Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 11 Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á Soạn Địa 11 Kết nối tri thức trang 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức trang 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60 giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi phần hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á thuộc phần Khu vực Đông Nam Á.

Giải Địa lí 11 bài 12 Kết nối tri thức giúp các em học sinh hiểu được kiến thức tình hình phát triển kinh tế của các nước khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án nhanh chóng hơn.

Trả lời Kiến thức mới Địa 11 Bài 12

I. Tình hình phát triển kinh tế

Câu hỏi: Dựa vào nội dung mục I, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á

Tham khảo thêm:   Thông tư 13/2019/TT-BTC Hướng dẫn mới về đăng ký giao dịch chứng khoán

Gợi ý đáp án

– Khu vực Đông Nam Á có quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000-2020. Cơ cấu kinh tế các nước đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

II. Các ngành kinh tế

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Câu hỏi: Khai thác thông tin mục 1 và hình 12.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của khu vực Đông Nam Á.

Gợi ý đáp án

– Quá trình công nghiệp hóa làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng:

+ Giảm tỉ trọng nông nghiệp.

+ Tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, trong đó đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
* Nông nghiệp:

– Cây lương thực: cây chính là lúa, phân bố ở đồng bằng châu thổ, ven biển.

– Cây công nghiệp nhiệt đới rất đa dạng, giá trị cao, phân bố trên các cao nguyên màu mỡ.

* Công nghiệp:

– Phổ biến các ngành: luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, lọc dầu, thực phẩm…

– Phân bố: các trung tâm công nghiệp gần biển thuận tiện trao đổi hàng hóa

2. Công nghiệp

Câu hỏi: Khai thác thông tin mục 2 và hình 12.3, hãy trình bày và giải thích sự phát triển ngành công nghiệp của khu vực Đông Nam Á.

Gợi ý đáp án

– Công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành quan trong như cơ khí chế tạo, điện tử- tin học,..

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 6 Unit 5: Puzzles and Games Soạn Anh 6 trang 71 sách Chân trời sáng tạo

Các ngành công nghiệp chủ yếu của Đông Nam Á:

– Công nghiệp luyện kim (ở Mi-an-ma, Việt Nam, Phi-lip-pin).

– Công nghiệp chế tạo máy (ở Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a…).

– Công nghiệp hóa chất, lọc dầu (Việt Nam, In- đô-nê-xi-a, Thái Lan).

– Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm (Việt Nam, Mi-an-ma, Phi-lip-pin…).

⟹ Các ngành công nghiệp phân bố chủ yếu ở vùng ven biển hoặc các đồng bằng châu thổ thuộc các quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản và nông nghiệp tại chỗ phong phú.

Giải Luyện tập, Vận dụng Địa lý 11 Bài 12

Luyện tập

Dựa vào bảng 12.2 hãy vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng cao su của khu vực Đông Nam Á và thế giới trong giai đoạn 2000 – 2020. Nêu Nhận xét.

Gợi ý đáp án 

a.

b) Nhận xét:

– Trong giai đoạn 2000 – 2020, sản lượng cao su của khu vực Đông Nam Á và thế giới đều tăng. Cụ thể:

+ Sản lượng cao su của khu vực Đông Nam Á tăng: 5,4 triệu tấn.

+ Sản lượng cao su của thế giới tăng: 6,9 triệu tấn.

– Sản lượng cao su của khu vực Đông Nam Á luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản lượng cao su toàn thế giới. Cụ thể:

+ Năm 2000, sản lượng cao su của Đông Nam Á chiếm 74.6% sản lượng toàn cầu.

+ Năm 2010, sản lượng cao su của Đông Nam Á chiếm 74.1% sản lượng toàn cầu.

Tham khảo thêm:   Rules Of Survival: Cách sử dụng khiên hiệu quả nhất

+ Năm 2020, sản lượng cao su của Đông Nam Á chiếm 76.4% sản lượng toàn cầu.

Vận dụng

Tìm hiểu về thông tin một sản phẩm xuất khẩu của Đông Nam Á.

Gợi ý đáp án

(*) Tham khảo

– Lúa gạo là cây lương thực truyền thống và quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á. Sản lượng lúa ngày càng tăng, nhờ vậy các quốc gia Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu về lương thực và có xuất khẩu.

– Năm 2020, sản lượng lúa gạo của khu vực Đông Nam Á đạt 190,1 triệu tấn (chiếm khoảng 24,7% sản lượng lúa gạo toàn cầu). Inđônêxia là nước có sản lượng lúa gạo lớn nhất khu vực Đông Nam Á (54,6 triệu tấn, đứng thứ ba thế giới năm 2020).

– Hiện nay, Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 11 Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á Soạn Địa 11 Kết nối tri thức trang 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *