Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 11 Bài 11: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á Soạn Địa 11 Kết nối tri thức trang 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức trang 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52 giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi phần hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng bài 11: Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á thuộc phần Khu vực Đông Nam Á.

Giải Địa lí 11 bài 11 Kết nối tri thức giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án nhanh chóng hơn.

Trả lời Kiến thức mới Địa 11 Bài 11

I. Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí

Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin mục I và hình 11.1, hãy:

Câu hỏi 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á.

Gợi ý đáp án

– Vị trí địa lí:

  • Nằm ở phía đông nam châu Á, trong khu vực nội chí tuyến.
  • Phía bắc giáp khu vực Đông Á, phía tây giáp khu vực Nam Á và vịnh Ben-gan, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía nam giáp Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ Dương.
  • Có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a, nơi giao thoa của các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng.
Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Đăk Nông năm học 2010 - 2011 môn Tiếng Anh - Có đáp án Sở GD&ĐT Đăk Nông

– Phạm vi lãnh thổ:

  • Kéo dài từ 10 độ N đến 28 độ B và 92 độ Đông đến 152 độ Đông.
  • Bao gồm 11 quốc gia: hệ thống bán đảo, đảo và quần đảo đan xen biển và vịnh phức tạp
  • Diện tích: khoảng 4,5 triệu km2.

Câu hỏi 2: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.

Gợi ý đáp án

– Thuận lợi:

  • Có nguồn tài nguyên phong phú, thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế.
  • Có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua, đặc biệt có eo biển Ma-lắc-ca là một trong những đầu mối hàng hải lớn, góp phần vận chuyển hàng hoá từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á đến Đông Á và ngược lại.
  • Có vị trí địa – chính trị quan trọng, là nơi giao thoa của các nền văn hoá lớn khiến khu vực có nền văn hoá đa dạng và đặc sắc.

– Khó khăn:

  • Thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai như bão, động đất, núi lửa, sóng thần,…
  • Sự đa dạng về văn hóa gây ảnh hưởng trực tiếp đến vấn để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng trong khu vực.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Nhiệm vụ 2: Dựa vào thông tin mục II và hình 11.1, hãy:

Câu hỏi 1: Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á.

Gợi ý đáp án

Đặc điểm tự nhiên:

– Đông Nam Á lục địa:

  • Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Bắc – Nam, xen giữa núi là các thung lũng rộng, ven biển có đồng bằng phù sa màu mỡ.
  • Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • Mạng lưới sông ngòi dày đặc với nhiều sông lớn như sông Mê Công, Mê Nam,… chế độ nước theo mùa.
Tham khảo thêm:   Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay lớp 12 THPT tỉnh Quảng Trị năm 2013 môn Toán - Có đáp án Sở GD&ĐT Quảng Trị

– Đông Nam Á biển đảo:

  • Nhiều đảo với nhiều núi lửa, ít sông lớn nên ít đồng bằng lớn.
  • Khí hậu xích đạo và nhiệt đới ẩm.
  • Sông thường ngắn và có nhiều nước.
  • Tài nguyên thiên nhiên:
  • Sinh vật: Phong phú, đa dạng bậc nhất thế giới với 2 hệ sinh thái chính là rừng nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa. Có nhiều loài gỗ quý, trữ lượng lớn.
  • Khoáng sản: đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn như thiếc, than đá, sắt, bô-xít, dầu mỏ, khí tự nhiên,…
  • Biển: Có vùng biển rộng, giàu hải sản, khoáng sản, nhiều bãi biển đẹp và nhiều vịnh biển có thể xây dựng các cảng nước sâu,… => Phát triển kinh tế biển.

Câu hỏi 2: Phân tích ảnh hưởng của một trong các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.

Gợi ý đáp án

Ảnh hưởng của khí hậu đến phát triển kinh tế:

  • Đại bộ phận khu vực Đông Nam Á nằm trong các đới khí hậu xích đạo và nhiệt đới => Nhiệt độ cao (trung bình từ 21°C đến 27°C), độ ẩm lớn (trung bình trên 80%), lượng mưa nhiều (trung bình từ 1 000 mm đến 2 000 mm).
  • Đông Nam Á lục địa và phần lớn lãnh thổ Phi-líp-pin có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa là chủ yếu. Khu vực Đông Nam Á hải đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu xích đạo và cận xích đạo. Ngoài ra, khí hậu còn có sự phân hoá theo đai cao.

=> Khí hậu trong khu vực thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, du lịch và cư trú.

Tuy nhiên, khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt,… Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng đang trực tiếp ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, đặc biệt ở các khu vực ven biển.

Giải Luyện tập, Vận dụng Địa lý 11 Bài 11

Luyện tập 1

Thiên nhiên nhiệt đới có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp khu vực Đông Nam Á?

Tham khảo thêm:   Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn thành phố Hà Nội năm học 2017 - 2018 (Chuyên Văn) Đề thi vào lớp 10 môn Văn 2017

Gợi ý đáp án

– Tác động tích cực:

+ Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài động – thực vật, đặc biệt là cây lúa nước

+ Sự phân mùa khí hậu làm cho sản phẩm nông nghiệp đa dạng.

– Tác động tiêu cực:

+ Nền nhiệt và độ ẩm dồi dào nên có nhiều dịch bệnh phá hoại mùa màng và vật nuôi.

+ Lượng mưa tập trung vào một mùa dẫn đến lũ lụt, một mùa ít mưa dẫn đến khô hạn, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Luyện tập 2

Dựa vào bảng 11.2, hãy so sánh và rút ra nhận xét về số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên của một số nước Đông Nam Á.

Gợi ý đáp án

– Nhận xét:

+ Trong giai đoạn 2000 – 2020, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên ở các nước Đông Nam Á còn thấp hơn so với các nước phát triển, tuy nhiên, tình trạng này đang dần được cải thiện. Ví dụ như: ở Lào: từ 3,9 năm (2000) đã tăng lên 5,4 năm vào năm 2020; ở Việt Nam từ 5,6 năm (200)) tăng lên 8,4 năm vào năm 2020,…

+ Số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên có sự chênh lệch giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó: Xin-ga-po và Bru-nây là 2 quốc gia có số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên cao nhất; thấp nhất là Lào và Mi-an-ma.

Vận dụng

Câu hỏi: Sưu tầm thông tin về điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội của một nước ở khu vực Đông Nam Á.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 11 Bài 11: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á Soạn Địa 11 Kết nối tri thức trang 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *