Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 12 Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ Soạn Địa 12 trang 174 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ giúp các em học sinh lớp 12 trả lời các câu hỏi phần bài tập 1, 2 trang 174, 175.

Thông qua bài thực hành Địa 12 bài 38 giúp các bạn học sinh biết cách so sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ. Từ đó biết cách giải các bài tập Địa lí để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi THPT Quốc gia 2022. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Mục Lục Bài Viết

Câu 1

Cho bảng số liệu sau:

Bảng 38.1. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005

(Đơn vị: nghìn ha)

Loại cây Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên
Cây CN lâu năm 1633,6 91,0 634,3
Cà phê 497,4 3,3 445,4
Chè 122,5 80,0 27,0
Cao su 482,7 109,4
Các cây khác 531,0 7,7 52,5

a, Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005.

b, Dựa vào kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về những sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây trồng công nghiệp lâu năm giữa hai vùng này

Lời giải:

a) Vẽ biểu đồ thích hợp. Trên nguyên tắc, có thể vẽ biểu đồ cột chồng hoặc biểu đồ tròn có kích thước khác nhau. Tuy nhiên, do sự chênh lệch lớn về quy mô diện tích cây công nghiệp lâu năm giữa cả nước với Trung du và miền núi Bắc Bộ, nên vẽ biểu đồ tròn là thích hợp hơn cả. Biểu đồ tròn cũng phản ánh cơ cấu tốt hơn biểu đồ cột chồng.

– Xử lý số liệu (%):

Ta có, cách tính cơ cấu diện tích từng loại cây trong tổng số cây công nghiệp lâu năm như sau:

-% cơ cấu diện tích cây Cà phê (hoặc cây khác)= (Diện tích cây Cà phê (hoặc cây khác)/ Tổng diện tích cây CN ) x 100% = ?%

Ví dụ:

+ % cơ cấu diện tích cây Cà phê của Cả nước = (497,4 / 1633,6) X 100 %= 30,4%

+ % cơ cấu diện tích cây Chè của TDMN Bắc Bộ = (80,0 / 91,0) X 100% = 87,9%

Tham khảo thêm:   Mẫu Quyết định bổ nhiệm trưởng phòng

+ % cơ cấu diện tích cây Cà phê của Cả nước = (52,5 / 634,3) X 100% = 8,3%

Cuối cùng, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:

Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005

(Đơn vị: %)

– Tính quy mô bán kính đường tròn:

+ Đặt RTDMNBB là bán kính đường tròn vùng Trung du miền núi Bắc Bộ = 1,0 (đơn vị bán kính)

+ RTN là bán kính đường tròn vùng Tây Nguyên = 2,6 (đơn vị bán kính)

+ RCN là bán kính đường tròn của Cả nước = 4,2 (đơn vị bán kính)

Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005

– Nhận xét:

– Giống nhau:

+ Quy mô:

  • Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.
  • Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao, các khu vực chuyên canh cà phê, chè,… tập trung trên quy mô lớn. Điều đó thuận lợi cho việc tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

+ Về hướng chuyên môn hóa: cả hai vùng đều trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu và đạt hiệu quả kinh tế cao trên hướng chuyên môn hóa này.

+ Về điều kiện phát triển:

  • Cả hai vùng đều có tiềm năng phong phú về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó phải kể đến thế mạnh về đất đai và khí hậu.
  • Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm về việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp.
  • Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chủ trương chính sách về phát triển cây công nghiệp, về đầu tư, xây dựng các cơ sở chế biến,…

– Khác nhau:

+ Về quy mô:

  • Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, với mức độ tập trung hóa cao của một sô sản phẩm cây công nghiệp nổi tiếng trong và ngoài nước (cà phê).
  • Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với mức độ tập trung hóa thấp hơn (ngoài chè được trồng thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, còn các cây công nghiệp khác trồng phân tán trên diện tích nhỏ chỉ mang tính chất địa phương).

+ Về hướng chuyên môn hóa:

  • Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè.
  • Trung du và miền núi Bắc Bộ: chè.

+ Về điều kiện phát triển:

++ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

i) Địa hình:

  • Tây Nguyên: các cao nguyên xếp tầng với độ cao trung bình 500 – 600m, bề mặt tương đối bằng phẳng.
  • Trung du và miền núi Bắc Bộ: núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích, địa thế hiểm trở, độ chia cắt lớn.
  • Sự khác nhau về địa hình (độ cao), trong một chừng mực nhất định có ảnh hưởng đến mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa cây công nghiệp.
Tham khảo thêm:   Hoạt động trải nghiệm 6: Ứng phó với biến đổi khí hậu Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 trang 40 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ii) Đất đai:

  • Tây Nguyên: chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá bazan.
  • Trung du và miền núi Bắc Bộ: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác.

iii) Khí hậu:

  • Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, lại có sự phân hóa theo độ cao. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển cây công nghiệp.
  • Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Vì thế, ở đây có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè). Vào nửa đầu mùa đông có mưa phùn ẩm ướt cũng là điều kiện thuận lợi để cây trồng phát triển. Tuy nhiên, vào những ngày có gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh thường xuất hiện các hiện tượng như sương muối, sương giá và tuyết rơi trên vùng núi cao, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển cây công nghiệp.

++ Điều kiện kinh tế – xã hội

i) Dân cư và nguồn lao động:

  • Tây Nguyên: có mật độ dân số trung bình 89 người/km2 (năm 2006). Đây là vùng thưa dân nhất nước ta.
  • Trung du và miền núi Bắc Bộ: có mật độ dân số trung bình là 119 người/km (năm 2006).
  • Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật:
  • Trung du và miền núi Bắc Bộ: có một số tuyến đường bộ: quốc lộ 1A, 2, 3, 5, 6,… và có 5 tuyến đường sắt nối với Đồng bằng sông Hồng và các vùng khác. Các cơ sở chế biến chè tập trung ở Mộc Châu (Sơn La), Yên Bái, Thái Nguyên.
  • Tây Nguyên: cơ sở vật chất – kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế.

– Giải thích

  • Nguyên nhân của sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp ở hai vùng là do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên:
  • Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh, đất feralit có độ phì không cao, địa hình núi bị cắt xẻ, ít mặt bằng rộng lớn, từ đó dẫn đến quy mô sản xuất nhỏ.
  • Tây Nguyên có nền nhiệt cao, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đỏ bazan với độ phì cao, thích hợp cho việc các vùng chuyên canh quy mô lớn và tập trung.
  • Có sự khác biệt về đặc điểm dân cư – xã hội, lịch sử khai thác lãnh thổ, tập quán sản xuất,…
  • Trung du và miền núi Bắc Bộ: dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến chè từ lâu đời.
  • Tây Nguyên: dân cư có kinh nghiệm trồng và chế biến cà phê.
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn về sự cần thiết của nền tảng số trong cuộc sống Những bài văn hay lớp 12

Câu 2

Cho bảng sô liệu sau:

Bảng 38.2. Số lượng trâu bò, năm 2005

(Đơn vị: nghìn con)

Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên
Trâu 2922,2 1679,5 71,9
5540,7 899,8 616,9

a) Hãy tính tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

b, Dựa vào bản đồ giáo khoa treo tường Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) và các kiến thức đã học, hãy cho biết:

– Tại sao hai vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia sức lớn?

– Thế mạnh này được thể hiện như thế nào trong tỷ trọng của hai vùng so với cả nước?

– Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại?

Hướng dẫn giải:

a) Tỉ trọng của đàn trâu và đàn bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên trong tổng đàn trâu bò của cả nước.

– Áp dụng công thức: Trâu (hoặc Bò) của vùng / (tổng Trâu + Bò) x 100% = %

– Ví dụ: %Trâu của Cả nước = 2922,2 / (2922,2 + 5540,7) x 100% = 34,5%

– Hoặc %Bò của Tây Nguyên = 616,9 / (71,9 + 616,9) x 100% = 89,6%

Cuối cùng, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:

Tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên

(Đơn vị: %)

Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên
Trâu 34,5 65,1 10,4
65,5 34,9 89,6

b,

+ Đàn trâu tập trung chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ vì phù hợp với điều kiện khí hậu lạnh ẩm. Có nhiều đồng cỏ nằm rải rác phù hợp với tập quán chăn thả trong rừng. Đàn bò cũng phát triển khá vì có đồng cỏ lớn trên cao nguyên Mộc Châu, nên có điều kiện nuôi bò sữa tập trung. Giao thông được cải thiện nên việc vận chuyển đến các thị trường tiêu thụ cũng thuận lợi.

+ Đàn bò nuôi nhiều ở Tây Nguyên vì ở đây có một số đồng cỏ lớn, tập trung thích hợp với chăn nuôi bò đàn, bò sữa theo quy mô lớn. Tuy nhiên chăn nuôi bò chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 12 Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ Soạn Địa 12 trang 174 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *