Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp Soạn Địa 10 trang 69 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Địa lí 10 trang 69,70, 71, 72 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp thuộc chương 10: Địa lí ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

Giải Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng của trang 69→72. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu Soạn Địa lí 10 Bài 24 Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức mới Địa 10 Bài 24

1. Ngành trồng trọt

Câu hỏi 1 trang 69

Dựa vào thông tin trong mục a, hãy nêu vai trò của ngành trồng trọt.

Gợi ý đáp án

Vai trò

– Tạo việc làm, giúp ổn định cuộc sống cho một bộ phận lớn cư dân nông thôn.

– Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. Là cơ sở để phát triển chăn nuôi và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

– Góp phần đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.

Câu hỏi 2 trang 69

Đọc thông tin trong mục b, hãy trình bày đặc điểm của ngành trồng trọt.

Gợi ý đáp án

– Sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ.

– Cây trồng được chia thành các nhóm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả,…

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Kể lại đoạn trích Cảnh ngày xuân bằng văn xuôi (Dàn ý + 5 mẫu) Những bài văn hay lớp 9

– Việc bảo quản sản phẩm của ngành trồng trọt đòi hỏi nhiều về đầu tư và công nghệ.

– Ngành trồng trọt ngày càng gắn chặt với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ.

Câu hỏi trang 71 

Dựa vào thông tin, các bản đồ và hình ảnh trong mục c, hãy:

– Kể tên các cây lương thực chính và một số cây công nghiệp trên thế giới.

– Trình bày và giải thích sự phân bố của các cây lương thực và một số cây công nghiệp.

Gợi ý đáp án

Đặc điểm

– Các cây lương thực và cây công nghiệp chính

+ Các cây lương thực chính được con người sản xuất là lúa gạo, lúa mì và ngô.

+ Cây công nghiệp rất đa dạng. Dựa vào công dụng, cây công nghiệp được chia thành các nhóm: cây lấy đường (mía, củ cải đường,…), cây lấy sợi (bông, đay, cói,…), cây lấy dầu (đậu tương, lạc,…), cây cho chất kích thích (chè, cà phê, ca cao,…), cây lấy nhựa (cao su,…),…

– Sự phân bố của các cây lương thực và một số cây công nghiệp

+ Cây lương thực: phân bố chủ yếu ở hạ lưu các con sông, vùng đồng bằng, ven biển [Cây lúa gạo]; Phân bố ở vùng ôn đới, cận nhiệt [cây ngô, cây lúa mì] -> Sự phân bố cây lương thực phù hợp với điều kiện sinh thái, các điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất và nguồn nước).

+ Cây công nghiệp: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Trung và Nam Phi, châu Âu, Trung và Nam Mĩ -> Sự phân bố một số loại cây công nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái, các điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất và nguồn nước).

2. Ngành chăn nuôi

Câu hỏi trang 71

Dựa vào thông tin trong mục a, hãy nêu vai trò của ngành chăn nuôi.

Gợi ý đáp án

Vai trò

– Chăn nuôi cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao cho con người.

– Sản phẩm ngành chăn nuôi là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất tiêu dùng.

Tham khảo thêm:   Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 3 môn Hoạt động trải nghiệm Tiểu học Đáp án tự luận Module 3 môn HĐTN

– Ngành chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.

– Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị, tăng GDP của đất nước.

– Là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững.

Câu hỏi trang 72 

Đọc thông tin trong mục b, hãy trình bày đặc điểm của ngành chăn nuôi.

Gợi ý đáp án

Đặc điểm

– Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn.

– Đối tượng của ngành chăn nuôi là các vật nuôi nên phải tuân theo các quy luật sinh học.

– Chăn nuôi có thể phát triển tập trung hay di động, phân tán theo quy mô nhỏ hoặc quy mô lớn. Do đó hình thành và xuất hiện ba hình thức chăn nuôi khác nhau: chăn nuôi tự nhiên (chăn thả), chăn nuôi công nghiệp (trang trại hiện đại), chăn nuôi sinh thái (điều kiện như tự nhiên nhưng do con người tạo ra).

– Chăn nuôi là ngành sản xuất cho nhiều sản phẩm cùng lúc. Do vậy, tuỳ theo mục đích sản xuất mà quyết định sản phẩm chính, sản phẩm phụ và lựa chọn phương hướng đầu tư.

– Ngành chăn nuôi hiện đại áp dụng các công nghệ tiên tiến, kĩ thuật gen, liên kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến.

Trả lời Luyện tập, vận dụng Địa lí 10 Bài 24 trang 72

Luyện tập 1

Nêu một số cây trồng, vật nuôi ở vùng nhiệt đới.

Gợi ý đáp án

Một số cây trồng, vật nuôi ở vùng nhiệt đới

– Cây trồng

+ Cây lương thực: lúa gạo, ngô.

+ Cây công nghiệp: cây lấy đường (mía, củ cải đường,…), cây lấy sợi (bông, đay, cói,…), cây lấy dầu (đậu tương, lạc,…), cây cho chất kích thích (chè, cà phê, ca cao,…), cây lấy nhựa (cao su,…),…

– Vật nuôi

+ Gia súc: trâu, bò, lợn, cừu, dê.

+ Gia cầm: gà, vịt,…

Luyện tập 2

Ngành chăn nuôi phát triển có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển ngành trồng trọt và các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

Gợi ý đáp án

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Starter Unit: Từ vựng Từ vựng Starter Unit sách Chân trời sáng tạo

Ngành chăn nuôi phát triển có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển ngành trồng trọt và các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

– Sản phẩm ngành chăn nuôi là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất tiêu dùng -> Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị, tăng GDP của đất nước.

– Ngành chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển: chăn nuôi cung cấp phụ phẩm/phân bón cho ngành trồng trọt và tiêu thụ các sản phẩm của ngành trồng trọt; ngành chăn nuôi là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững

Vận dụng

Sưu tầm thông tin, tìm hiểu tình hình phát triển nông nghiệp ở một đất nước có nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến (ví dụ: Hoa Kỳ, I-xra-en,…).

Gợi ý đáp án

– Học sinh tìm kiếm thông tin qua sách, báo hoặc internet.

– Ví dụ nông nghiệp ở I-xra-en.

Ngành nông nghiệp Israel phát triển ở trình độ cao. Bất chấp điều kiện địa lý không thích hợp cho nông nghiệp, Israel là một nhà xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. Hơn một nửa diện tích đất là sa mạc, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước hoàn toàn không thích hợp cho nông nghiệp. Tính đến năm 2014, 24,2% diện tích Israel là đất nông nghiệp.

Hiện nay, nông nghiệp chiếm 2,5% tổng GDP và 3,6% giá trị xuất khẩu. Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động trong nước, Israel tự sản xuất được 95% nhu cầu thực phẩm, phần còn lại được bổ sung từ việc nhập khẩu ngũ cốc, các loại hạt lấy dầu, thịt, cà phê, ca cao, đường.

Israel là nơi khai sinh ra hai loại hình cộng đồng nông nghiệp độc đáo, cộng đồng hợp tác xã Kibbutz và Moshav, hình thành từ những người Do Thái hồi hương từ khắp nơi trên thế giới.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp Soạn Địa 10 trang 69 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *