Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 10 Bài 8: Khí áp, gió và mưa Soạn Địa 10 trang 29 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Địa lí 10 trang 29→35 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 8: Khí áp, gió và mưa thuộc chương 3: Khí quyển.

Giải Địa lí 10 Bài 8: Khí áp, gió và mưa các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng của Bài 8 chương 3 trong sách giáo khoa Địa lí 10 Cánh diều. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Lý thuyết Khí áp, gió và mưa

a. Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất

– Trên bề mặt Trái Đất có hai đai khí áp cao cực, hai đai khí áp thấp ôn đới, hai đai khí áp cao cận nhiệt đới, và đai áp thấp xích đạo.

– Sự hình thành của các đai khí áp có nguồn gốc nhiệt và động lực.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp đáp án Hoạt Động Nhẫn Giả trong Làng Lá Phiêu Lưu Ký

+ Đai áp thấp Xích đạo (nguyên nhân nhiệt lực): vùng Xích đạo có nhiệt độ cao không khí bị đốt nóng, nở ra, tạo thành đai áp thấp xích đạo.

+ Đai áp cao cận chí tuyến (nguyên nhân động lực): không khí bốc lên cao từ vùng Xích đạo, di chuyển tới 2 vùng chí tuyến và dồn xuống, sức nén không khí tăng.

+ Vùng Bắc Cực và Nam Cực (nguyên nhân nhiệt lực): do nhiệt độ rất thấp, sức nén không khí tăng, hình thành nên các đai áp cao cực.

+ Đai áp thấp ôn đới (nguyên nhân động lực): từ các đai áp cao cận chí tuyến và vùng cực, không khí di chuyển về vùng ôn đới, gặp nhau và bốc lên cao, sức nén không khí giảm.

+ Các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các khu vực khí áp riêng biệt, do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

b. Nguyên nhân sự thay đổi khí áp: Do sự thay đổi của độ cao, nhiệt độ, độ ẩm không khí.

– Càng lên cao, không khí càng loãng, sức nén của không khí càng giảm nên khí áp càng nhỏ.

– Nhiệt độ tăng làm không khí nở ra, tỉ trọng của không khí giảm đi nên khí áp giảm.

– Không khí có độ ẩm cao thì khí áp giảm. Khi nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên chiếm dần chỗ của không khí khô, làm khí áp giảm.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 sách Chân trời sáng tạo Ôn thi học kì 2 môn HĐTN, HN 8 (Có đáp án)

Giải Luyện tập, vận dụng Địa lý 10 bài 8

Luyện tập 1

Trình bày nguyên nhân hình thành các đai khí áp cận nhiệt đới và ôn đới trên Trái Đất.

Gợi ý đáp án

– Tại xích đạo, không khí bị đốt nóng nở ra thăng lên cao nên ở đây hình thành đai áp thấp xích đạo. Đến tầng bình lưu, không khí chuyển động theo luồng ngang về phía hai cực, nhiệt độ hạ thấp và bị lệch hướng do tác động của lực Cô-ri-ô-lit nên giáng xuống vùng cận chí tuyến, tạo nên đai áp cao cận nhiệt đới.

– Không khí chuyển động từ áp cao cực và từ chí tuyến về ôn đới gặp nhau thăng lên cao, tạo nên đai áp thấp ôn đới.

Luyện tập 2

Dựa vào sơ đồ sau, hãy lựa chọn và phân tích một trong các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái Đất.

Gợi ý đáp án

– Học sinh lựa chọn một nhân tố để phân tích.

– Frông

+ Frông là mặt tiếp xúc của hai khối khí có nguồn gốc và tính chất vật lí khác nhau, nơi không khí bị nhiễu loạn và sinh ra mưa.

+ Dọc các frông nóng cũng như frông lạnh, không khí nóng bị đẩy lên cao tạo thành mây và gây mưa, đó là mưa frông.

+ Các khối khí nóng ẩm trong vùng nội chí tuyến tiếp xúc với nhau tạo thành dải hội tụ nhiệt đới, gây mưa lớn, đó là mưa dải hội tụ. Lượng mưa dải hội tụ lớn hơn rất nhiều so với mưa frông.

Tham khảo thêm:   Công văn 987/2013/BGDĐT-TCCB Báo cáo tình hình thực hiện Luật Bình đẳng giới và văn bản hướng dẫn Luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

– Dòng biển

+ Những nơi có dòng biển nóng chảy qua có mưa nhiều vì phía trên dòng biển nóng không khí thường chứa nhiều hơi nước.

+ Những nơi có dòng biển lạnh chảy qua có mưa ít vì phía trên dòng biển lạnh, không khí lạnh nên hơi nước không bốc lên được.

Vận dụng

Ở nước ta có những loại gió nào hoạt động? Vì sao?

Gợi ý đáp án

Ở nước ta có một số loại gió sau hoạt động

– Gió Tín phong (gió Mậu dịch) do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc -> Gió này hoạt động quanh năm trong khu vực nội chí tuyến.

– Gió mùa: nước ta nằm trong khu vực có gió mùa điển hình trên thế giới. Mùa đông gió có hướng Đông Bắc, mùa hạ gió có hướng Tây Nam và Đông Nam. Gió mùa ảnh hưởng sâu sắc đến khí hậu nước ta.

– Một số gió địa phương khác: gió đất, gió biển, gió fơn, gió thung lũng, gió núi,…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 10 Bài 8: Khí áp, gió và mưa Soạn Địa 10 trang 29 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *