đất sẽ hấp thụ năng lượng nhiệt của mặt trời.
- Không khí có nhiệt độ là do mặt trời hấp thu năng lượng nhiệt của mặt trời, bức xạ lại vào không khí, làm không khí nóng lên, độ nóng hay lạnh đo nhiệt độ của không khí.
II. Sự thay đổi của nhiệt độ không khí trên bề mặt trái đất theo vĩ độ
❓Dựa vào bảng 13.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- So sánh nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm trên thế giới
- Rút ra sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái đất theo vĩ độ
- So sánh nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm trên thế giới: Ở Singapore cao nhất ở vị độ nhỏ nhất nhưng lại có nhiệt độ trung bình năm so với các nước còn lại cao nhất, An-ta(Alta), Na Uy có vĩ độ cao nhất nhưng nhiệt độ trung bình năm thấp nhất.
- Kết luận: Ở vùng vĩ độ cao do góc chiếu của tia sáng mặt trời với bề mặt trái đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt dẫn tới nhiệt độ ở đây thường thấp. Ở nơi có vĩ độ thấp góc chiếu của tia sáng mặt trời với về mặt trái đất cao nên nhiệt độ thường cao
III. Độ ẩm không khí, mây và mưa
❓Dựa vào hình 13.3 và thông tin trong bài, em hãy cho biết:
- Chỉ số nào trên hình 13.3 thể hiện độ ẩm không khí?
- Mây và mưa được hình thành như thế nào?
- Mây được tạo thành bởi hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh rồi ngưng tụ thành những hạt nước lí ti tạo ra những đám mây.
- Khi hơi nước trong các đám mây tiếp tụ ngưng tục, các hạt nước to dần và đủ nặng thì hạt nước rơi trở lại mặt đất tạo thành mưa.
IV. Thời tiết và khí hậu
❓Đọc các thông tin trong bài cho biết thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào?
Khác nhau:
- Thời tiết diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi nhỏ và hay thay đổi.
- Khí hậu diễn ra trong thời gian dài, có tính quy luật. Khí hậu diễn ra trong phạm vi rộng và khá ổn định.
V. Các đới khí hậu trên trái đất
❓Quan sát hình 13.4 và nội dung trong bài, em hãy kể tên các đới khí hậu trên trái đất.
Các đới khí hậu trên trái đất: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
❓Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm khái quát của một đới khí hậu tùy chọn.
Trả lời:
– Đới khí hậu nhiệt đới
- Vị trí: Nằm giữa hai đường chí tuyến Bắc và Nam.
- Hấp thụ được lượng nhiệt lớn từ Mặt Trời.
- Thời gian chiếu sáng trong năm ít chênh lệch nên quanh năm nóng.
- Gió thổi thường xuyên là gió Mậu dịch.
- Lượng mưa trung bình năm từ 1000 mm đến 2000 mm.
– Đới khí hậu ôn đới
- Vị trí: Nằm giữa các đường chí tuyến đến vòng cực.
- Khu vực có lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời ở mức trung bình.
- Thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau nhiều nên có các mùa rõ rệt.
- Gió thổi thường xuyên là gió Tây ôn đới.
- Lượng mưa trung bình năm từ 500 mm đến 1500 mm.
Phần Luyện tập – Vận dụng
Luyện tập
1. Cho biết biết cách tính nhiệt độ trung bình tháng và nhiệt độ trung bình năm.
2. Cho bảng số liệu sau:
Bảng 13.3. Nhiệt độ theo giờ của một ngày trong tháng 11 tại Hà Nội
Giờ | 1 | 7 | 13 | 19 |
Nhiệt độ (0C) | 19 | 19 | 27 | 23 |
Dựa vào bảng số liệu 13.1:
- Hãy tính nhiệt độ trung bình ngày trong tháng 11 của Hà Nội.
- Trong ngày, nhiệt độ cao nhất là bao 0C? Nhiệt độ thấp nhất là bao 0C?
- Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong ngày chênh nhau bao nhiêu 0C?
Trả lời:
1. Cách tính
- Nhiệt độ trung bình tháng = nhiệt độ trung bình ngày / số ngày trong tháng.
- Nhiệt độ trung bình năm = nhiệt độ trung bình năm / số tháng (12 tháng).
2. Nhận xét bảng
- Nhiệt độ trung bình ngày = số lần đo trong ngày / số lần = (19 + 19 + 27 + 23) / 4 = 220C.
- Nhiệt độ cao nhất là 270C, nhiệt độ thấp nhất là 190C.
- Sự chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất là: 27 – 19 = 80C.
Vận dụng
Em hãy cho biết em cần làm gì và không được làm gì để phòng tránh tai nạn do sấm sét?
Gợi ý trả lời
– Những việc cần làm phòng tránh tai nạn do sấm sét
- Khi trời sắp xảy ra giông (mây đen, không khí lạnh, gió) cần vào nhà trú mưa.
- Khi đang ở ngoài trời, nếu không tìm được chỗ trú ẩn, phải tránh xa các cây cao, không đứng ở đỉnh đồi, không đứng ở các vùng đất trống trải.
- Trong trường hợp đang ở vùng đất trống nên chụm hai chân, cúi người sát mặt đất,…
– Những việc không cần làm phòng tránh tai nạn do sấm sét
- Không đứng dưới gốc cây, đứng ở khu đất trống.
- Vứt bỏ các vật dụng kim loại trong người.
- Không đứng, ngồi cạnh cột điện, hoặc đường dây tải điện,…
Học sinh có thể tìm thêm thông tin về cách phòng tránh sấm sét trên sách, báo, internet,…
Lý thuyết Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên Trát Đất
I. Nhiệt độ không khí
- Mặt Trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt chủ yếu cho Trái Đất.
- Dụng cụ đo nhiệt độ không khí là nhiệt kế.
- Cách đo: Ở các trạm khí tượng, nhiệt kế được đặt trong liều khí tượng cách mặt đất 1,5 m.
- Thời gian: Nhiệt độ không khí được đo ít nhất 4 lần trong ngày (ở Việt Nam vào các thời điểm: 1, 7, 13, 19 giờ).
II. Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ
- Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.
- Ở các vùng vĩ độ thấp quanh năm có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng.
- Càng lên cực, góc chiếu của tia sáng Mặt Trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khí trên mặt đất cũng ít nóng hơn.
III. Độ ẩm không khí, mây và mưa
* Độ ẩm không khí
- Trong không khí có hơi nước.
- Hơi nước trong không khí tạo ra độ ẩm của không khí.
- Dụng cụ để đo độ ẩm của không khí gọi là ẩm kế.
- Nhiệt độ không khí càng cao thì khả năng chứa hơi nước của không khí càng lớn.
* Mây và mưa
- Lượng hơi nước trong không khí đã bão hoà hơi nước bốc lên cao hoặc hơi nước tiếp xúc với khối không khí lạnh sẽ ngưng tụ tạo ra các hiện tượng mây, mưa, sương,…
- Hơi nước bốc lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành các hạt nước (mây), gặp điều kiện thuận lơi hạt nước to dần và rơi xuống, gọi là mưa.
- Dụng cụ đo mưa là vũ kế.
IV. Thời tiết và khí hậu
* Thời tiết
- Khái niệm: Là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể.
- Các yếu tố: được xác định bằng nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và gió.
- Đặc điểm: Thời tiết luôn thay đổi.
* Khí hậu
- Khái niệm: Là tổng hợp các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,…) của nơi đó, trong một thời gian dài và đã trở thành quy luật.
- Đặc điểm: Khí hậu có tính quy luật.
V. Các đới khí hậu trên Trái Đất
– Các đới khí hậu: Đới nóng, hai đới ôn hòa và hai đới lạnh.
– Đặc điểm các đới khí hậu
Đới khí hậu |
Phạm vi |
Đặc điểm |
Loại gió |
Đới nóng |
Nằm giữa hai chí tuyến Bắc và Nam. |
– Quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm không thấp hơn 20°C. – Lượng mưa trung bình 1000-2000mm. |
Mậu dịch. |
Đới ôn hoà |
Nằm giữa các đường chí tuyến đến vòng cực. |
– Nhiệt độ trung bình, các mùa trong năm rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). – Lượng mưa trung bình 500-1500mm. |
Tây ôn đới. |
Đới lạnh |
Từ hai vùng cực đến cực. |
– Quanh năm lạnh giá, băng tuyết bao phủ. Chênh lệch ngày đêm lên tới 24 giờ. – Lượng mưa trung bình thấp (dưới 500mm). |
Đông cực. |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 6 Bài 13: Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên trái đất Soạn Địa 6 trang 155 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.