Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất Soạn Địa 10 trang 18 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Địa lí 10 trang 11, 12, 15 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 5: Thạch quyển – Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thuộc chương 2: Thạch quyển.

Giải Địa lí 10 Bài 5: Thạch quyển – Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng của Bài 5 chương 2 trong sách giáo khoa Địa lí 10 Cánh diều. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Trả lời câu hỏi Địa lí 10 bài 5 Cánh diều

I. Thạch quyển

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hãy trình bày khái niệm thạch quyển và phân biệt thạch quyển với vỏ Trái Đất.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử vào lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THCS Trương Công Định, Hải Phòng Đề thi minh họa vào lớp 10 môn Toán

Hướng dẫn giải:

* Khái niệm thạch quyển: Là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên lớp man-ti. Thành phần cấu tạo chủ yếu là các đá ở thể rắn. Giới hạn dưới của thạch quyển ở độ sâu khoảng 100 km, độ dày không đồng nhất, mỏng ở vỏ đại dương, dày hơn ở vỏ lục địa.

* Phân biệt thạch quyển với vỏ Trái Đất

– Thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của các hành tinh có đất đá. Trên Trái Đất, thạch quyển bao gồm lớp vỏ và tầng trên cùng nhất của lớp phủ (lớp phủ trên hoặc thạch quyển dưới), được kết nối với lớp vỏ.

– Lớp vỏ là một phần của thạch quyển và là lớp ngoài cùng của hành tinh, lớp vỏ các hành tinh là hỗn hợp của các chất ít đậm đặc hơn so với các lớp sâu bên trong của chúng.

II. Khái niệm và nguyên nhân của nội lực

Câu 2: Đọc thông tin, hãy trình bày khái niệm và nguyên nhân của nội lực.

Hướng dẫn giải:

* Khái niệm của nội lực: là lực sinh ra từ bên trong Trái Đất.

* Nguyên nhân của nội lực: do nguồn năng lượng từ quá trình phân hủy các chất phóng xạ, sự sắp xếp vật chất theo trọng lực, năng lượng của các phản ứng hoá học,… xảy ra bên trong Trái Đất.

Giải Luyện tập, vận dụng Địa lý 10 bài 5

Câu 1

Trình bày tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

Tham khảo thêm:   Bảng lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo Quân đội mới nhất hiện nay Cách tính lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo Quân đội năm 2017

Gợi ý đáp án 

*Tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất: Thông qua các vận động kiến tạo, làm biến dạng vỏ Trái Đất, tạo nên sự thay đổi địa hình: làm cho các lục địa nâng lên hay hạ xuống, uốn nếp hay đứt gãy, gây ra động đất hay núi lửa…

Câu 2

Hãy nêu ví dụ về địa hình được tạo thành chủ yếu do nội lực mà em biết ở nước ta.

Gợi ý đáp án 

* Ví dụ:

– Cao nguyên ba-dan ở Tây nguyên nước ta hình thành do dọc theo các đứt gãy, hoạt động núi lửa phun trào mac-ma trên diện rộng.

– Miền núi Tây Bắc Việt Nam do hiện tượng uốn nếp, cường độ uốn nếp mạnh tạo thành.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất Soạn Địa 10 trang 18 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *