Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Soạn Địa 12 trang 44 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Địa 12 Bài 9 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập cuối bài Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa phần Đặc điểm chung của tự nhiên.

Địa 12 bài 9 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa trang 40, 41, 42, 43, 44. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 12 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các em hiểu được hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 12.

Sơ đồ tư duy thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Lý thuyết Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

a) Tính chất nhiệt đới

– Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C (trừ vùng núi cao). Tổng số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ/năm.

b) Lượng mưa, độ ẩm lớn

– Lượng mưa trung bình năm cao, từ 1500 đến 2000mm. Mưa phân bố không đều, sườn đón gió 3500 – 4000mm.

– Độ ẩm không khí cao trên 80%.

c) Gió mùa

– Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.

– Gió mùa mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 4. Miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc (thường gọi là gió mùa Đông Bắc).

+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: Nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn.

+ Gió mùa Đông Bắc khi di chuyển xuống phía nam suy yếu dần, bớt lạnh hơn và bị chậm lại bởi dãy Bạch Mã.

+ Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

– Gió mùa mùa hạ: Từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta.

Tham khảo thêm:   Quyết định 34/2012/QĐ-UBND Quy định giá đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

+ Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Lào).

+ Vào giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (xuất hiện từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động mạnh.

+ Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.

+ Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc.

– Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.

+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

+ Ở miền Nam có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.

– Cuối mùa đông khối khí Xibia di chuyển về phía đông, qua biển nước ta đem theo thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn vào mùa xuân ở Đồng bằng sông Hồng.

– Gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi nước gặp dãy Trường Sơn bị chặn lại và bị đẩy lên cao, hơi nước ngưng tụ, gây mưa ở sườn tây, gió vượt qua sườn đông hơi nước đã giảm nhiều và nhiệt độ lại tăng. Gió hoàn toàn trở nên khô nóng.

Trả lời câu hỏi Địa lí 12 Bài 9

Trả lời câu hỏi Bài 9 trang 40: Dựa vào kiến thức đã học cho biết vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Trả lời:

– Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn, nên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Trả lời câu hỏi Bài 9 trang 41: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết trung tâm xuất phát gió mùa Đông Bắc và tính chất của khối khí này

Trả lời:

– Trung tâm xuất phát gió mùa Đông Bắc: khối khí lạnh cực lục địa từ trung tâm cao áp Xibia ở vĩ độ 50oB.

Trả lời câu hỏi Bài 9 trang 42. Hoạt động của gió mùa đã dẫn tới sự phân chia mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực như thế nào?

Trả lời:

Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.

+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

Tham khảo thêm:   Thông tư 11/2013/TT-BTC Sửa đổi Thông tư 04/2012/TT-BTC và 107/2012/TT-BTC

+ Ở miền Nam: có hai mùa khô, mưa ẩm rõ rệt.

+ Ở vùng đồng bằng ven biển miền Trung: có hai mùa mưa, khô, nhưng mùa mưa lệch về thu đông.

Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 9 trang 44

Câu 1

Tính chất nhiệt đới của nước ta được biểu hiện như thế nào?

Gợi ý đáp án

  • Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.
  • Tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm đều cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 đến 27oC, tổng số giờ nắng dao động từ 1.400 đến 3.000 giờ/năm.

Câu 2

Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.

Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm

Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng I (oC) Nhiệt độ trung bình tháng VII (oC) Nhiệt độ trung bình năm (oC)
Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2
Hà Nội 16,4 28,9 23,5
Huế 19,7 29,4 25,1
Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7
Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8
TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1

Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.

Gợi ý đáp án

a) Nhận xét

Nhiệt độ trung bình năm và tháng 1 đều tăng từ Bắc vào Nam.Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng rất nhanh từ Bắc vào Nam, nghĩa là nhiệt độ phía Bắc thấp hơn nhiều so với phía Nam.

Nhiệt độ trung bình tháng 7 nhìn chung ít thay đổi khi từ Bắc vào Nam.

b) Nguyên nhân

Do vĩ độ địa lí, càng vào Nam càng gần xích đạo, nhận được lượng bức xạ lớn hơn.

Do tác động của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ vào tháng 1 ở phía Bắc hạ rất thấp so với phía Nam. Như vậy, gió mùa Đông Bắc là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự tăng nhiệt độ từ Bắc vào Nam.

Câu 3

Dựa vào bảng số liệu sau

Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm

Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (m)
Hà Nội 1667 989 + 678
Huế 2868 1000 + 1868
TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 + 245

Hãy so sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. Giải thích.

Gợi ý đáp án

So sánh, nhận xét và giải thích:

  • Huế có lượng mưa cao nhất do bức chắn dãy Bạch Mã đối với các luồng gió thổi hướng đông bắc, bão từ Biển Đông vào và hoạt động của hội tụ nội chí tuyến. Cũng vì vậy, Huế có mùa mưa vào thu đông (từ tháng 8-1). Vào thời kì mưa nhiều này lượng bốc hơi nhỏ, nên cân bằng ẩm ở Huế rất cao.
  • TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội do trực tiếp đón nhận gió mùa tây nam mang mưa, hoạt động của hội tụ nội chí tuyến mạnh hơn, nhung nhiệt độ cao nên bốc hơi nước mạnh hơn, vì thế có cân bằng ẩm tương đương Hà Nội.

Câu 4

Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học lớp 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (12 môn) Phân phối chương trình lớp 4 năm 2023 - 2024

Gợi ý đáp án

Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

  • Gió mùa mùa đông
    • Từ tháng 11 – 4 miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc, thường gọi là gió mùa Đông Bắc. Vào các tháng 11, 12, 1 khối khí lạnh di chuyển qua lục địa châu Á mang lại cho miển Bắc nước ta thời tiết lạnh khô. Đến các tháng 2, 3, khối khí lạnh di chuyển về phía đông, qua biển vàc nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn.
    • Gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt, chỉ hoạt động mạnh ở miền Bắc, hình thành một mùa đông có 2 – 3 tháng lạnh (nhiệt độ xuống dưới 18oC). Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh có thể xuống tới 12oB. Khi di chuyển xuống phía nam, khối khí này bị biến tính và suy yếu dần nên dường như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã.
    • Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong nửa cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc, hình thành một mùa khô, nắng nóng.
  • Gió mùa mùa hạ: có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta.
    • Vào các tháng 5, 6, 7: khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Vượt dãy Trường Sơn, khối khí trở nên nóng khô (gió Tây, còn gọi là gió Lào) tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc. Đôi khí do lực hút của áp thấp Bắc Bộ làm xuất hiện gió Tây khô nóng tại đồng bằng Bắc Bộ, khiến cho nhiệt độ lên tới 35 – 40oc và độ âm xuống dưới 50%.
    • Từ tháng 6 đến tháng 9: gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động. Vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng?) cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc.
  • Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.
    • Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
    • Ở miền Nam: có hai mùa khô, mưa ẩm rõ rệt.
    • Ở vùng đồng bằng ven biển miền Trung: có hai mùa mưa, khô, nhưng mùa mưa lệch về thu đông.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Soạn Địa 12 trang 44 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *