Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 10 Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất Soạn Địa 10 trang 22 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Địa lí 10 trang 22, 23, 24, 26 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thuộc chương 2: Thạch quyển.

Giải Địa lí 10 Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng của Bài 6 chương 2 trong sách giáo khoa Địa lí 10 Cánh diều. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Trả lời câu hỏi Địa lí 10 bài 6 Cánh diều

I. Khái niệm và nguyên nhân của ngoại lực

Câu 1: Đọc thông tin, hãy trình bày khái niệm và nguyên nhân chủ yếu của ngoại lực.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Kể lại một trải nghiệm của em ngắn gọn (2 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6

Gợi ý đáp án

* Khái niệm của ngoại lực: là lực sinh ra bên ngoài bề mặt Trái Đất.

* Nguyên nhân chủ yếu của ngoại lực: do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.

II. Tác động của ngoại lực đến địa hình

Câu 2: Đọc thông tin và quan sát hình 6.1, hình 6.2, hãy trình bày tác động của quá trình phong hóa đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

Gợi ý đáp án

* Tác động của quá trình phong hóa đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất:

– Phong hóa lí học:

+ Đá nứt vỡ, thay đổi kích thước, không thay đổi thành phần hóa học.

+ Làm khối đá bị tách vỡ do nước trong các khe nứt bị đóng băng vào ban đêm hoặc vào mùa đông.

– Phong hóa hóa học:

+ Phá hủy, làm biến đổi thành phần, tính chất của đá và khoán vật do tác động của nước, nhiệt độ, các hóa chất tan trong nước.

+ Tạo nên những dạng địa hình cac-xtơ trên bề mặt và cac-xtơ ngầm.

Giải Luyện tập, vận dụng Địa lý 10 bài 6

Câu 1

Trong bốn quá trình phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ, các quá trình nào trực tiếp làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất?

Gợi ý đáp án

Các quá trình trực tiếp làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất là:

  • Bóc mòn
  • Bồi tụ.

Câu 2

Tại sao quá trình bóc mòn và bồi tụ do dòng nước ở nước ta phát triển mạnh? Các quá trình này tác động đến địa hình nước ta như thế nào?

Tham khảo thêm:   Thông tư số 18/2009/TT-BLĐTBXH Ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Gợi ý đáp án 

Ở Việt Nam quá trình bóc mòn và bồi tụ do dòng nước ở nước ta phát triển mạnh do các nguyên nhân:

  • Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi đặc biệt có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm nên lượng mưa.
  • Có đường bờ biển dài 3260 km, chịu sự ảnh hưởng của thủy triều, núi cao ăn ra tận biển.

* Các quá trình này tác động đến địa hình nước ta:

– Tác động của xâm thực với các dòng nước chảy trên mặt ở miền núi nước ta nên đã hình thành nên những cánh đồng giữa núi tương đối rộng lớn:

  • Mường Thanh
  • Mường Lò, Sơn La
  • Hòa Bình,…

– Tác động của bóc mòn có nhiều vịnh biển:

  • Vịnh Hạ Long
  • Vịnh Cam Ranh,…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 10 Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất Soạn Địa 10 trang 22 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *