Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí Soạn Địa 6 trang 102 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Địa lí lớp 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến Tọa độ địa lí giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 102, 103.

Qua đó, các em sẽ biết được thế nào là kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu và tọa độ địa lí. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 1 Chương 1: Bản đồ – Phương tiện thể hiện bề mặt Trái đất. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Phần mở đầu

Ngày nay, các con tàu ra khơi đều có gắn các thiết bị định vị để thông báo vị trí của tàu. Vậy dựa vào đâu để người ta xác định được vị trí của con tàu khi đang lênh đênh trên biển?

Tham khảo thêm:   Công nghệ 9 Bài 2: Dụng cụ đo điện cơ bản Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà Kết nối tri thức trang 9, 10, 11, 12, 13

Trả lời:

Dựa vào tọa độ Địa lý.

Phần nội dung bài học

Hệ thống kinh, vĩ tuyến

Dựa vào hình 2 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy:

1. Xác định đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Cho biết thế nào là kinh tuyến tây, kinh tuyến đông, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.

2. So sánh độ dài của các kinh tuyến với nhau và độ dài giữa các vĩ tuyến với nhau.

Hình 2

Trả lời:

1. Đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Kinh tuyến tây, kinh tuyến đông, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.

  • Đường kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến có kinh độ là 00 đi qua đài thiên văn Greenwich của Anh.
  • Vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến có vĩ độ 00 hay còn gọi là Xích đạo.
  • Kinh tuyến tây là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
  • Kinh tuyến đông là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
  • Vĩ tuyến bắc là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.
  • Vĩ tuyến nam là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.

2. So sánh các đường vĩ tuyến với nhau, kinh tuyến với nhau:

– Các đường kinh tuyến có độ dài bằng nhau (do đường kinh tuyến là đường nối liền hai cực của Trái Đất với nhau).

– Các đường vĩ tuyến có độ dài khác nhau

  • Đường vĩ tuyến gốc (Xích đạo) có độ dài lớn nhất.
  • Càng xa Xích đạo về hai cực các đường vĩ tuyến càng nhỏ dần.
Tham khảo thêm:   Kế hoạch giáo dục môn Khoa học tự nhiên 9 sách Cánh diều KHGD Khoa học tự nhiên 9 (Phụ lục I, II, III Công văn 5512)

Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí

Xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C trên hình 4.

Hình 4

Trả lời:

Tọa độ các điểm:

  • A (60oB , 120oĐ)
  • B (23o27′B, 60oĐ)
  • C (30oN, 90oĐ)

Phần luyện tập và vận dụng

Câu 1

Cho biết nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 1 độ thì trên quả Địa Cầu có bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến.

Trả lời

  • Có tất cả 360 kinh tuyến nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 1 độ.
  • Có tất cả 181 vĩ tuyến nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 1 độ.

Câu 2

Tra cứu thông tin, ghi tọa độ địa lí các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên phần đất liền của nước ta.

Trả lời

Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ của chúng như sau:

  • Điểm cực Bắc: tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, với vĩ độ 23°23’B, kinh độ 105°20’Đ
  • Điểm cực Nam: tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, với vĩ độ 8°34’B, kinh độ 104°40’Đ
  • Điểm cực Tây: tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, với vĩ độ 22°22’B, kinh độ 102°09’Đ
  • Điểm cực Đông: tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, với vĩ độ 12°40′, kinh độ 109°24’Đ

Lý thuyết Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí

1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

Kinh tuyến là những nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa cầu.

Vĩ tuyến là những vòng tròn bao quanh quả Địa cầu và vuông góc với các kinh tuyến.

Tham khảo thêm:   Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT Chốt phương án thi tốt nghiệp THPT từ 2025

– Kinh tuyến gốc là đường đi qua đài thiên văn Grin-Uýt ở ngoại ô Luân Đôn – thủ đô nước Anh (đánh số độ là 0o).

  • Dựa vào kinh tuyến gốc (kinh tuyến 0°) và kinh tuyến 180° đối diện để nhận biết kinh tuyến đông, kinh tuyến tây.
  • Dựa vào vĩ tuyến gốc (Xích đạo) để biết vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.
  • Các kinh tuyến có độ dài bằng nhau. Các vĩ tuyến có độ dài khác nhau.

Hệ thống kinh, vĩ tuyến

2. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí

  • Kinh độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó tới kinh tuyến gốc.
  • Vĩ độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua địa điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
  • Tọa độ địa lí của một điểm là nơi giao nhau giữa kinh độ và vĩ độ của điểm đó.

Hệ thống kinh, vĩ tuyến

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí

Câu 1. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường

A. kinh tuyến.
B. kinh tuyến gốc.
C. vĩ tuyến.
D. vĩ tuyến gốc.

Đáp án: A

Câu 2. Trên quả Địa Cầu có mấy điểm cực?

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Đáp án: B

Câu 3. Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường

A. kinh tuyến.
B. kinh tuyến gốc.
C. vĩ tuyến.
D. vĩ tuyến gốc.

Đáp án: C

Câu 4. Vĩ tuyến gốc chính là

A. chí tuyến Bắc.
B. Xích đạo.
C. chí tuyến Nam.
D. hai vòng cực.

Đáp án: B

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí Soạn Địa 6 trang 102 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *