Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 6 Bài 13: Các dạng địa hình chính trên trái đất. Khoáng sản Soạn Địa 6 trang 135 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Địa lí lớp 6 Bài 13: Các dạng địa hình chính trên trái đất, Khoáng sản giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ các câu hỏi hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng của Bài 13 SGK Địa lí 6 trang 135, 136, 137, 138 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Qua đó, các em phân biệt được các dạng địa hình chính trên Trái đất, kể tên một số loại khoáng sản, có ý thức bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài 13 Chương 3: Cấu tạo của trái đất, vỏ trái đất Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời thầy cô và các em tải miễn phí:

Phần nội dung bài học

1. Các dạng địa hình

Câu 1: Dựa vào hình 1.2 và thông tin trong mục 1, em hãy cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi.

Trả lời:

Sự khác nhau giữa núi và đồi:

Núi Đồi
Quá trình hình thành Núi được tạo thành từ quá trình kiến tạo địa chất cách đây hàng triệu năm về trước Được hình thành qua quá trình phong hóa, bóc mòn từ núi
Dạng địa hình Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh Là dạng địa hình nhô cao nhưng không quá 200m so với vùng đất xung quanh
So với mực nước biển Từ 500 mét trở lên Không quá 200m
Hình dạng núi Có đỉnh nhọn, sườn dốc Đỉnh tròn, sườn thoải
Tham khảo thêm:   Bộ đề thi bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5 Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5

Câu 2: Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 96 -97), kể tên một số dãy núi lớn trên thế giới.

Trả lời:

Một số dãy núi lớn trên thế giới: dãy Hi-ma-lay-a (8848), dãy Trường Sơn Ô-xtray-li-a), dãy An-đét (8959 m), dãy Bruc-xơ (6194 m), dãy Drê-xen-bec, dãy An-pơ, dãy Thiên Sơn, dãy An-lát…

Câu 3: Quan sát hình 3, 4 và thông tin trong mục 1, em hãy nêu sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng.

Trả lời:

* Giống: Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

* Khác:

  • Đồng bằng: là dạng địa hình thấp. Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. Có hai loại bình nguyên là: bình nguyên do băng hà bào mòn và bình nguyên bồi tụ(do phù sa các con sông bồi tụ). Giá trị kinh tế : thuận lợi tưới tiêu, gieo trồng các loại cây lương thực.
  • Cao nguyên: Có sườn dốc. Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên. Giá trị kinh tế : thuận lợi trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc. Kinh tế chậm phát triển hơn bình nguyên.

Câu 4: Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 96 – 97) , kể tên một số cao nguyên, đồng bằng lớn trên thế giới.

Trả lời:

* Một số cao nguyên: CN. Mông Cổ (trang 97), CN. Kim-boc-li (trang 97), CN. Cô-lô-ra-đô (trang 96), CN. Pa-ta-co-nj (trang 96).

* Một số đồng bằng: ĐB.Bắc Âu, ĐB. Đông Âu, ĐB. Tây Xi-bia, ĐB. Xcan-đi-na-vi, ĐB. Hoa Bắc, ĐB. Ấn Hằng, ĐB. La-not (trang 96).

2. Khoáng sản

Câu 1: Em hãy cho biết trong các đối tượng sau, đâu là khoáng sản: nhựa, than đá, gỗ, cát, xi măng, thép, đá vôi. Giải thích vì sao?

Trả lời:

Khoáng sản: than đá, đá vôi, cát,…

Câu 2: Hãy kể tên ít nhất một vật dụng hằng ngày em thường sử dụng được làm từ khoáng sản.

Trả lời:

Một số vật dụng: xoong, nồi, cầu chì, dây điện, xe máy, tủ, thìa, muôi sắt/nhôm,…

Câu 3: Sắp xếp các loại khoáng sản sau vào ba nhóm sao cho đúng: vàng, nước khoáng, kim cương, than bùn, khí thiên nhiên, cao lanh, ni-ken, phốt phát, bô-xit.

Tham khảo thêm:   Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm 2014-2015 Môn: Toán, Vật Lý, Hóa, Sinh, Lịch sử, Địa lý, GDCD - Có đáp án

Trả lời:

Nhóm khoáng sản Khoáng sản
Năng lượng Nước khoáng, than bùn, khí thiên nhiên
Kim loại Vàng, kim cương, ni-ken, bô-xít (đen)
Phi kim loại Phốt phát, cao lanh

Phần luyện tập và vận dụng

Luyện tập

1. Nêu đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.

2. Khi xây dựng nhà, chúng ta sử dụng những vật liệu gì có nguồn gốc từ khoáng sản?

Trả lời:

1. Đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất:

  • Núi: là dạng địa hình nhô cao rõ rệt so với mặt nước biển là từ 500m trở lên. Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc
  • Đồi: là dạng địa hình nhô cao. Độ cao của đồi so với vùng đất xung quanh thường không quá 200m. Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.
  • Cao nguyên: là vùng đất khá bằng phẳng hoặc gợn sóng, thường cao trên 500m so với mực nước biển, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh
  • Đồng bằng: là dạng dạng hình thấp có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, có thể rộng tới hàng triệu km vuông. Độ cao của hầu hết đồng bằng là dưới 200m so với mực nước biển

2. Khi xây dựng nhà, chúng ta sử dụng một số vật liệu có nguồn gốc từ khoáng sản như: cát, đá vôi, khoáng sản làm xi măng, khoáng sản làm đá lát, sắt, chì, khoáng sản làm nguyên liệu gốm sứ – thủy tinh,…

Vận dụng

Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

3. Sưu tầm hình ảnh về các dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta.

4. Tìm kiếm thông tin và viết báo cáo ngắn về hiện trạng khai thác một loại khoáng sản ở nước ta.

Trả lời:

3. HS tự sưu tầm ảnh trên Internet: Sưu tầm hình ảnh về các dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta.

Tham khảo thêm:   Tả một vườn rau mà em yêu thích (5 mẫu) Tập làm văn lớp 3

4. Báo cáo ngắn về hiện trạng khai thác một loại khoáng sản ở nước ta:

Báo cáo hiện trạng khai thác vàng

Chỉ cần 0,38 giây cùng từ khóa “khai thác vàng trái phép” đã ra khoảng 8.160.000 kết quả. Có thể nói tình trạng này đã diễn ra nhiều năm qua, dù đã được phản ánh nhiều trên báo, đài, các phương tiện truyền thông đại chúng nhưng dường như tình trạng này vẫn chưa thể kiểm soát triệt để. Một số vụ việc nổi bật có thể kể tới như: xóa sổ 27 hầm khai thác vàng trái phép (kênh truyền hình nhân dân đăng tải ngày 21/3/2021), Quảng Bình: xóa điểm khai thác vàng trái phép (Truyền hình Đồng Tháp ngày 15/4/2020), bài “Đột nhập”… lãnh địa khai thác vàng trái phép ở Đắk Nông (đăng ngày 21/11/2020 trên báo Công an Nhân dân), bài báo “Phạt nhóm khai thác vàng trái phép 360 triệu đồng” đăng trên báo Lao Động ngày 6/1/2021… Mặc dù đã có nhiều hình phạt và luật nhằm xử lý hành vi này nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều “khoáng tặc” lộng hành, coi thường pháp luật.

Báo cáo hiện trạng khai thác than ở Việt Nam

Ở Việt Nam, chỉ 2 đơn vị được phép khai thác và bán than trong nước là Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc.

Theo báo cáo tổng hợp của Ban Kế hoạch thuộc TKV, hết 9 tháng năm 2021 các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn đạt từ 75 – 84% kế hoạch năm. Tập đoàn sản xuất được 29,67 triệu tấn than, đạt 77% kế hoạch năm; tiêu thụ đạt 33,23 triệu tấn than, đạt 79% kế hoạch năm.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 6 Bài 13: Các dạng địa hình chính trên trái đất. Khoáng sản Soạn Địa 6 trang 135 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *