Giải bài tập SGK Địa lí 11 trang 118, 119, 120, 121, 122, 123 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 25: Vị trí địa lí điều kiện tự nhiên và dân cư xã hội Trung Quốc thuộc phần hai: Địa lý khu vực và quốc gia.
Soạn Địa lí 11 Bài 25 Cánh diều giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về vị trí địa lí điều kiện tự nhiên và dân cư xã hội Trung Quốc. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án nhanh chóng hơn. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Giải SGK Địa lí 11 Bài 25 Cánh diều, mời các bạn cùng đón đọc.
Giải Luyện tập, vận dụng Địa lí 11 Cánh diều Bài 25
Luyện tập 1
Lựa chọn một điều kiện tự nhiên hoặc tài nguyên thiên nhiên, hoàn thành bảng thông tin vào vở ghi theo mẫu sau:
Lời giải:
Luyện tập 2
Dựa vào hình 25.2, hãy nhận xét về sự phân bố dân cư và đô thị của Trung Quốc.
Lời giải:
– Nhận xét: Nhìn chung dân cư Trung Quốc phân bố rất chênh lệch, không đồng đều, cụ thể:
+ Vùng phía Đông tập trung dân cư đông đúc với mật độ dân số trung bình 500 người/km2 (Thanh Đảo, Tế Nam, Thượng Hải, Hàng Châu,…), có nơi lên đến 1000 người/km2 (Bắc Kinh, Thiên Tân). Đây là vùng tập trung nhiều siêu đô thị từ 10 triệu người trở lên (Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu), và hàng loạt các đô thị từ 5 đến dưới 10 triệu người.
+ Vùng phía Tây dân cư thưa thớt, mật độ dân số trung bình chỉ ở mức dưới 50 người/km2, thấp hơn vùng phía đông từ 10-20 lần. Vùng này không có các đô thị lớn mà chỉ có vài đô thị nhỏ dưới 5 triệu người (La Xa, U-rum-si, Tây Ninh, Lan Châu).
Vận dụng 3
Tìm hiểu chính sách giáo dục của Trung Quốc và mối quan hệ của Việt Nam – Trung Quốc trong lĩnh vực giáo dục.
Lời giải:
(*) Thông tin tham khảo
– Chính sách giáo dục của Trung Quốc:
+ Trung Quốc rất chú ý đến giáo dục và phát triển khoa học – công nghệ, đào tạo cán bộ kĩ thuật và quản lí. Nhà nước Trung Quốc đề ra nhiều biện pháp chính sách để nhằm phát huy tài năng của đất nước, coi trọng chất xám. Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng với lao động phức tạp.
+ Đến nay Trung Quốc có khoảng 10 triệu sinh viên, 4 vạn tiến sĩ, 40 vạn thạc sĩ, số người làm công tác khoa học là 3 triệu người. Ngoài ra Trung Quốc còn cử rất nhiều chuyên gia ra nước ngoài học tập để tiếp cận và nâng cao tay nghề cho người lao động ở những chuyên ngành sản xuất mới, đòi hỏi hàm lượng khoa học – kĩ thuật cao.
– Mối quan hệ của Việt Nam – Trung Quốc trong lĩnh vực giáo dục:
+ Quan điểm của Việt Nam là tăng cường quan hệ hợp tác với Trung Quốc trên lĩnh vực giáo dục đào tạo, khuyến khích sinh viên Việt Nam du học Trung Quốc.
+ Hiện nay, có khoảng 10 nghìn lưu học sinh Việt Nam đang học tại các trường đại học của Trung Quốc, và có khoảng 3 nghìn lưu học sinh Trung Quốc đang học tập tại Việt Nam.
+ Các nhà hoạch định chính sách đều cho rằng, do có nhiều nét tương đồng nên việc đẩy mạnh giao lưu sâu rộng giữa hai nước Việt – Trung về giáo dục đào tạo sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hai nước.
+ Thực tiễn phát triển nền giáo dục, đào tạo ở Việt Nam cho thấy, dù bối cảnh khu vực và thế giới luôn thay đổi, mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt – Trung có lúc thăng trầm, nhưng trong sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình giảng dạy văn học, văn hóa phương Đông, tư tưởng phương Đông cho các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn, thì nền văn hóa, văn học, triết học Trung Quốc cổ, cận, hiện đại luôn luôn được đề cập xứng đáng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 11 Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc Soạn Địa 11 Cánh diều trang 118, 119, 120, 121, 122, 123 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.