Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi Soạn Địa 6 trang 141 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Địa lý 6 Bài 10 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 6 giải được các bài tập trong sách giáo khoa phần câu hỏi và phần luyện tập vận dụng. Đồng thời nhanh chóng nắm vững kiến thức về quá trình nội sinh và ngoại sinh và hiện tượng tạo núi.

Soạn Địa 6 Bài 10 trang 141 sách Cánh diều được Wikihoc.com biên soạn đầy đủ với các nội dung trong SGK, giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Địa lí 6. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

Phần mở đầu

Nhìn vào bản đồ tự nhiên thế giới, ta nhận ra địa hình bề mặt Trái Đất thật là phức tạp. Trên lục địa, có các dãy núi cao từ 5 000m trở lên, có những cao nguyên rộng lớn, lại có các đồng bằng khá bằng phẳng, có cả những vùng đất thấp hơn cả mực nước đại dương thế giới. Trong lòng đại dương thế giới còn có các dãy núi ngầm, vực biển sâu. Do đâu mà địa hình Trái Đất lại phân hóa phức tạp như vậy?

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Tả cái tủ sách của em 3 bài văn mẫu hay lớp 5

Phần kiến thức mới

1. Quá trình nội sinh, quá trình ngoại sinh

❓ Tại sao các quá trình nội sinh lại làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề?

❓ Hãy cho biết quá trình ngoại sinh có gì khác với quá trình nội sinh?

Gợi ý đáp án

+ Các quá trình nội sinh liên quan tới nguồn năng lượng được sinh ra trong lòng Trái Đất, thể hiện ở quá trình tạo núi. Khi các mảng kiến tạo dịch chuyển sẽ tác làm cho địa hình bề mặt bị nhô lên. Do đó, địa hình trở nên gồ ghề.

+ Sự khác nhau giữa quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh là:

Nội sinh:

  • Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất
  • Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề

Ngoại sinh:

  • Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
  • Tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình.

=> Nội sinh và ngoại sinh là hai lực đối nghịch nhau, xảy ra đồng thời cùng lúc.

2. Hiện tượng tạo núi

❓ Quan sát hình 10.2, hãy trình bày hiện tượng tạo núi là kết quả của các quá trình nội sinh và ngoại sinh.

Gợi ý đáp án

Quan sát hình 10.2 ta thấy:

Với sự dịch chuyển và xô đẩy lẫn nhau của các mảng kiến tạo ở bên trong lòng Trái Đất đã khiến cho bề mặt Trái Đất nhô lên thành núi.

Tham khảo thêm:   Giới thiệu món Phở bằng Tiếng Anh hay nhất Viết về món ăn yêu thích bằng tiếng Anh

Bên ngoài, ngoại lực phá hủy, bóc mòn đất đá ở núi và vận chuyển đất đá bồi tụ tại những vùng lồi lõm. Từ đó, núi có dốc và sườn núi thoải hơn, mềm mại hơn.

Phần luyện tập và vận dụng

Câu 1

Trong hai hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là do quá trình nội sinh, hiện tượng nào là do quá trình ngoại sinh?

+ Mưa lớn gây ra đá lở ở miền núi

+ Động đất gây ra đá lở ở miền núi

Gợi ý đáp án

Trong hai quá trình trên:

+ Mưa lớn gây ra đá lở ở miền núi -> Qúa trình ngoại sinh

+ Động đất gây ra đá lở ở miền núi -> Qúa trình nội sinh

Câu 2

Các bãi bồi mọc theo sông, suối có nguồn gốc nội sinh hay ngoại sinh? Vì sao?

Gợi ý đáp án

Các bãi bồi dọc theo sông, suối có nguồn gốc ngoại sinh vì: Nó hình thành do mưa lũ từ trên thượng nguồn, nước chảy lớn bào mòn dọc hai bên bờ sông suối và đẩy đất đá xuống vùng dưới. Khi đến một khu vực nhất định, tốc độ dòng nước yếu hơn, đất không bị đẩy trôi nữa thì dần dần trở thành những bãi bồi.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi Soạn Địa 6 trang 141 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Toán trường THPT Yên Phong 2, Bắc Ninh Đề minh họa THPT Quốc gia 2018 môn Toán

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *