Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 12 Bài 17: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Soạn Địa 12 Kết nối tri thức trang 77, 78, 79 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Địa lí 12 trang 77, 78, 79 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 17: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp thuộc Phần 3: Địa lí các ngành kinh tế.

Soạn Địa lí 12 Kết nối tri thức Bài 17 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học, luyện tập, vận dụng. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức mới Địa 12 Bài 17

I. Khu công nghiệp

Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày sự phát triển và phân bố khu công nghiệp ở nước ta.

Trả lời:

– Sự phát triển: hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc Đổi mới, mở cửa nền kinh tế của nước ta. Đến năm 2021, cả nước có 397 khu công nghiệp, có 291 khu đang hoạt động; thu hút 8257 dự án đi vào hoạt động.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 lớp 4 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 34 Đề kiểm tra cuối kì 1 lớp 4 (Có ma trận + Đáp án)

– Phân bố: các khu công nghiệp phân bố không đều tùy thuộc lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện và trình độ phát triển sản xuất công nghiệp của các vùng. Tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và ĐB sông Hồng.

II. Khu công nghệ cao

Dựa vào thông tin mục II, hãy trình bày sự phát triển và phân bố các khu công nghệ cao ở nước ta.

Trả lời:

– Tính đến năm 2021, cả nước có 4 khu công nghệ cao:

+ Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội): điện thoại thông minh 5G, thiết bị mạng 5G, ra-đa cảnh giới biển ứng dụng công nghệ 4G, 5G, cấu kiện động cơ máy bay, dụng cụ cắt gọt công nghệ cao trong công nghiệp hàng không,…

+ Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh: ví điện tử – công nghệ thông tin – viễn thông; cơ khí chính xác – tự động hóa; công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và môi trường; năng lượng mới – vật liệu mới – công nghệ nano.

+ Khu công nghệ cao Đà Nẵng: công nghệ thông tin – truyền thông, phần mềm tin học; công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới; tự động hóa và cơ khí chính xác; công nghệ môi trường, công nghệ phục vụ hóa dầu; công nghệ sinh học,…

+ Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai: nghiên cứu, ươm tạo, phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

Tham khảo thêm:   Quyết định 964/QĐ-BXD Hướng dẫn quy đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình

III. Trung tâm công nghệ

Dựa vào thông tin mục III, hãy phân tích hình thức trung tâm công nghiệp ở nước ta.

Trả lời:

– Là khu vực trung tâm công nghiệp, thường gắn liền với các đô thị lớn và vừa. Mỗi trung tâm công nghiệp có thể gồm một số khu công nghiệp, với những xí nghiệp hạt nhân có sức thu hút các lãnh thổ lân cận.

– Các trung tâm công nghiệp phân bố từ Bắc vào Nam và tập trung nhiều nhất ở 2 vùng: ĐB sông Hồng và Đông Nam Bộ. Các trung tâm công nghiệp lớn là: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Bắc Ninh,…

– Cơ cấu ngành ở các trung tâm công nghiệp đa dạng, góp phần khai thác tốt tiềm năng phát triển công nghiệp của mỗi địa phương.

Giải Luyện tập – Vận dụng Địa lý 12 Bài 17

Luyện tập

Lập bảng so sánh một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của nước ta (khu công nghiệp, khu công nghệ cao, trung tâm công nghiệp).

Trả lời:

Khu công nghiệp

Khu công nghệ cao

Trung tâm công nghiệp

Là khu vực có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất công nghiệp. Gồm nhiều loại hình: khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái.

Là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

Là khu vực tập trung công nghiệp, gắn liền với các đô thị lớn và vừa. Có thể gồm một số khu công nghiệp, với những xí nghiệp hạt nhân có sức thu hút các lãnh thổ lân cận

Cả nước có 397 khu công nghiệp, có 291 khu đang hoạt động, phân bố không đều, tùy thuộc lợi thế vị trí, điều kiện và trình độ, tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, ĐB sông Hồng.

Năm 2021, cả nước có 4 khu công nghệ cao đang hoạt động: khu CNC Hòa Lạc, khu CNC TP Hồ Chí Minh, khu CNC Đà Nẵng, khu CNC công nghệ sinh học Đồng Nai

Phân bố từ Bắc vào Nam và tập trung nhiều nhất ở 2 vùng: ĐB sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu, tiếp nhận kĩ thuật công nghệ tiên tiến, thúc đẩy hiện đại hóa,…

Động lực phát triển kinh tế đất nước, thu hút nguồn lực trong và ngoài nước, thúc đẩy hoạt động công nghệ cao,…

Cơ cấu ngành đa dạng, góp phần khai thác tốt tiềm năng phát triển công nghiệp của mỗi địa phương

Tham khảo thêm:   Nghị định 102/2013/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Vận dụng

Tìm hiểu và trình bày về một khu công nghiệp hoặc một trung tâm công nghiệp ở địa phương em.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 12 Bài 17: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Soạn Địa 12 Kết nối tri thức trang 77, 78, 79 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *